Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 67 - 70)

- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.

2.5. Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý

động trợ giúp pháp lý

Những tồn tại, vướng mắc trên xuất phát từ hệ thống pháp luật về TGPL ở nước ta, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Gia Lai và một số nguyên nhân khác. Cụ thể như sau:

Một là, hệ thống pháp luật về TGPL ở nước ta hiện nay chưa hoàn thiện, tính hệ

thống hóa chưa cao, thiếu thống nhất, chưa cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau nên khó áp dụng, gây khó khăn cho công tác quản lý. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu do đất nước ta đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ, tình hình kinh tế - xã hội biến đồng không ngừng dẫn đến Luật và các văn bản dưới luật không thể theo kịp sự biến đồng đó. Mặt dù Luật và các văn bản này có tính dự báo, tức là đã có một khoảng thời gian để các văn bản này tồn tại và phù hợp với một số điều kiện mới phát sinh mà thời điểm ban hành văn bản chưa thể hiện trong xã hội. Mặt khác, lĩnh vực TGPL tuy là lĩnh vực hẹp nhưng có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực khác như tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, lĩnh vực về cán bộ, công chức….nên công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cũng khó khăn.

Mặt khác, cơ chế, kỹ năng xây dựng và ban hành các văn bản về TGPL cũng như hệ thống pháp luật nói chung chưa được hoàn thiện. Trong một thời gian ngắn, sau khi Luật trợ giúp pháp lý ra đời, Chính phủ, các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, tuy nhiên chưa đầu tư nghiên cứu đúng mức cho việc hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, giải quyết kịp thời những vướng mắc của thực tiễn QLNN nên vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động TGPL.

Hai là, các quy định của pháp luật hiện nay xác định chỉ khuyến khích các tổ chức,

cá nhân trong đó có đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý mà không phải một quy định mang tính bắt buộc, có chế tài. Theo bà Tạ Thị Minh Lý trả lời báo Pháp luật Việt Nam khi xây dựng Luật trợ giúp pháp lý cho rằng “đây là vấn đề thuộc về đạo đức xã hội, làm luật sư phải biết luôn có tinh thần bênh vực, giúp đỡ người yếu thế. Vì vậy trợ giúp pháp lý là việc đương nhiên phải làm.” Tuy nhiên, “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư dứt khoát phải đi kèm những chế tài cụ thể về các vi

phạm” (Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phát biểu tại Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc năm 2009).

Ba là, Gia Lai làm một tỉnh miền núi, kinh tế còn khó khăn, chủ yếu dựa vào nông

nghiệp và khai thác, chế biến lâm sản nên nên việc thu hút đội ngũ tri thức, nhất là đội ngũ am hiểu về pháp luật về làm việc tại tỉnh gặp nhiều trở ngại. Dẫn đến Trung tâm TGPL cũng như Sở Tư pháp và ngành tư pháp của tỉnh Gia Lai đang thiếu nhiều người có trình độ đại học chuyên ngành luật (theo thống kê của Sở Tư pháp thì ở các huyện, thị xã, thành phố, Phòng Tư pháp có biên chế từ 03 đến 05 người, trong đó người có trình độ đại học chỉ chiếm 63%; đối với cấp xã thì trong tổng số 222 xã, phường, thị trấn thì cán bộ tư pháp – hộ tịch có trình độ đại học chỉ khoảng 20%). Hơn nữa, lại không có nguồn để tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra, việc điều chuyển cán bộ đã có kinh nghiệm trong công tác TGPL, đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL làm công việc khác; bố trí cán bộ mới làm công tác TGPL gây thiếu hụt về đội ngũ người thực hiện TGPL cũng như ảnh hưởng đến việc bố trí nhân lực theo lĩnh vực chuyên sâu về nghiệp vụ TGPL và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện TGPL, nhất là đội ngũ cộng tác viên là cán bộ tư pháp – hộ tịch ở cấp xã...Nguyên nhân vì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ rất thấp, trong khi đó những cán bộ có kinh nghiệm và đã qua bồi dưỡng, đào tạo về TGPL có trình độ hơn nên được điều chuyển qua làm công tác như Phó chủ tịch UBND, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã...

Bốn là, viên chức tại Trung tâm TGPL cũng như công chức làm công tác QLNN tại

các phòng thuộc Sở Tư pháp, hiện nay, ngoài chế độ chung về tiền lương và tiền khoán chi, họ không được hưởng chế độ, sự hỗ trợ hay khuyến khích nào khác. Điều này đã gây tác động không tốt đến tâm trạng, tinh thần làm việc và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác QLNN về TGPL cũng như thực hiện TGPL. Theo Nghị định 07/2005/NĐ-CP, TGVPL được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp vượt khung (nếu có). Khi tham gia tố tụng, thực hiện đại diện ngoài tố tụng, hoà giải trong trợ giúp pháp lý, TGVPL được hưởng phụ cấp vụ việc bằng 10% mức bồi dưỡng áp dụng đối với cộng tác viên. Tuy nhiên, đến nay, các TGVPL của Trung tâm trợ giúp pháp lý vẫn chưa nhận được chế độ trên do chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể.

Năm là, các dịch vụ pháp lý còn khá xa lạ đối với người dân, ít khi người dân nhờ

đến sự giúp đỡ của Luật sư khi có vụ việc liên quan đến pháp luật nên nghề Luật sư tại Gia Lai còn ít phát triển, dẫn đến nguồn cộng tác viên là Luật sư của Trung tâm TGPL không có.

Sáu là, thiếu quy trình các thủ tục trong hoạt động TGPL để dễ kiểm soát chất

lượng vụ việc. Theo Luật trợ giúp pháp lý thì chỉ mới quy định về trình tự yêu cầu TGPL tại Điều 33 Luật trợ giúp pháp lý và thụ lý vụ việc TGPL tại Điều 34 Luật trợ giúp pháp lý. Trong khi nếu áp dụng một quy trình quản lý sẽ thúc đẩy cả hệ thống làm việc tốt, giải phóng người lãnh đạo khỏi các công việc sự vụ lặp đi lặp lại; ngăn ngừa được những sai sót nhờ xác định rõ các quy trình, thủ tục giải quyết công việc và trách nhiệm của mỗi bộ phận, cá nhân; qua đó tạo điều kiện xác định đúng nhiệm vụ công việc và cách thức thực hiện để đạt được kết quả cũng như cung cấp cách nhận biết, giải quyết các sai sót và ngăn ngừa tái diễn.

Bảy là, nhận thức về công tác TGPL của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân và một

số cấp uỷ, chính quyền chưa đầy đủ. Vì vậy, quá trình thực hiện Luật trợ giúp pháp lý cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trợ giúp pháp lý chưa thông suốt, thuận lợi, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, đầu tư nguồn lực cần thiết và kịp thời từ một số cơ quan, tổ chức có liên quan.

Tám là, việc kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL chưa thường xuyên nên

có tình trạng một số vụ việc TGPL chất lượng chưa cao, chưa bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL. Một số hoạt động của Trung tâm chưa đi vào thực chất và chưa bám sát nhu cầu TGPL của người dân, còn né tránh các vụ việc khó, gây “đụng chạm”.

CHƯƠNG 3.

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w