Về giao thông

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 57 - 58)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1.2.2 Về giao thông

Những công trình giao thông bên ngoài hàng rào các KCN cần tập trung đầu tư. Ngoài việc thực hiện hình thức đầu tư BOT của quốc lộ 13, 14 và khôi phục tuyến đường sắt Sóng Thần – Lộc Ninh, tỉnh cần tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương. Tỉnh cần tập trung đầu tư theo mục tiêu nâng cấp từng bước, đảm bảo đến năm 2010 cơ bản 100% đường tỉnh đạt tiêu chuẩn từ đường cấp 2, cấp 3 đồng bằng trở lên (mặt bằng trải nhựa ít nhất 9m), tập trung đầu tư bằng mọi nguồn vốn để hoàn thành sớm một số dự án ưu tiên:

Giai đoạn 2005 – 2010 đồng thời với việc cải tạo quốc lộ 13 đoạn từ Mỹ Phước – Chơn Thành, tập trung đầu tư đường Định Hoà – Tân Vạn, đường vành đai 5, ĐT 744, cầu Thủ Biên, cầu Phú Long, cầu Phú Cường … từng bước đầu tư đồng bộ các đường trong các KCN, nâng cấp trục đường chính tạo thành các tuyến quan trọng nối liền các KCN của Tỉnh với hệ thống giao lưu đối ngoại của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quốc gia và quốc tế. Mở rộng các tuyến

đường liên huyện, liên xã đường nối liền các KCN, tiếp tục lần lượt nâng cấp, mở rộng các tuyến phù hợp theo nhu cầu phát triển kinh tế.

Cùng với Trung ương triển khai tuyến đường sắt xuyên Á qua địa bàn Tỉnh. Chú trọng đường sắt, đường sông để mở rộng giao lưu đối ngoại. Trong tình hình thực tế, việc vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ vừa không kinh tế: vận chuyển ít, giá lại cao, thường bị động vì kẹt xe; thì việc vận chuyển bằng đường sông giải quyết được các khó khăn kể trên. Sử dụng sông Sài Gòn vận chuyển hàng hoá là phương án tối ưu, hiện nay có 2 dự án thành lập Cảng sông: Cảng sông An Sơn, Cảng sông An Tây. Cảng sông An Sơn, tại xã An Sơn huyện Thuận An, với diện tích 25ha phục vụ cho các KCN VISIP, Việt Hương I, Đại Đăng và Khu Liên hợp Công nghiệp–Dịch vụ-Đô thị Bình Dương… ; Cảng sông Vinaconex, tại xã An Tây huyện Bến Cát với diện tích 20ha phục vụ cho KCN phía Bắc Tỉnh vừa mới hình thành như KCN Việt Hương II, Mai Trung, An Tây, Rạch Bắp, Mỹ Phước I, Mỹ Phước II, Mỹ Phước III hai Cảng sông này ngoài đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đáp ứng các nhu cầu bốc dỡ; cùng lúc xây dựng Kho Bảo thuế, trạm thông quan đảm bảo cho việc chuyên chở hàng hoá đến Cảng Sài Gòn trước mắt và Cảng Thị Vải về lâu dài.

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w