Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 49 - 51)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.3.2.4Điều kiện xã hội

Thật tế, trong các đợt tranh chấp lao động xảy ra trong khu vực này thời gian qua trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, các đợt đình lãn công, đa số lại tập trung vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nơi cómức lương tối thiểu cao, chứ không phải khu vực khó khăn nhất (các doanh nghiệp tư nhân trong nước). Điều này cho thấy có nguyên nhân điều kiện xã hội tác động.

Sự tập trung hàng ngàn công nhân vào trong một nhà máy, trong một khu công nghiệp làm cho sự lan tỏa thông tin và phối hợp nhóm xã hội này được dễ dàng hơn, nhất là khi NLĐ lại là tập thể người lao động nhập cư. Vì thế, họ trở thành một nhóm xã hội khá vững chắc.

Mặt khác, với điều kiện làm việc quá tải (có khi đến 12 tiếng/ngày), làm cho người công nhân bị cô lập khỏi đời sống bình thường. Người công nhân có khi không nhìn thấy ánh mặt trời, vì vào công xưởng từ 6g30 sáng tới 8 – 9 giờ khuya. Điều kiện sinh hoạt quá khó khăn bên lề trung tâm kinh tế – xã hội của một trong những tỉnh phát triển nhất nước, cũng làm cho họ dễ tự coi mình là kẻ bị gạt ra lề. Những người công nhân này rất thiếu thốn tình cảm, họ đa số là

những công nhân trẻ, xa nhà trong độ tuổi đang phát triển tâm sinh lý, cần có đời sống tinh thần của lứa tuổi thanh niên tốt, từ đó họ có mục đích sống có lý tưởngï tiến bộ với tinh thần phục vụ cho sự phát triển chung của cộng đồng và cho bản thân.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 49 - 51)