An toàn vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 29 - 30)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.1.2.2 An toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các DN có vốn ĐTNN trong KCN với hệ thống công nghệ, dây chuyền máy móc tiên tiến và cường độ làm việc cao đòi hỏi DN càng phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của những quy định về an toàn, vệ sinh lao động sau đó nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của NLĐ.

Hàng năm, Ban ATVSLĐ-PCCN của Tỉnh đều tổ chức các lớp bồi dưỡng về ATVSLĐ cho công nhân, phát động phong trào An toàn vệ sinh lao động trong tất cả các doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất kinh doanh trong Tỉnh, tổ chức hội

thi An toàn vệ sinh viên giỏi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong KCN. Ngày càng có nhiều đơn vị tham gia, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, qua đó xây dựng nhận thức của chủ DN về tầm quan trọng của công tác này.

Nhìn chung các DN thực hiện tốt về quy định kiểm định, đăng ký sử dụng các thiết bị có nhu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; thành lập các cơ sở y tế tại doanh nghiệp để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho công nhân. Các DN cũng đã trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân, tổ chức tập huấn về vệ sinh lao động cho công nhân đang làm việc. Từ đó, ngày càng giảm tai nạn nghiêm trọng như chết người, gây thiệt hại tài sản của DN. Trong năm 2006, do người lao động ý thức an toàn lao động trong làm việc chưa cao, đã xảy ra 231 tai nạn nhẹ với tiền chi phí chữa trị là 152 triệu đồng (nguồn: BQL các khu công nghiệp BD); nguyên nhân còn do cả việc trang bị thiết bị an toàn của DN, cá biệt nhiều DN sử dụng thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, môi trường ô nhiễm không được cải thiện (ngành chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc…) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tỉ lệ NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp hiện nay chưa có một tổ chức y tế tổ chức đánh giá về trường hợp này, song chúng tôi đề nghị nên có cuộc kiểm tra của ngành y tế để có đánh giá thực tế, từ đó có biện pháp khắc phục, nếu không sẽ ảnh hưởng về lâu dài, mà hậu quả của nó cần có chính sách Nhà nước để khắc phục không nhỏ về tài chính và cả mặt xã hội.

Về việc cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, đa số các doanh nghiệp đều đã thực hiện các biện pháp làm tốt môi trường cho NLĐ làm việc như xây dựng hệ thống xử lý khí thải, bụi, xây dựng hệ thống làm mát nơi làm việc của công nhân.

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w