Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 90 - 103)

Ở các KCN, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và VSIP thường xuyên phối hợp với Phòng Lao động và thương binh xã hội, Liên đoàn Lao động huyện và các công đoàn cơ sở của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại các KCN trong kiểm tra, giám sát, đặc biệt hướng dẫn cho chủ doanh nghiệp, cán bộ phụ trách lao động tiền lương và cán bộ công đoàn cách phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống khi có tranh chấp. Điều quan trọng là phải thường xuyên rút kinh nghiệm cho các cuộc giám sát thật sự có hiệu quả, nắm bắt được tình hình mà không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Có như vậy thì hoạt động giám sát mới thật sự góp phần đưa các chính sách pháp luật vào thực tiễn, đồng thời giúp cơ quan hữu trách nhìn ra các khiếm khuyết để điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách vĩ mô phù hợp thực tế.

Củng cố và thực hiện hiệu quả cơ chế ba bên ở tỉnh Bình Dương

Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO – International Labour Organization). Đối thoại xã hội vừa là cách để xây dựng quan hệ lao động lành mạnh (thông qua trao đổi thông tin, tham vấn và đàm phán giữa NLĐ và NSDLĐ) vừa là mục tiêu của quá trình tạo dựng quan hệ lao động (tạo ra cơ chế dân chủ cho các bên tham gia). Đối thoại xã hội cần phải được thực hiện ở các cấp để đáp ứng vấn đề

nảy sinh ở mỗi cấp. Theo đó, căn cứ vào yêu cầu thực tế, phải có sự tham gia của người đại diện NLĐ (tổ chức công đoàn) và NSDLĐ (quan hệ hai bên); hoặc các sở, ngành chuyên môn, đại diện cho NLĐ và NSDLĐ (quan hệ ba bên). Đối thoại chỉ thành công khi các bên tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Để quan hệ lao động lành mạnh và bền vững thì nhất thiết phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế ba bên. Có như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên có liên quan mới được bảo vệ một cách có hiệu quả.

Nếu như ở cấp DN chỉ có sự hiện diện của cơ chế hai bên, thì ở cấp cao hơn: tỉnh, huyện – thị thì có cơ chế ba bên. Nhu cầu khách quan về dung hoà và điều tiết lợi ích giữa các bên với Nhà nước dẫn đến sự ra đời của cơ chế này. Theo đó lãnh đạo Nhà nước địa phương; đại diện NSDLĐ và đại diện NLĐ cùng nhau trao đổi, thảo luận, bàn bạc, đóng góp ý kiến nhằm giải quyết phù hợp và hiệu quả mọi vấn đề về lao động – xã hội, đảm bảo lợi ích của các bên trong sự ổn định bền vững, hài hoà.

Ở Việt Nam, cơ chế ba bên đã được nói tới trong Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02/4/2002, được quy định dưới nhiều hình thức tham khảo ý kiến khác (điều 56, 57, 123); các bên tham khảo và cùng quyết định (điều 10, 45, 54, 156). Đặc biệt, sự tham gia ba bên trong giải quyết tranh chấp lao động. Nghị định 145/2004 của Chính phủ ngày 14/7/2004 là cơ sở pháp lý của hoạt động cơ chế ba bên. Vấn đề là áp dụng cơ chế này vào từng địa phương cụ thể như thế nào để tạo nên và duy trì được mối quan hệ dân chủ và bình đẳng thực sự, để pháp luật có tính khả thi, hạn chế được mâu thuẫn và điều tiết hài hoà các lợi ích khác nhau trong quan hệ lao động.

Cơ chế ba bên được ILO đánh giá rất cao và coi đó là cơ chế hữu hiệu nhất để điều chỉnh quan hệ lao động. Ở tỉnh Bình Dương, việc tổ chức các cuộc gặp

mặt đối thoại ba bên giữa lãnh đạo UBND Tỉnh, huyện; NLĐ; NSDLĐ được thực hiện khi có vấn đề về tranh chấp lao động, những yêu cầu chính đáng của NLĐ kiến nghị chủ DN giải quyết, từ đó hạn chế thấp nhất các cuộc đình công trái pháp luật. Chương trình này cần được lãnh đạo tỉnh giao cho Liên đoàn Lao động Tỉnh, huyện; Sở và Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch không chỉ khi có vấn đề tranh chấp lao động mà hàng năm định kỳ phối hợp tổ chức các cuộc gặp mặt đối thoại ba bên, từ đó Nhà nước Tỉnh nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các bên tham gia LĐ từ đó có sự giúp đỡ thiết thực để DN phát triển.

Tóm lại, để thực hiện được việc xây dựng hoàn thiện các chính sách đối với NLĐ. Các Sở ban ngành chức năng như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các KCN, Liên đoàn lao động Bình Dương thường xuyên rà soát hệ thống pháp luật có liên quan đến quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu không phù hợp thuộc thẩm quyền thì loại bỏ những văn bản không còn phù hợp, sửa đổi bổ sung cho phù hợp, cần thiết thì ban hành văn bản mới. Nếu quá thẩm quyền thì đề xuất lên cấp trên giải quyết.

KẾT LUẬN

Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, là vấn đề cần thiết và cấp bách có ý nghĩa to lớn về cả mặt lý luận cũng như thực tiễn, luôn là mối quan tâm hàng đầu của người sử dụng lao động và người lao động. Giải quyết tốt mối quan hệ này, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, để góp phần tăng trưởng kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tăng thu ngân sách, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần giải quyết vấn đề lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu ở địa phương.

Về mặt lý luận, luận án đã nêu ra được các khái niệm về quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê trong chủ nghĩa tư bản, các điều kiện để phát triển mối quan hệ lao động. Nội dung đã phân tích các lợi ích, các dạng thu nhập và phân phối thu nhập giữa nhà đầu tư, Nhà nước và của người lao động trong thời kỳ quá độ hiện nay ở nước ta nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng.

Quan hệ lao động vốn dĩ là tập hợp các quan hệ đan xen với nhau trên nhiều lĩnh vực và thể hiện thông qua nhiều nội dung. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi ích trong quan hệ lao động về: kinh tế; chính trị, pháp lý; đời sống tập quán, tâm lý, văn hoá tinh thần.

Khẳng định vị trí, vai trò của mối quan hệ lao động trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Đó chính là động lực cơ bản để tăng năng suất lao động, nhân tố quan trọng hình thành con người mới có đủ tài năng và đạo đức để xây dựng và làm chủ xã hội giàu có, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phân tích và nhận xét về thực trạng quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, thông qua các số

liệu tổng kết của các sở ban ngành liên quan công bố trong trong thời điểm từ 2001 đến cuối năm 2006. Ngoài ra tác giả còn cập nhật số liệu, thông tin liên quan đến luận án qua văn bản pháp qui của Nhà nước, tạp chí chuyên ngành.

Tìm hiểu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quan hệ lao động ở Việt Nam nói chung và của Tỉnh nói riêng thời gian qua, lý giải các nguyên nhân dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật lao động kéo dài, tranh chấp lao động và đình công ngày càng tăng, gây tổn thất đáng kể cho nền kinh tế và cả xã hội. Qua đó, nội dung cũng đã nghiên cứu phân tích thấy được quan hệ nhân quả, giải thích được lý do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp được hưởng lương cao hơn các khu vực khác lại có tranh chấp lao động, đình lãn công có tần suất với số lượng người tham gia ngày càng cao.

Xác định những xu hướng ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Qua đó thấy được thử thách trước mắt do có khoảng cách rõ rệt giữa yêu cầu của tình hình mới và thực trạng quan hệ lao động hiện nay ở địa phương. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trong khu vực này. Hệ thống giải pháp được chia làm ba nhóm:

- Các giải pháp ở tầm vĩ mô, thuộc về trách nhiệm của Nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và các cơ quan quản lý lao động thuộc Sở Ban Ngành cấp dưới.

- Các giải pháp về phía tổ chức công đoàn chủ yếu là công đoàn cấp cơ sở. - Các giải pháp thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp – người sử dụng lao động.

Cuối cùng nêu lên một số kiến nghị với Nhà nước tỉnh Bình Dương nhằm xây dựng bền vững mối quan hệ này, điều kiện để thu hút nguồn nhân lực cần thiết trong giai đoạn phát triển kinh tế địa phương.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:

Lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp Bình Dương.

Bảng 2.2:

Số vụ tranh chấp đình lãn công từ năm 2001-2006. Bảng 2.3:

Trình độ văn hoá chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp Bình Dương.

Bảng 2.4:

Khó khăn của tổ chức công đoàn. Bảng 3.1:

Doanh nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương.

Bảng 3.2:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nghị định của Chính phủ số 118/NĐ-CP (15/9/2005), Điều chỉnh mức lương

tối thiểu chung.

5. Nghị định của Chính phủ số 168/2007/NĐ-CP (16/11/2007), Quy định về

mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam,.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - tổ chức Lao động quốc tế ILO (2001), Tài liệu hội thảo "Về vấn đề đổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam". 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2001), Số liệu thống kê lao động

thương binh xã hội ở Việt Nam 1996 -2000, nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin

(khối ngành Kinh tế), nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

9. Lý Bân (1999), Lý luận chung về phân phối xã hội chủ nghĩa, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

10. Các Mác và Aênghen (1994), toàn tập, tập 25, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

11. Phạm Đức Thành và Mai Đức Chánh (1998), Giáo trình kinh tế lao động, nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

12. Tổng cục thống kê (2002), Số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2000-

2001, nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

13. Trần Bạch Đằng (2002), Cải cách chế độ tiền lương, Kinh tế Sài Gòn, Số 50 và 51.

14. Nguyễn Ái Đoàn (02-2000), Lao động tiền lương và sự phát triển kinh tế, Nghiên cứu kinh tế, Số 261.

15. Lê Xuân Đình (12-2001), Mấy suy nghĩ về tiếp tục hoàn thiện chính sách

tiền lương, Tạp chí Cộng sản, Số 24.

16. Th.s Nguyễn Lan Hương (2001), Tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị

trường, Lao động và xã hội, Số 11.

17. PGS.TS Nguyễn Thị Cành (2005), Thị trường lao động TP.HCM trong quá

trình chuyển đổi ngành kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.

18. TSKH. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động – cơ sở lý luận và thực

tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

19. Khoa Kinh tế Phát triển (1999), trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Kinh tế

phát triển, tập 2, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

20. Cục Thống kê Bình Dương (2005), Số liệu thống kê lao động trong các khu

công nghiệp tỉnh Bình Dương, niêm giám thống kê 2006.

21. Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương (2006), Tổng kết năm 2006 và phương

hướng năm 2007, Báo cáo.

22. Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương (2006), Tình hình tranh chấp lao động

tập thể và đình công – kết quả, nguyên nhân, kiến nghị và giải pháp từ năm 1995 đến năm 2006, Báo cáo tổng hợp.

23. Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương (2007), Tình hình tranh chấp lao động

tập thể và đình công 10 tháng đầu năm 2007, Báo cáo.

24. Ban Quản lý các khu Công nghiệp tỉnh Bình Dương (2006), Báo cáo năm

2006 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2007, Báo cáo.

25. Ban Quản lý các khu Công nghiệp tỉnh Bình Dương (2006), Hoạt dộng của

các nhà dầu tư có vốn nước ngoài 2006, Báo cáo.

26. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (2006), Tổng kết

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...1

1. Lý do chọn đề tài:...1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:...3

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...3

Chương 1...5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG...5

1.1 CÁC KHÁI NIỆM...5

1.1.1 Quan hệ lao động...5

1.1.1.1 Khái niệm...5

1.1.1.2 Điều kiện xuất hiện quan hệ lao động và sự khác biệt giữa các quan hệ lao động trong các chế độ xã hội khác nhau ...6

1.1.2 Các hình thức biểu hiện quan hệ lao động...8

1.1.2.1 Tiền lương...8

1.1.2.2 Lợi nhuận (cổ tức), lợi tức...10

1.1.3 Mối quan hệ của các lợi ích trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay...10

1.1.3.1 Bản chất của mối quan hệ các lợi ích...10

1.1.3.2 Vai trò của lợi ích kinh tế trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa...12

1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MỐI QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI...13

1.2.1 Quan hệ lao động là động lực cơ bản để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất...14

1.2.2 Quan hệ lao động góp phần thúc đẩy và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới...16

1.2.3 Quan hệ lao động là nhân tố quan trọng hình thành con người mới để xây dựng và làm chủ xã hội giàu có, dân chủ, công bằng, văn minh...16

1.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY...18

Chương 2...22

TÌNH HÌNH QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG ...22

2.1 THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH

BÌNH DƯƠNG...24

2.1.1 Về quan hệ lợi ích kinh tế ...24

2.1.1.1 Lợi nhuận...24

2.1.1.2 Tiền công...25

2.1.1.3 Về phúc lợi, khen thưởng...26

2.1.1.4 Về chi phí đào tạo nâng cao trình độ người lao động...26

2.12 Những quan hệ lao động khác ...27

2.1.2.1 Hoạt động đoàn thể...28

Hoạt động công đoàn...28

Hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...28

2.1.2.2 An toàn vệ sinh lao động...29

2.1.2.3 Nâng cao đời sống tinh thần...30

2.2 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI GIAN QUA ...32

2.2.1 Đình lãn công ...32

2.2.2 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động ...35

2.2.2.1 Về lợi ích kinh tế...35

2.2.2.2 Về điều kiện lao động...36

2.2.2.3 Về quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động ...37

2.2.2.4 Về chất lượng lao động...39

2.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ...42

2.3.1 Nguyên nhân thành công...43

2.3.2 Nguyên nhân hạn chế...44

2.3.2.1 Sự khác biệt về văn hóa trong quan hệ lao động ...44

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 90 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w