- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.
2.1. Thực trạng về công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý
phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý
Chính sách, pháp luật về TGPL trong suốt 13 năm qua được từng bước hình thành, kiểm nghiệm trong thực tiễn và ngày càng hoàn thiện. Mức độ và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về TGPL được mở rộng, đầy đủ, toàn diện, có hiệu lực pháp lý ngày càng cao hơn, mà kết quả cao nhất hiện nay là Luật trợ giúp pháp lý. Từ buổi ban đầu, hoạt động TGPL chỉ được điều chỉnh bằng Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hệ thống TGPL, Chỉ thị số 05/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 16 văn bản dưới đó của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương (Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành có liên quan; quyết định, thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) và các văn bản triển khai thi hành của UBND cấp tỉnh (Quyết định thành lập Trung tâm TGPL của Nhà nước, quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm; chỉ thị về việc tăng cường công tác TGPL…). Qua 13 năm phát triển, pháp luật về TGPL đã trở thành một hệ thống đồng bộ gồm: Luật trợ giúp pháp lý, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ, Chỉ thị số 35/2006/CT- TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư liên tịch về tổ chức, về tài chính, về phối hợp trong tố tụng, các Thông tư và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp… Có thể nói, đã gần hoàn thành các nhiệm vụ Thủ tướng giao trong Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg về việc Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản liên tịch hướng dẫn thi hành về các vấn đề như: tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất
25() Quyết định số 392/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai ngày 10/7/2009 về việc phê duyệt Đề án hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành.
và kinh phí hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước; phối hợp TGPL trong tố tụng; tiêu chuẩn và mã ngạch TGVPL.... Đã ban hành nhiều văn bản dưới dạng Quyết định (trong đó có 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quỹ TGPL và ban hành Đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm và Chi nhánh), các quyết định của Bộ, thông tư, thông tư liên tịch để cụ thể hoá các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành; quy chế cộng tác viên; trình tự, thủ tục TGPL; quy chế mẫu về tổ chức hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước, điều lệ mẫu về Câu lạc bộ TGPL; đề án về bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL; bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL; v.v....).
Sự ra đời của Luật trợ giúp pháp lý đánh dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển về chất của công tác TGPL, tạo lập cơ chế đồng bộ trong việc mở rộng và phát triển cân đối dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hầu hết những vấn đề lớn về chính sách TGPL của Đảng đã được luật hoá, tạo thành cơ chế pháp lý điều chỉnh về tổ chức và hoạt động TGPL ở Việt Nam như: các nguyên tắc hoạt động TGPL; địa vị pháp lý của người được TGPL, người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động TGPL, quản lý nhà nước về TGPL. TGPL được định nghĩa với tư cách là một loại hình dịch vụ pháp lý miễn phí, gắn với vụ việc cụ thể và đối tượng xác định do các tổ chức của Nhà nước và xã hội thực hiện, trong đó xác định Nhà nước là chủ thể chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện, là nền tảng quan trọng để Luật được thực thi trong cuộc sống. Các nguyên tắc hoạt động TGPL, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động TGPL, quyền của người được TGPL, các hành vi bị cấm để bảo đảm về chất lượng TGPL đã được làm rõ. Điều đáng chú ý là Luật trợ giúp pháp lý đã thể hiện tính xã hội sâu sắc thông qua việc mở rộng phạm vi người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và hoạt động TGPL so với quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hệ thống TGPL. Ngoài các tổ chức TGPL nhà nước, các tổ chức tham gia TGPL thuộc tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật cũng được xác định rõ về quyền, nghĩa vụ và phạm vi hoạt động trong Luật. Lần đầu tiên, một chức danh mới trong tố tụng – Trợ giúp viên pháp lý - được thể chế hoá với vai trò là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự và thực hiện các hình thức TGPL khác. Cùng với việc chuẩn hoá chức danh TGVPL.
Nhằm tạo một cơ chế để mọi tổ chức, cá nhân có thể tham gia, đóng góp vào hoạt động trợ giúp pháp lý và trên cơ sở kế thừa của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2008 về thành lập Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam. Quỹ được hình thành trên sự đóng góp tự nguyện, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước, từ sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Để hướng dẫn sự hoạt động của Quỹ, Bộ Tư pháp đã ra Quyết định 08/2008/QĐ-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam, sau đó Bộ Tài chính có thông tư 41/2009/TT- BTC ngày 09/3/2009 hướng dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam. Trong phối hợp hoạt động giữa các cơ quan về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng ra đời đã cụ thể hoá quy định của Luật trợ giúp pháp lý, bảo đảm để đội ngũ TGVPL, Luật sư cộng tác viên (LS CTV) tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động TGPL. Ở địa phương, sau khi Thủ tướng có Quyết định 734/TTg, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định số 307/QĐ-UB ngày 04/4/1998 thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Gia Lai với vị trí là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và có con dấu riêng để hoạt động. Năm 2007, sau khi Luật Trợ giúp pháp lý 2005 được thông qua, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2007 về việc kiện toàn Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Gia Lai (sau đây gọi là Trung tâm TGPL) và quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2010 về việc thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình cũng đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện ở địa phương dưới nhiều hình thức để quán triệt và chỉ đạo thống nhất các hoạt động liên quan đến công tác TGPL như quyết định số 1411/QĐ- UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh quyết định về việc thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành của tỉnh về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, quyết định số 392/QĐ- UBND ngày 10/7/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Đề án hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động
của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì tổ chức, cán bộ, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Trung tâm TGPL theo hướng chuyên sâu theo từng lĩnh vực pháp luật (hình sự, dân sự, hành chính, lao động…). Trung tâm TGPL có các phòng chuyên môn nghiệp vụ, trong đó mỗi lĩnh vực TGPL đều có TGVPL chuyên trách. Sở Tư pháp trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cũng đã ban hành quyết định về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai.