Củng cố quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, làm cầu nối giữa

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 72 - 73)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.2.3.3Củng cố quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, làm cầu nối giữa

người sử dụng lao động và người lao động

Các DN thường tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động và đóng góp kinh phí cho Công đoàn một cách vui vẻ khi tin tưởng rằng Công đoàn luôn chung sức và hỗ trợ đắc lực cho họ trong việc ổn định QHLĐ và nâng cao hiệu quả SXKD. Cụ thể là Công đoàn giúp DN thực hiện đầy đủ chính sách, pháp luật, chủ động soạn thảo nội quy lao động, các quy định về lương, thưởng, các chế độ trợ cấp phúc lợi cho NLĐ, đồng thời giáo dục vận động NLĐ chấp hành nội quy, xây dựng tác phong công nghiệp.

Thực tế cho thấy, mỗi khi xảy ra tranh chấp trong QHLĐ có sự tham gia của Công đoàn cơ sở tốt với những cán bộ Công đoàn có năng lực, đa số các yêu sách kiến nghị của NLĐ đều hợp lý và được NSDLĐ chấp thuận. Ngược lại, khi NLĐ, Công đoàn cơ sở yếu kém, không nắm vững luật khi có tranh chấp lao động, được giải thích cặn kẽ họ cũng hiểu ra ngay; tuy nhiên mỗi lần như thế cũng phải lãng phí mất vài ba ngày, sản xuất bị đình trệ, các cơ quan chức năng cũng phải mất thời gian vào cuộc, doanh nghiệp lẫn công nhân đều bị thiệt hại về kinh tế lẫn tinh thần, vì sau đó thường là sự đánh giá không khách quan của chủ doanh nghiệp và sự thiếu tự tin của công nhân. Giá mà những mắc mứu như vậy giữa hai bên được dự báo và tranh chấp đang manh nha được “tháo ngòi” ngay từ ban đầu thì chắc chắn sẽ hạn chế được thiệt hại xảy ra một cách vô ích. Vai trò là cầu nối của Công đoàn được phát huy trong trường hợp này. Nếu cán bộ công đoàn đi sâu, đi sát và hợp tác tốt với cả hai bên thì có thể sẽ chủ động ngăn ngừa tranh chấp từ gốc chứ không để xảy ra rồi mới hoà giải, phân xử.

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 72 - 73)