Nguyên nhân thành công

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 43 - 44)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.3.1 Nguyên nhân thành công

Bình Dương khai thác và phát huy được tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh; đồng thời, phát huy tính năng động và sáng tạo trong chỉ đạo và điều hành, nắm bắt và tích cực tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quan hệ lao động, trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Công tác cải cách hành chính mang lại hiệu quả, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện công cuộc CNH, HĐH vào phát triển kinh tế tỉnh nhà, cũng như xây dựng mối quan hệ lao động phát triển bền vững.

Khi tình hình quan hệ lao động có chiều hướng xấu, tranh chấp lao động xảy ra, ngày 17/3/2006 Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công không theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật; thành phần ban chỉ đạo gồm: Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân làm trưởng, phó ban, thành viên có lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Thanh tra, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN, Chủ tịch Huyện, Thị nơi xảy ra tranh chấp, Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Uỷ ban Nhân dân Tỉnh.

Ban Chỉ đạo Giải quyết tranh chấp lao động, đình công có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động; trách nhiệm phối hợp giữa Ban chỉ đạo Tỉnh với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác phòng ngừa và tham gia giải quyết các tranh chấp lao động và đình công trên địa bàn Tỉnh. Từ khi Ban chỉ đạo được thành lập đã có những

hoạt động hiệu quả, những vụ tranh chấp lao động và đình, lãn công giảm rõ rệt (bảng thống kê). Ban đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để ổn định tình hình, xây dựng quan hệ lao động và nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh của DN, hạn chế thấp nhất những thiệt hại kinh tế do tranh chấp lao động gây ra, đảm bảo việc làm và đời sống của NLĐ. Đồng thời củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn ở các DN có xảy ra tranh chấp lao động.

Ngoài nhiệm vụ giải quyết QHLĐ khi xảy ra sự cố, theo kế hoạch năm 2006 Ban chỉ đạo đã tổ chức ba cuộc họp toạ đàm với cán bộ công đoàn cơ sở, chủ DN thuộc các KCN Bình Dương, KCN VSIP. Qua cuộc họp mặt đã ghi nhận ý kiến của công nhân lao động, cán bộ công đoàn về các vấn đề về chỗ ở, khám chữa bệnh, BHXH, BHYT, học tập, vui chơi, giải trí, kể cả phát triển Đảng CSVN…, các ý kiến được lãnh đạo các ngành giải đáp. Trên cơ sở đó, UBND Tỉnh chỉ đạo các ngành tổ chức thực hiện các vấn đề hợp lý, thiết yếu của công nhân lao động kiến nghị.

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w