Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 77 - 81)

- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.

3.3.Một số giải pháp khác

Ngoài các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý, theo tác giả cần tiến hành một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động trợ giúp pháp lý là:

- Các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động TGPL, coi đây là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động của Nhà nước cũng như của xã hội; quan tâm, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện hoạt động này trên địa bàn mình.

- Bổ sung biên chế cũng như phân công trách nhiệm cho các công chức làm công tác QLNN về TGPL. Trước mắt, cần bổ sung 01 biên chế tại Phòng Hành chính Tư pháp và Bổ trợ Tư pháp thuộc Sở Tư pháp để thực hiện chức năng QLNN về TGPL theo nhiệm vụ của Phòng được phân công.

- Cần quy định việc đào tạo chức danh TGVPL như một chức danh tư pháp và việc đào tạo, cấp chứng chỉ do Học viện Tư pháp thực hiện. Theo Điều 3 Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp thì Học viện Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

1. Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp;

3. Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp;

4. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Như vậy, Học viện Tư pháp ngoài việc đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp như hiện nay, bao gồm các chức danh: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, Học viện Tư pháp cũng có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp khác, mà một trong số đó là chức danh TGVPL. Hơn nữa, tại Quyết định số 07/2008/QĐ- BTP ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, nội dung, hình thức khoá bồi dưỡng nguồn bổ nhiệm TGVPL được quy định tương tự như khóa đào tạo luật sư.

Trong khi đó, Học viện Tư pháp (mà cụ thể là Khoa Đào tạo Luật sư) có đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ cao. 100% giảng viên cơ hữu của Khoa có trình độ thạc sỹ trở lên trong đó có 06 tiến sỹ (trong đó 02 tiến sỹ bảo vệ ở nước ngoài). Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, Khoa Đào tạo Luật sư còn có một đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, có trình độ, có năng lực và kỹ năng hành nghề cao. Các giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia, luật sư có uy tín của các bộ ngành, của các đoàn luật sư trên toàn quốc.(37) Do đó, Học viện Tư pháp hoàn toàn có khả năng để tổ chức các lớp bồi dưỡng nguồn TGVPL.

- Thực hiện lồng ghép hoạt động TGPL với các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác nhằm bổ sung kinh phí dành cho hoạt động TGPL. Trong những năm qua, hoạt động TGPL đã được lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo (theo Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010) và đã được cấp một lượng kinh phí đáng kể (khoảng 6 tỷ đồng(38)) để thực hiện một số hoạt động cụ thể, mang hiệu quả rất lớn. Trong thời gian tới, cần có sự tổng kết, đánh giá để có cơ sở kiến nghị với Chính phủ cho thực hiện lồng ghép với các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác về dân số, việc làm, giáo dục, đào tạo…

- Đối với Câu lạc bộ TGPL, trong buổi sinh hoạt cần có kế hoạch cụ thể, khảo sát, nắm bắt được những vướng mắc cũng như nhu cầu của người dân nhằm chuẩn bị được nội dung sinh hoạt hợp lý. Gắn kết việc tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL với sinh hoạt của các Câu lạc bộ khác (như phần trên đã nêu) nhằm tạo sức cuốn hút của người dân. Mặt khác, Trung tâm TGPL và Phòng Tư pháp cũng cần có sự hướng dẫn nghiệp vụ, cử người tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ. Cũng như giúp đỡ các Câu lạc bộ về mặt nội dung sinh hoạt (như sưu tầm các tình huống pháp lý,…).

- Thiết lập hồ sơ theo dõi kết quả TGPL đối với từng người thực hiện TGPL. Trước hết, cần quy định cụ thể về quy trình để các tổ chức thực hiện TGPL theo dõi kết quả cuối cùng của từng vụ việc. Việc theo dõi liên tục kết quả thực hiện TGPL sẽ là cơ sở để đưa ra kết luận về chất lượng và năng lực của người thực hiện TGPL. Song song với việc thiết lập hồ sơ theo dõi kết quả TGPL của từng người thực hiện TGPL cũng cần đánh giá chất lượng vụ việc có tính chất ngẫu nhiên một cách thường xuyên.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 trong hoạt động TGPL theo Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Hiện nay, tại Trung tâm TGPL chỉ mới dừng lại ở việc quy định Quy chế làm việc để điều chỉnh sự phối hợp trong quan hệ công tác. Việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008

38 Nguyễn Trọng Nghĩa, Tăng cường nguồn lực tài chính và hỗ trợ xã hội cho công tác TGPL, Hội thảo về xây dựng chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam, Hà Nội, tháng 4/2009, tr 24. chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam, Hà Nội, tháng 4/2009, tr 24.

sẽ giúp làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị; rõ cách làm (trình tự, cơ sở pháp lý); xây dựng phần mềm máy tính cho xử lý công việc qua mạng và trong xử lý nội bộ cơ quan với các công việc khác. Mặt khác, cũng nhằm kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ tốt hơn. Hệ thống văn bản liên quan tới từng lĩnh vực và hồ sơ tương ứng với từng vụ việc đã giải quyết được thu thập, sắp xếp, mã hoá, lưu giữ ở từng đơn vị chức năng. Tình trạng tài liệu, hồ sơ để phân tán, thất lạc, không được cập nhật kịp thời sẽ được khắc phục đáng kể, rất thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng. Trước mắt cần xây dựng quy trình: thực hiện TGPL (bao gồm các công việc: tiếp dân và thực hiện tư vấn pháp luật, cử TGVPL, LS CTV tham gia tố tụng v.v…); tổ chức thực hiện TGPL lưu động (Xem phụ lục 4: Các quy trình quản lý chất lượng để xây dựng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008).

Tóm lại, hoạt động TGPL là một hoạt động còn mới mẻ nên hệ thống pháp luật liên

quan đến hoạt động TGPL còn chưa được đồng bộ. Trong đó, quy định về vị trí, vai trò của TGVPL trong hoạt động tố tụng còn nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho hoạt động này. Về cơ cấu, tổ chức và kinh phí cho hoạt động TGPL cũng còn nhiều khó khăn. Vì vậy, Nhà nước với vai trò chủ thể quản lý cần có sự tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động TGPL trong những năm qua, nhất là quá trình thực hiện Luật trợ giúp pháp lý để thúc đẩy hoạt động này ngày một phát triển.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, trợ giúp pháp lý là một công cụ để nhà nước thực hiện công bằng trong xã hội, thúc đẩy quá trình trên. Đối với Gia Lai là một tỉnh miền núi, kinh tế và trình độ dân trí còn thấp, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% dân số toàn tỉnh nên công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý được các cấp Đảng và chính quyền quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc.

Tuy hoạt động trợ giúp pháp lý là một hoạt động đã có từ lâu ở nước ta, tuy nhiên phải đến năm 1997, hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý mới được hình thành và đến năm 2005, một văn bản luật về trợ giúp pháp lý đầu tiên được ban hành, đó là Luật trợ giúp pháp lý. Từ đó đến nay, qua năm năm thực hiện Luật trợ giúp pháp lý, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn điều chỉnh. Tuy nhiên, vị trí, vai trò cũng như quyền và nghĩa vụ của trợ giúp viên pháp lý và Luật sư cộng tác viên khi tham gia tố tụng vẫn còn nhiều vướng mắc. Mặt khác, việc đào tạo chức danh trợ giúp viên pháp lý vẫn còn chưa hợp lý. Ngoài ra, trong quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, vấn đề quản lý nhà nước đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (trong các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, luận văn tập trung phân tích về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Gia Lai) đang gặp nhiều khó khăn về con người, kinh phí và các điều kiện khác để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Ngoài hai vấn đề trên, luận văn cũng nêu lên một số vướng mắc, bất cập khác trong quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, đó là việc huy động các cơ quan, ban ngành ở cơ sở tham gia trợ giúp pháp lý, quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, đánh giá chất lượng vụ việc, nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, sự hoạt động của câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

Luận văn đã nêu ra nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trên và đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý. Cụ thể: các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vị trí của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao vị trí, vai trò của Luật sư, các tổ chức Đoàn thể, Hội, quần chúng trong trợ giúp pháp lý, và một số giải pháp khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 77 - 81)