Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngời có thẩm quyền quyết định việc áp dụng miễn trách

Một phần của tài liệu chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt nam (Trang 117 - 119)

6. Khoản 3 Điều

3.3.3.Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngời có thẩm quyền quyết định việc áp dụng miễn trách

nghiệp vụ của ngời có thẩm quyền quyết định việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ "Công tác cán

bộ của các cơ quan t pháp cha đáp ứng đợc yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ t pháp còn thiếu về số lợng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hởng đến kỷ c- ơng, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nớc...". Trong việc áp dụng pháp luật liên quan đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án nói chung, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự nói riêng cho thấy việc các cơ quan và ngời có thẩm quyền áp dụng cha đúng pháp luật dẫn đến bỏ lọt tội phạm và ngời phạm tội một phần do tinh thần trách nhiệm, năng lực trình độ và kinh nghiệm công tác của một số kiểm sát viên, cán bộ nghiệp vụ (nhất là cấp huyện) làm công tác kiểm sát điều tra còn hạn chế, dẫn đến việc nghiên cứu không đầy đủ, đề xuất không chính xác trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết định ở một số vụ án không đúng pháp luật. Hơn nữa, cũng phải nói đến một nguyên nhân nữa là do lãnh đạo Viện kiểm sát, các đơn vị nghiệp vụ có nơi cha quan tâm nhiều đến các thông tin, chứng cứ, tài liệu dẫn đến quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án trái pháp luật... [80], [86]. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết ở đây đòi hỏi phải nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ t pháp nói chung, ngời có thẩm quyền áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trong cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Cụ thể bồi dỡng chính trị và đạo đức, đặc biệt là học tập kiến thức để nâng cao nhận thức của cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán... về các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự để vận dụng pháp luật chính xác vào những trờng hợp cụ thể trên thực tế. Để làm đợc việc đó, đòi hỏi hàng quý, hàng năm các cơ quan t pháp phải nghiêm túc tiến hành nhận xét, đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ ý thức pháp luật của từng cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mình.

Trong lĩnh vực áp dụng các quy định pháp luật về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự cũng đòi hỏi cán bộ thực thi pháp luật trong công tác này phải nắm vững các

căn cứ (lý do) đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, căn cứ và những điều kiện miễn trách nhiệm hình sự, thẩm quyền quyết định, trình tự thủ tục trong pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự để việc áp dụng đợc công minh, chính xác và đúng pháp luật. Đặc biệt, tất cả cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán... cũng cần nắm vững các quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự vừa đợc Quốc hội nớc ta thông qua ngày 26/11/2003, nhất là các quy định liên quan đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt nam (Trang 117 - 119)