Thực trạng về công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 37 - 41)

- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.

2.2.Thực trạng về công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý

động trợ giúp pháp lý

2.2.1. Về cơ cấu, tổ chức

Trước năm 2006, theo quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hệ thống TGPL và Thông tư hướng dẫn số 07/1998/TT-BTP ngày 05/12/1998 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về công tác quản lý và thực hiện trợ giúp pháp lý, quy định UBND tỉnh là cơ quan ở địa phương có chức năng QLNN đối với hoạt động TGPL và quy định các nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Sở Tư pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác trợ giúp pháp lý. Sau khi Luật trợ giúp pháp lý có hiệu lực ngày 01/7/2006, UBND tỉnh vẫn là cơ quan QLNN ở địa phương về hoạt động TGPL, nhưng Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh QLNN đối với hoạt động TGPL. Trong phạm vi của đề tài, tác giả xin tập trung phân tích bộ máy của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai.

Công tác QLNN đối với hoạt động TGPL của Sở Tư pháp, được nhiều bộ phận khác nhau, đảm trách một hoặc một số nội dung khác nhau của QLNN mà không thành lập một cơ quan chuyên môn QLNN đối với hoạt động TGPL.

Về cơ cấu, tổ chức, theo Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND, ngày 18/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác tư pháp của phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố tỉnh Gia Lai thì Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai có Lãnh đạo Sở, các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở gồm Văn phòng, Thanh tra, phòng Văn bản và thi hành pháp luật, phòng Phổ biến pháp luật, phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở gồm: Phòng Công chứng số 1, phòng Công chứng số 2, phòng Công chứng số 3, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, Trung tâm TGPL nhà nước.

Có thể khái quát tổ chức bộ máy hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai bằng sơ đồ sau:

Bảng 4: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai.

Trong các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở có Văn phòng, Thanh tra, phòng Văn bản và Thi hành pháp luật, phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp và Trung tâm TGPL nhà nước là các đơn vị có tham gia vào quá trình QLNN đối với hoạt động TGPL.

Văn phòng có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp quản lý về tổ chức – cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý kinh phí, tài sản và hành chính – quản trị; công tác thi đua- khen thưởng; thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp; giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Trong hoạt động QLNN đối với hoạt động TGPL thì Văn phòng có nhiệm vụ tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp quản lý tổ chức – cán bộ thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý; công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động TGPL. GIÁM ĐỐC SỞ Văn phòng Phòng Công chứng số 1 Phòng Công chứng số 2 Phòng hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp Phòng Phổ biến pháp luật Phòng Văn bản và thi hành pháp luật Thanh tra Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Phòng Công chứng số 3 Các phòng nghiệp vụ Các tổ chức sự nghiệp PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản

Thanh tra Sở Tư pháp có chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tư pháp trong phạm vi QLNN của Sở Tư pháp. Trong hoạt động QLNN đối với hoạt động TGPL, phòng Thanh tra có nhiệm vụ thực hiện thanh tra về tổ chức và hoạt động TGPL theo quy định của pháp luật về thanh tra; thực hiện việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL và pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Phòng Văn bản và thi hành pháp luật có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.Trong hoạt động QLNN đối với hoạt động TGPL thì Phòng có nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về TGPL.

Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp QLNN và thực hiện đăng ký, quản lý hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài; lý lịch tư pháp; Giám định tư pháp; Trọng tài thương mại; Trợ giúp pháp lý; Công chứng, chứng thực; Đấu giá tài sản.

Liên quan đến hoạt động QLNN đối với hoạt động TGPL, phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp có các nhiệm vụ: quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh Trung tâm TGPL nhà nước; hoạt động tham gia TGPL của các Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật; cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký tham gia TGPL của Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật; quyết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên TGPL.

Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, tham gia đảm nhiệm một số hoạt động mang tính quản lý nội bộ đối với các chi nhánh, đội ngũ người thực hiện TGPL trên địa bàn tỉnh như quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Chi nhánh; hướng dẫn hoạt động đối với Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý khác; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý

cho TGVPL, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh; hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho TGVPL, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh; quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của TGVPL, cộng tác viên và các cán bộ khác của Trung tâm và Chi nhánh theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp về trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền; thực hiện sơ kết, tổng kết chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương với cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; đề xuất việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý ở địa phương. Đối với Trung tâm TGPL do là đơn vị sự nghiệp, chức năng chính là tổ chức thực hiện TGPL, nên cơ cấu, tổ chức của Trung tâm TGPL sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần sau.

Như vậy, trong các phòng chuyên môn trực thuộc Sở Tư pháp thì Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp là phòng có chức năng chính trong việc tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.

2.2.2. Về công tác tổ chức cán bộ

Lãnh đạo Sở Tư pháp bao gồm Giám đốc Sở và 02 Phó Giám đốc Sở. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Các Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Một Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực lý lịch tư pháp, phổ biến pháp luật. Một Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực công chứng, chứng thực, bổ trợ tư pháp, đồng thời được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở khi Giám đốc Sở đi vắng.

Tính đến 31/12/2009, số biên chế tại các phòng, tổ chức trực thuộc Sở Tư pháp như sau:

Bảng 5: Số liệu biên chế tại các phòng, tổ chức trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai.

Như vậy, tổng số công chức, viên chức tại các Phòng, Trung tâm hiện nay là 28 công chức, viên chức. Tuy nhiên chủ yếu tập trung tại Trung tâm trợ giúp pháp lý, nếu không tính số lượng viên chức tại Trung tâm trợ giúp pháp lý với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện trợ giúp pháp lý thì số lượng công chức tại các phòng chuyên môn chỉ là 17 người. Hầu hết các công chức, viên chức đều có trình độ cử nhân luật nên có kiến thức cơ bản về pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 37 - 41)