- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.
3.1. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý
Việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về TGPL là một yêu cầu cấp thiết nhằm phù hợp với sự thay đổi của đất nước ta hiện nay cũng như nhằm hoàn thiện tính thống nhất và đẩy đủ của các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động TGPL.Từ những vấn đề tồn tại, vướng mắc đã được phân tích ở phần trên và các nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc ấy, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần đồng bộ hóa các văn bản pháp luật về vị trí, vai trò của TGVPL
trong tố tụng. Đó là sự thống nhất giữa Luật trợ giúp pháp lý và Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Việc hoàn thiện này có thể là sửa đổi hệ thống pháp luật hướng dẫn thi hành Luật TGPL (cụ thể là mục II.3 Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC- VKSNDTC-TANDTC) , hoặc sửa các quy định về người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự trong các văn bản quy định về tố tụng.
Đối với việc sửa đổi các văn bản về tố tụng (Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) và Bộ luật dân sự, đây là một việc làm khó khăn, và tốn nhiều thời gian vì để thay đổi các văn bản này cần phải tuân theo quy trình ban hành văn bản Luật của Luật Ban hành văn bản.
Do đó, đây là phương án khó khả thi. Tuy nhiên, trong dự thảo lần 3 Luật Tố tụng hành chính trình lên kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII thì Ban soạn thảo đã đưa thêm đối tượng là TGVPL là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại khoản 2 Điều 52 như sau:
Những người sau đây được Toà án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
Trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của TGVPL và luật sư tham gia tố tụng là không khác gì nhau và được quy định chung tại khoản 4 Điều 52 Dự thảo:
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng; được tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Toà án xét thấy cần thiết;
b) Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
c) Tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này.
đ) Tranh luận tại phiên toà;
e) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
g) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.
Đối với phương án sửa đổi Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP- BTC-VKSNDTC-TANDTC theo hướng TGVPL tham gia tố tụng với vai trò của Luật sư. Cụ thể như sau “TGVPL tham gia tố tụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Luật
Trợ giúp pháp lý với tư cách là Luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; của đương sự trong vụ án hình sự; trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính”.
Ưu điểm của phương án này là thủ tục đơn giản, nhanh và gọn hơn. Vì đây chỉ là Thông tư liên tịch, thủ tục ban hành đơn giản hơn việc ban hành Luật. Trong khi đó để ban hành văn bản luật thì cần sửa chữa nhiều văn bản luật khác nhau, trải qua nhiều bước như trên đã phân tích. Hơn nữa, việc dựa vào vai trò của luật sư sẽ không phải sửa đổi, bổ sung các quyền của người bào chữa, người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Phương án này cũng phù hợp hơn với thực tế vì như trên đã phân tích,
hầu hết các quyền và nghĩa vụ của TGVPL hiện nay đều giống như quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính.
Tuy nhiên, cũng cần xem xét lại sự phù hợp của chế định người bào chữa trong tố tụng. Vì như trên đã phân tích, quyền và nghĩa vụ của luật sư và người đại diện hợp pháp trong vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự không được phân biệt rõ ràng. Trong khi, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo Bộ luật dân sự rất khác so với quyền và nghĩa vụ của luật sư. Do đó, cũng cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng bổ sung quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.
Sửa đổi mục II.3.b Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC- VKSNDTC-TANDTC theo hướng gọn hơn, không gây hiểu nhầm là chủ thể mới là LS CTV. Cụ thể sửa lại như sau: “LS CTV tham gia tố tụng theo quy định của Luật Luật sư và các văn bản có liên quan”.
Tóm lại, mục II.3 Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC- VKSNDTC-TANDTC có thể được viết lại như sau:
“TGVPL, LS CTV được cấp giấy chứng nhận để tham gia tố tụng với tư cách sau đây:
a) TGVPL tham gia tố tụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý với tư cách là Luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; của đương sự trong vụ án hình sự; trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính
b) LS CTV tham gia tố tụng theo quy định của Luật Luật sư và các văn bản có liên quan”.
Thứ hai, về vấn đề TGPL lưu động, cần sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị
định 07/2007/NĐ-CP theo hướng các cơ quan, ban ngành tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tham gia TGPL lưu động nhưng cũng chủ động trong việc sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức của mình. Cụ thể, khi cần huy động đại diện cơ quan, ban ngành ở cơ sở tham gia TGPL lưu động, Trung tâm TGPL, Chi nhánh TGPL phải thông báo ít nhất trước 5 ngày tổ chức lưu động. Nếu không bố trí được đại diện, cơ quan, ban ngành phải thông thông báo với Trung tâm TGPL, Chi nhánh TGPL ít nhất trước 3 ngày tổ chức thực hiện lưu động.
Thứ ba, về chức năng của các cơ quan QLNN đối với hoạt động TGPL, cần sửa
đổi khoản 2 Điều 44 Nghị định 07/2007/NĐ-CP như sau:
“Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp Bộ Tư pháp thực hiện QLNN và quản lý chuyên ngành về TGPL.”
Vì Cục TGPL chỉ mang tính chất là cơ quan giúp việc của Bộ Tư pháp. Đồng thời cũng để phù hợp với các quy định trước đây. Tại Điều 1 Quyết định số 734/QĐ-TTg cũng quy định thành lập Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp QLNN về TGPL miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tại Quyết định số 1989/QĐ-BTP cũng quy định “Cục TGPL là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp QLNN về công tác TGPL trong phạm vi cả nước”.
Cần bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 14/2008/NĐ-CP về chức năng QLNN về TGPL của UBND cấp huyện. Vì hiện nay, theo các văn bản hiện hành, Phòng Tư pháp chỉ có chức năng hướng dẫn thực hiện hoạt động của CLB TGPL. Trong khi đó, Câu lạc bộ TGPL được thành lập trên cơ sở quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã. Nếu chỉ căn cứ vào nhiệm vụ này mà quy định UBND cấp huyện cũng thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động TGPL thì bắt buộc cũng phải quy định UBND cấp xã có chức năng QLNN đối với hoạt động TGPL.