Về quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 37 - 39)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.2.2.3 Về quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động

. Thái độ của NSDLĐ tạo mối QHLĐ chưa được hoà đồng, một phần do bất đồng ngôn ngữ dẫn đến thái độ nóng nảy chửi mắng, doạ nạt thiếu văn minh lịch

sự, một phần do người trợ lý phiên dịch, dịch thuật không đúng hoặc tham mưu sai dẫn đến NSDLĐ quyết định vấn đề liên quan lao động không đúng pháp luật.

. Tuỳ tiện xử lý sa thải, chấm dứt hợp đồng, chuyển NLĐ sang làm việc công việc khác mà không căn cứ vào mức độ sai phạm, có nhiều vụ việc đưa ra lý do không chính đáng, không chứng minh được lỗi của NLĐ. Dùng các hình phạt mang tính nhục hình như: phơi nắng, xếp hàng ngoài nắng, đứng chờ ăn cơm trưa…

. Không đáp ứng nguyện vọng và tạo điều kiện cho NLĐ thành lập tổ chức công đoàn hoặc vô hiệu hoá không tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động. Quan trọng nhất là khi BCH công đoàn cơ sở mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ thì bị trù dập bằng nhiều hình thức kể cả việc chấm dứt HĐLĐ khi hết HĐLĐ…

. Tính chất vụ việc tranh chấp ngày càng phức tạp, với số lượng công nhân đông từ 1.000 đến hơn 4.000, có công ty thời gian đình, lãn công kéo dài từ 03 – 04 ngày.

* Tính hợp pháp của các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình lãn công: . 100% các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công đều không do công đoàn khởi xướng, lãnh đạo, tổ chức và không tuân thủ trình tự thủ tục theo pháp luật quy định.

- Một số lao động vì cần có việc làm nên không quan tâm đến việc giao kết HĐLĐ và chi trả đúng hay không. Quá trình làm việc NLĐ yêu cầu được cải thiện hoặc yêu cầu thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật không được NSDLĐ đáp ứng, từ đó tiến hành các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công.

- Các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công nơi có tổ chức công đoàn cơ sở, hầu hết công đoàn không được báo trước về nội dung tranh chấp, có công đoàn nắm bắt được vấn đề kiến nghị trực tiếp với NSDLĐ, nhưng chủ DN trì hoãn kéo dài thời gian giải quyết.

- Các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công đa số đều do lỗi của NSDLĐ.

Sau đây chúng ta đi sâu vào phân tích những hạn chế cơ bản trong QHLĐ.

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w