Cơ quan thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 25 - 27)

Ở Trung ương, cơ quan QLNN đối với hoạt động TGPL là Chính phủ và Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ khác. Chính phủ là cơ quan thống nhất QLNN về TGPL, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về TGPL. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện QLNN về TGPL.

Ở địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN về TGPL tại địa phương. Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn. Ngoài ra, có UBND quận, huyện, thị xã và phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã.

Bảng 3: Mô hình bộ máy QLNN về TGPL

1.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương

Ở trung ương, Chính phủ với tính chất là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan có chức năng thống nhất QLNN về TGPL;

Các Bộ, cơ quan ngang bộ khác trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện QLNN về TGPL cụ thể: Quản lý nhà nước về TGPL trong phạm vi lĩnh vực được phân công phụ trách; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện pháp luật về TGPL; chỉ đạo các đơn vị

Ghi chú:

Sự quản lý trực tiếp;

Sự quản lý, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ CHÍNH PHỦ

Bộ Tư pháp

Cục TGPL

Các Bộ, cơ quan ngang bộ khác

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Sở Tư pháp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Phòng Tư pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 25 - 27)