Thực trạng về tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 41 - 46)

- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.

2.3. Thực trạng về tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý

Tổ chức và người thực hiện TGPL là những chủ thể trực tiếp thực hiện TGPL. Trong khi đó, việc QLNN đối với hoạt động TGPL là nhằm đảm bảo cho hoạt động TGPL đáp ứng được mục đích do Đảng và Nhà nước ta đề ra. Do đó, nội dung QLNN về tổ chức và người thực hiện TGPL là một nội dung quan trọng trong QLNN đối với hoạt động TGPL. Trong nội dung này, luận văn tập trung nêu lên thực trạng về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL vì đây là tổ chức thực hiện TGPL chủ yếu tại tỉnh Gia Lai.

Đối với các tổ chức hành nghề luật sư: Theo báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai, tính đến tháng 12 năm 2009, Sở Tư pháp đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 02 văn phòng luật sư, 01 công ty luật trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên, 05 luật sư hoạt động với tư cách cá nhân, 01 chi nhánh văn phòng luật sư và 01 chi nhánh số 1 của công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Sở Tư pháp cũng đã thu hồi giấy đăng ký hoạt động của 04 tổ chức

STT Phòng, Trung tâm Số lượng Ghi chú

01 Văn phòng 06 05 cử nhân Luật, 01 cử

nhân kế toán

02 Phòng Thanh tra 03 03 cử nhân Luật

03 Phòng Văn bản và thi hành pháp luật 04 04 cử nhân Luật 04 Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ

tư pháp 04 04 cử nhân Luật

05 Trung tâm TGPL 11 Được trình bày tại

hành nghề luật sư, trong đó, thu hồi 01 giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Luật sư Bình Minh; thông báo tự chấm dứt hoạt động 02 tổ chức hành nghề Luật sư và 01 Luật sư hoạt động với tư cách cá nhân. Hiện nay, Đoàn Luật sư tỉnh Gia Lai có 16 Luật sư, 04 luật sư đăng ký hoạt động với tư cách cá nhân và 12 Luật sư hoạt động tại 06 tổ chức hành nghề luật sư (04 văn phòng luật sư, 02 chi nhánh văn phòng luật sư). Có 07 luật sư đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Từ năm 2007 đến cuối năm 2009, các thành viên của Đoàn luật sư tỉnh Gia Lai đã thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng 1.649 vụ việc. Trong đó, tham gia tố tụng 583 vụ (438 vụ hình sự, 129 vụ dân sự, 02 vụ hành chính, 07 vụ kinh tế, 07 vụ lao động); đại diện ngoài tố tụng 02 vụ, tư vấn pháp luật được 845 vụ việc, thực hiện dịch vụ pháp lý khác được 37 vụ việc. Tư vấn pháp luật miễn phí 82 vụ việc(26).

Đối với tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 01 trung tâm tư vấn thuộc Liên đoàn lao động tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, trung tâm này hầu như không thực hiện tư vấn cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý nào.

Triển khai Luật trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp đã tiến hành triển khai phổ biến và gửi phiếu đăng ký hoạt động trợ giúp pháp lý đến các tổ chức nhưng đến cuối năm 2009, không có một tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn nào đăng ký tham gia thực hiện TGPL.

Đối với Trung tâm TGPL, đây là tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu và có một cơ cấu, tổ chức cũng như đội ngũ thực hiện TGPL hoàn chỉnh nhất. Do đó, trong phần này, tác giả tập trung phân tích thực trạng về cơ cấu, tổ chức, đội ngũ cũng như một số vấn đề có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của Trung tâm TGPL.

Như đã trình bày ở trên, Trung tâm TGPL được thành lập từ năm 1997, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

Về mặt cơ cấu, tổ chức của Trung tâm TGPL

Trung tâm TGPL có lãnh đạo Trung tâm và các phòng chuyên môn, các chi nhánh Trung tâm TGPL (sau đây gọi là Chi nhánh). Sơ đồ cơ cấu, tổ chức Trung tâm TGPL như sau:

26() Theo Báo cáo số 23/STP ngày 12/3/2010 của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai báo cáo kết quả công tác quản lý Luật sư, Giám định tư pháp từ ngày 01/01/2007 đến 31/12/2009.

Bảng 6: Mô hình cơ cấu, tổ chức Trung tâm TGPL tỉnh Gia Lai.

Phòng Hành chính – Tổng hợp có nhiệm vụ hành chính, tổng hợp, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, thi đua, văn thư, lưu trữ, quản lý tài sản, tài chính và các hoạt động chung khác phục vụ hoạt động của Trung tâm TGPL.

Phòng Nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện TGPL các vụ việc thuộc các lĩnh vực: pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự; pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em; pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm; pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác; các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Những vụ việc thuộc lĩnh vực trên là những vụ việc phức tạp, những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan từ cấp tỉnh trở lên; những vụ việc mà Chi nhánh không thực hiện được phải chuyển đến Trung tâm TGPL; những vụ việc mà người được trợ giúp pháp lý đang cư trú hoặc xảy ra ở địa bàn chưa thành lập chi nhánh và những vụ việc do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh khác chuyển đến.

Chi nhánh: Thực hiện theo quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 và thông tư số 07/1998/TT-BTP ngày 05 tháng 12 năm 1998 về hướng dẫn về công tác quản lý và thực hiện TGPL, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai đã thành lập 08 chi nhánh đặt tại 08 huyện, thị xã trong tỉnh gồm các huyện, thị xã: Ayun Pa, Krông Pa, Ia Pa, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Păh, An Khê, Đăk Pơ. Tuy nhiên, các chi nhánh này đều do các công chức thuộc phòng Tư pháp kiêm nhiệm, chi nhánh cũng sử dụng con dấu của Phòng để hoạt động, Trung tâm TGPL quản lý về vấn đề nghiệp vụ và phối hợp trong trợ giúp pháp lý lưu động

Lãnh đạo Trung tâm

Phòng Hành chính-Tổng hợp Phòng Nghiệp vụ Chi nhánh số 2 (đặt tại thị xã An Khê) Chi nhánh số 1 (đặt tại thị xã Ayun Pa)

tại huyện, thị xã có Chi nhánh. Thực hiện Luật trợ giúp pháp lý, năm 2006, Giám đốc Sở Tư pháp đã ra chuyển đổi các chi nhánh này thành các tổ cộng tác viên TGPL tại huyện, thị xã với tổ trưởng là các trưởng Chi nhánh trước kia. Đồng thời tiến hành thành lập các Chi nhánh với vị trí là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm TGPL, chịu sự quản lý của Trung tâm TGPL, Trung tâm TGPL chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Chi nhánh có con dấu để giao dịch, sử dụng cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý. Chi nhánh số 1 được thành lập vào năm 2008 có nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý cư trú tại các huyện phía Tây Nam tỉnh Gia Lai gồm: huyện Krông Pa, huyện Ia Pa, huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa. Chi nhánh số 2 được thành lập vào năm 2009 có nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý cư trú tại các huyện phía đông tỉnh Gia Lai gồm: huyện Kbang, huyện Kông Chro, huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê.

Về đội ngũ công chức, viên chức

Trong những ngày đầu được thành lập từ năm 1998 theo quyết định số 307/QĐ-UB ngày 04/4/1998, Trung tâm TGPL có lãnh đạo Trung tâm, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ và các chi nhánh. Về lãnh đạo, ban đầu Trung tâm TGPL có Giám đốc do 01 Phó Giám đốc Sở Tư pháp kiêm nhiệm và 01 Phó Giám đốc phụ trách. Tuy nhiên, đến nay, Trung tâm TGPL có 01 Giám đốc phụ trách và không có Phó Giám đốc.

Cụ thể, số lượng công chức, viên chức tại Trung tâm TGPL như sau:

STT Phòng, ban Số lượng viên chức

01 Hành chính-Quản trị 04 (01 TGV PL, 02 chuyên viên, 01 kế toán)

02 Nghiệp vụ 02 chuyên viên

03 Chi nhánh số 1 03 (01 TGV pháp lý, 01 chuyên viên, 01 cán sự) 04 Chi nhánh số 2 02 (01 TGV pháp lý, 01

chuyên viên

Ngoài các chức danh TGVPL đương nhiên buộc phải có bằng cử nhân luật, các chuyên viên của Trung tâm TGPL đều có bằng cử nhân chuyên ngành luật. Tuy nhiên, do đặc thù của một tỉnh miền núi, cần phải có đội ngũ giúp việc là người đồng bào dân tộc thiểu số nên trong đội ngũ viên chức của Trung tâm TGPL có 03 viên chức là người dân tộc thiểu số Jrai, 02 người có bằng cử nhân chuyên ngành luật, 01 người có bằng trung cấp chyên ngành luật.

Trung tâm TGPL có một đội ngũ cộng tác viên đông đảo gồm 129 cộng tác viên. Số lượng cộng tác viên tùy vào thời điểm khác nhau, có số lượng khác nhau (xem phụ lục 1- Số lượng cộng tác viên của Trung tâm TGPL từ năm 1998 đến năm 2009). Năm 2008, số lượng cộng tác viên là 102, trong đó cộng tác viên là Luật sư là 4 người, còn lại chủ yếu là cán bộ, công chức đang làm việc tại các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương. Năm 2009, Trung tâm TGPL tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp ký hợp đồng và cấp thẻ cộng tác viên đối với 22 người, tăng tổng số cộng tác viên của Trung tâm TGPL lên 129 người, trong đó có 04 cộng tác viên là luật sư.

Về cơ sở, vật chất và kinh phí hoạt động

Trung tâm TGPL được bố trí 5 phòng làm việc chung với trụ sở của Sở Tư pháp; trụ sở chi nhánh 1 nằm trong khu vực làm việc của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thị xã Ayun Pa, trụ sở chi nhánh 2 nằm chung với khu vực làm việc của Phòng Tư pháp thị xã An Khê. Trung tâm TGPL và các chi nhánh được trang bị 02 xe máy, 09 máy vi tính bàn, 01 máy tính xách tay, 02 máy photocopy, 06 máy in và 03 tủ sách pháp luật để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Về tình hình hoạt động

Trung tâm TGPL đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết các vụ việc TGPL liên quan đến quyền và lợi ích thiết thực của người dân. Tính đến ngày 01/07/2009, Trung tâm đã thực hiện được 16.852 vụ việc cho 16.937 người (trong đó có 4.632 người nghèo, chiếm 27%, 1.074 người có công với cách mạng, chiếm 6%, 10.559 người dân tộc thiểu số, chiếm 62%, 221 trẻ em và 451 đối tượng khác)(Xem phụ lục 2- Số liệu thực hiện trợ giúp pháp lý đến 01/07/2009). Như vậy, đối tượng phục vụ chủ yếu của Trung tâm TGPL là người dân tộc thiểu số, tiếp theo đó là người thuộc diện hộ nghèo và tiếp theo là các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý khác. Điều này là dễ hiểu vì Gia Lai là một tỉnh có số

lượng người đồng bào dân tộc thiểu số cũng như hộ nghèo là khá lớn (số lượng người dân tộc thiểu số chiếm 48% dân số toàn tỉnh, số lượng hộ nghèo là 373.605 hộ).

Các vụ việc tư vấn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực pháp luật đất đai, luật hôn nhân gia đình, dân sự, hành chính, hình sự,...lao động và chế độ chính sách. Nhiều vụ việc phức tạp, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài hàng năm do nhiều nguyên nhân do đó làm giảm lòng tin của nhân dân với pháp luật đã được Trung tâm TGPL hướng dẫn và giải quyết dứt điểm, góp phần giải tỏa tâm lý bức xúc trong nhân dân.

Ngoài ra, Trung tâm trợ giúp pháp lý còn thực hiện các hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý khác như: biên soạn và phát hành 260.393 tờ gấp và sách pháp luật, 4.210 băng, đĩa pháp luật dịch ra tiếng Jrai, Bahnar; đặt bảng thông báo TGPL tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tại các phòng Tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng, phối hợp phát hành lịch truyền thông, tổ chức hơn 300 đợt trợ giúp pháp lý lưu động kết hợp với sinh hoạt chuyên đề pháp luật...

Tính đến 31/10/2009, có 158/219 xã, phường, thị trấn trong tỉnh thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (chiếm tỷ lệ 72,1%) trong đó có 56/58 xã nghèo (chiếm tỷ lệ 96,5%), 62/68 xã đặc biệt khó khăn (chiếm tỷ lệ 91,2%) và 41/93 xã khác. Các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tổ chức sinh hoạt thường xuyên hơn và hiệu quả hoạt động cũng tốt hơn, nhiều câu lạc bộ mới thành lập đã đi vào hoạt động ngay góp phần giải quyết những vướng mắc pháp luật một cách kịp thời và hiệu quả, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân. Theo thống kê tại hồ sơ tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ có 4.837 người tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ và 156 thắc mắc pháp luật được giải đáp (27) (Trung tâm TGPL không thống kê vào vụ việc trợ giúp pháp lý, vì những thắc mắc này không lập thành hồ sơ trợ giúp pháp lý mà chỉ ghi trong biên bản sinh hoạt Câu lạc bộ).

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w