Những giải pháp hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 73 - 77)

- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.

3.2. Những giải pháp hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý

thực hiện trợ giúp pháp lý

Đội ngũ thực hiện TGPL chính là lực lượng giải quyết, thực hiện chính sách về TGPL. Đây là nhân tố cơ bản, quyết định tính hiệu quả trong QLNN đối với hoạt động TGPL. Để phát huy nhân tố này, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, bám sát thực hiện Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 của Ủy

ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, tập trung đầu tư hoàn thiện và phát triển cơ cấu, tổ chức của Trung tâm TGPL, đảm bảo số lượng biên chế của Trung tâm TGPL trong năm 2010 là 12 biên chế, cụ thể bổ sung: 01 Phó giám đốc Trung tâm TGPL, 04 chuyên viên đối với phòng nghiệp vụ TGPL. Cần xem xét, cân nhắc đối với việc thành lập các Chi nhánh của Trung tâm TGPL, nếu

chưa đủ nguồn lực về đội ngũ và cơ sở, vật chất, kiên quyết chưa thành lập nhằm tránh tình trạng thành lập ra các Chi nhánh nhưng hoạt động không hiệu quả do không có đủ nguồn lực và cơ sở vật chất để hoạt động. Kết hợp với việc thực hiện nghiêm túc Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Trung tâm TGPL sẽ có điều kiện tăng thu nhập cho viên chức, góp phần khắc phục hạn chế về kinh phí do ngân sách cấp cho hoạt động TGPL.

Hai là, cần nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của các tổ chức Đoàn thể, Hội quần

chúng trong TGPL. Về cơ bản ít nhiều, các tổ chức này cũng có khả năng thực hiện TGPL. Ví dụ đối tượng phụ nữ thông qua hội phụ nữ, đối tượng nông dân nghèo thông qua hội Nông dân, đối tượng người có công với cách mạng thông qua Hội Cựu chiến binh…Nếu tăng cường vai trò của các đoàn thể này sẽ tận dụng được nguồn lực của các tổ chức này (nhất là các tổ chức có hệ thống hoàn chỉnh. Ví dụ: Hội Cựu chiến binh được tổ chức ở bốn cấp: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương). Điều này sẽ bù đắp được những hạn chế trong các biện pháp thực hiện TGPL của Trung tâm TGPL. Khi có nhu cầu TGPL, người được TGPL có thể thông qua các tổ chức này để đưa yêu cầu đến Trung tâm TGPL. Do đó, Trung tâm TGPL cần có sự liên hệ chặt chẽ hơn nữa đối với các tổ chức này như hàng tháng gặp gỡ giao ban, khuyến khích các tổ chức này cử cán bộ, công chức tham gia làm cộng tác viên của Trung tâm TGPL, hoặc kết hợp để thực hiện tổ chức sinh hoạt các Câu lạc bộ (như phối hợp sinh hoạt giữa câu lạc bộ TGPL với Câu lạc bộ Nông dân…).

Ba là, cần nhận thức đúng vai trò của luật sư trong việc thực hiện TGPL. Điều này

sẽ giúp các cơ quan có chức năng có những chính sách, phương hướng hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia của luật sư trong hoạt động TGPL. Luật sư là nghề góp phần quan trọng bảo đảm công lý, là công cụ hữu hiệu để thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của công dân. Trợ giúp pháp lý cũng nhằm mục đích đem lại công bằng cho những người không có điều kiện về kinh tế tiếp cận với công lý. Do đó, hoạt động trợ giúp pháp lý không thể tách rời nghề luật sư. Trong Luật luật sư tại Điều 31 cũng quy định “Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý.”.Trên thế giới hiện nay, tồn tại ba mô hình TGPL phổ biến, đó là: một là, mô hình TGPL từ thiện (là mô hình dựa hoàn toàn vào sự hảo tâm hoạt động của luật sư tình nguyện thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí), hai là, mô hình TGPL nhà nước (là mô hình nhà nước tổ chức, quản lý và cung cấp kinh phí cho các tổ chức thực

hiện TGPL), ba là mô hình hỗn hợp (là mô hình kết hợp giữa hai mô hình trên, mà mô hình ở nước ta đang mô phỏng theo). Dù là mô hình nào thì “các luật sư hành nghề tự do đều giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động TGPL”(34).

Hiện nay, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã và đang có những thay đổi lớn về chất lượng hoạt động, phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi nước ta gia nhập tổ chức WTO. Trong đó, để đánh giá chất lượng của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đã có những giải thưởng, danh hiệu tôn vinh những luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nhằm xếp loại luật sư, tổ chức hành nghề luật sư như danh hiệu “Hãng luật và luật sư của năm”(35), danh hiệu“ Luật sư của công chúng”(36). Để gắn với nhiệm vụ cao cả của luật sư, trong các tiêu chí để vinh danh các danh hiệu trên cần có tiêu chí thực hiện TGPL của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Không những thế, cần coi đây là tiêu chí bắt buộc, hàng đầu. Tuy nhiên, tại Quyết định số 498 /QĐ-TBT, ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam về việc ban hành quy chế bình chọn danh hiệu “hãng luật và luật sư của năm” thì tiêu chí bình chọn hai danh hiệu trên hoặc không đề cập đến nghĩa vụ TGPL hoặc coi đây chỉ là một tiêu chí nhỏ trong thang điểm xét chọn. Do đó, cần có sự sửa đổi trong quy chế bình chọn, trong đó tách tiêu chí về TGPL ra riêng với thang điểm 10/100.

Bốn là, đối với cộng tác viên không là luật sư, cần tăng cường số lượng tại những

vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng phát triển cán bộ tại chỗ là người dân tộc thiểu số (qua chế độ cử tuyển, ưu đãi, thu hút sinh viên luật); thu hút các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan đã nghĩ hưu; cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, luật gia, hòa giải viên cơ sở, trưởng thôn,

34 () Nhận thức về vai trò, trách nhiệm, hình thức, phương thức tham gia của luật sư đối với hoạt động TGPL theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý 2006, Nguyễn Văn Tùng, Nhà nước và pháp luật số 1/2008, tr 63. quy định của Luật trợ giúp pháp lý 2006, Nguyễn Văn Tùng, Nhà nước và pháp luật số 1/2008, tr 63.

35() Chương trình bình chọn danh hiệu “Hãng luật và LS của năm” là hoạt động thường niên do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các tổ chức nhằm góp phần tôn vinh nghề nghiệp của các Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư, xây dựng hình ảnh, thương hiệu của các hãng luật, luật sư tham gia cuộc bình chọn. Chương trình được trao giải lần đầu tiên vào ngày 04/05/2010 tại Hà Nội.

36() Đây là danh hiệu được tổ chức cùng với Chương trình bình chọn “Hãng luật và Luật sư của năm” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn.Tại lần đầu, có 03 Luật sư được vinh danh là Luật sư Phạm Hồng Hải (Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải và Cộng sự), Luật sư Thiệu Ánh Dương (Đoàn Luật sư T.P Hồ Chí Minh), Luật sư Đặng Anh Đức (Văn phòng Luật sư Đặng và Cộng sự).

trưởng bản làm cộng tác viên, chú trọng phát triển cộng tác viên ở cấp cơ sở, trong đó ưu tiên lựa chọn cán bộ nữ và cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Năm là, cần bổ sung đội ngũ chuyên viên tại Trung tâm TGPL là người thực hiện

TGPL (nhưng chỉ thực hiện các hình thức TGPL khác, không phải là tham gia tố tụng) nhằm khắc phục tình trạng thiếu người thực hiện TGPL. Thực tế, từ khi các Trung tâm TGPL được thành lập đến trước khi Luật trợ giúp pháp lý ra đời, thì việc thực hiện TGPL đều do đội ngũ chuyên viên tại Trung tâm TGPL thực hiện. Hơn nữa, chất lượng vụ việc TGPL cũng được nâng cao vì đội ngũ này hoạt động một cách chuyên nghiệp và dễ kiểm soát được chất lượng vụ việc. Hiện nay, đội ngũ chuyên viên chỉ đóng vai trò giúp việc cho đội ngũ TGVPL, gây lãng phí nguồn nhân lực trong khi họ đều là cử nhân luật, có trình độ pháp lý cao hơn hẳn so với lực lượng cộng tác viên là già làng, trưởng bản hay hòa giải viên.

Sáu là, cần chú trọng tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là các

kỹ năng TGPL cho đội ngũ TGVPL, chuyên viên, cộng tác viên là cán bộ tại cơ sở như đồng bào dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản. Cần đặt việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng về TGPL trong tổng thể các giải pháp về kiện toàn, củng cố phát triển lực lượng thực hiện TGPL cũng như chất lượng thực hiện TGPL. Trong đó, xây dựng cơ chế đánh giá chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL. Bao gồm 3 bước thực hiện:

Bước 1: Xác định đầu vào gồm nhu cầu về nội dung nghiệp vụ TGPL, các kiến thức, kỹ năng đã có của học viên, cơ sở, vật chất cần có để đảm bảo cho việc tập huấn, chất lượng giảng viên. Ví dụ: đối với chuyên viên, cộng tác viên, TGVPL không phải là người dân tộc thiểu số cần nâng cao khả năng giao tiếp của họ khi tiếp xúc với người dân tộc thiểu số (tập huấn, đào tạo về tiếng nói, phong tục của người dân tộc thiểu số). Đối với các cộng tác viên là già làng, trưởng bản, cán bộ hòa giải cần nâng cao kiến thức pháp luật…

Bước 2: Trong quá trình tập huấn, cần xác định được phương pháp truyền đạt, phương pháp giảng dạy, dành nhiều thời gian thảo luận, trao đổi và giải quyết tình huống, vụ việc mẫu. Đối với tập huấn các kỹ năng TGPL, chủ yếu giúp học viên thực hành các thao tác, quy trình, thủ tục thông qua giải quyết vụ việc cụ thể hoặc đưa ra các bài tập trắc nghiệm.

Bước 3: Xác định đầu ra, học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng, thực hành thành thạo những kỹ năng, biết sử dụng kiến thức đã được bồi dưỡng như thế nào thông qua việc viết bài thu hoạch hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng sau.

Theo Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 05/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì Trung tâm TGPL nhà nước có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL thường xuyên cho người thực hiện TGPL theo kế hoạch đã được Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt. Đồng thời, theo Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015” ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BTP ngày 10/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì đối tượng bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên của Trung tâm là cộng tác viên của Trung tâm, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL, luật sư, tư vấn viên pháp luật của các tổ chức tham gia TGPL. Với nhóm đối tượng cần bồi dưỡng nghiệp vụ như vậy và phải tiến hành liên tục trong phạm vi thời gian dài để bảo đảm tiến độ mà Đề án đã đặt ra, cần thiết phải xây dựng một quy trình “bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thường xuyên và đột xuất” của Trung tâm TGPL.

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w