Giải pháp tăng cờng sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự về miễn trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt nam (Trang 121 - 125)

6. Khoản 3 Điều

3.3.5. Giải pháp tăng cờng sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự về miễn trách nhiệm hình sự

nghiệm lập pháp hình sự về miễn trách nhiệm hình sự

Trong xu thế mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, thì hợp tác giữa nớc ta với các nớc khác trên thế giới về lĩnh vực t pháp là rất cần thiết. Trên cơ sở đảm bảo độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, đòi hỏi cần nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan t pháp, về đào tạo cán bộ t pháp, về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về kỹ thuật lập pháp các Bộ luật, các chế định hay quy phạm pháp luật... Do đó, việc tăng cờng sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự nói chung, các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng có ý nghĩa quan trọng và là tất yếu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về chế định này đòi hỏi chúng ta phải tham khảo trớc hết pháp luật hình sự các nớc có kinh nghiệm lập pháp, các nớc khu vực và các nớc có quan hệ truyền thống. Ví dụ: miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Liên Bang Nga, Vơng quốc Anh); miễn trách nhiệm hình sự do hòa hoãn giữa ngời bị hại và ngời phạm tội (Liên bang Nga, Thụy Điển)...[18], [96], [97]. Những quy định này có thể tham khảo để hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, khi tham khảo chúng ta phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, phù hợp với thực tiễn xét xử và có tính đến sự đồng bộ với các văn bản và đạo luật khác liên quan trong hệ thống pháp luật. Ngoài ra, để có kinh nghiệm lập pháp hình sự về miễn trách nhiệm hình sự, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc nh:

Thứ nhất, Bộ T pháp cần chủ trì hoặc cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác (nh: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ

Công an...) tiếp tục cho dịch và in Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự của các nớc (vì hiện nay chúng ta mới cho dịch và in các Bộ luật này của một số n- ớc), đặc biệt là một số nớc có kinh nghiệm lập pháp phát triển và các nớc có quan hệ truyền thống với nớc ta. Bởi lẽ, hiện nay chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lu và hợp tác về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực với các nớc này, đòi hỏi cần phải tìm hiểu pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của nớc họ.

Thứ hai, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, cần cử các đoàn cán bộ bao gồm không chỉ các nhà khoa học luật hình sự, mà còn các cán bộ hoạt động thực tiễn (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán...) đi nghiên cứu, học tập và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự và lập pháp tố tụng hình sự nói chung, về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng của các nớc tiên tiến trên thế giới, cũng nh tham khảo các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn các nớc ra sao để qua đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật nớc nhà.

kết luận

Việc nghiên cứu đề tài "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam" trong luận văn cao học này cho phép đa ra một số kết luận chung dới đây.

1. Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nớc ta đối với ngời phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích ngời phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo tốt để hòa nhập với cộng đồng. Việc quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam chế định này thể hiện phơng châm đúng đắn của đờng lối xử lý về hình sự, -đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nớc với các biện pháp tác động xã hội khác để cải tạo, giáo dục ngời phạm tội, bằng cách đó hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự.

2. Miễn trách nhiệm hình sự cũng có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Có thể khẳng định rằng, khái niệm và cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ khái niệm và cơ sở của trách nhiệm hình sự. Cho nên, giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và việc áp dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nớc, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

3. Mặc dù những trờng hợp miễn trách nhiệm hình sự đã đợc quy định một cách chính thức và cụ thể trong Bộ luật hình sự nhng đối với mỗi trờng hợp miễn trách nhiệm hình sự thì việc hiểu rõ bản chất của nó để áp dụng trong thực tiễn còn nhiều vấn đề cha rõ ràng và cha thống nhất. Vì thế, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan t pháp hình sự có thẩm quyền nhiều khi còn áp

dụng cha đúng với quy định của điều luật. Cho nên, trong thực tiễn xét xử cho thấy bên cạnh những quyết định miễn trách nhiệm hình sự có căn cứ và đúng pháp luật thì vẫn còn có một số trờng hợp miễn trách nhiệm hình sự không có căn cứ và cha đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm và ngời phạm tội, qua đó gây ảnh hởng lớn đến công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

4. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân hiện nay để nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự nói chung và luật hình sự nớc ta nói riêng, cũng nh để phù hợp với thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự các nớc, dới góc độ nhận thức-khoa học, nhà làm luật cần điều chỉnh chế định miễn trách nhiệm hình sự thành một chơng riêng biệt (độc lập) tơng ứng trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời ghi nhận bổ sung thêm một số trờng hợp thờng có trong thực tiễn xét xử có thể áp dụng chế định này. Bên cạnh đó, cũng cần có những giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn để việc áp dụng đảm bảo có căn cứ hợp pháp và đúng pháp luật.

5. ở một chừng mực nhất định, luận văn đã giải quyết đợc một số vấn đề lý luận - thực tiễn xung quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự, góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn chế định này dới góc độ nhận thức - khoa học không những là hớng nghiên cứu quan trọng, mà còn là việc làm cần thiết của khoa học luật hình sự nớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt nam (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w