ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI TỈNH GIA LA

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 33 - 34)

- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI TỈNH GIA LA

Gia Lai là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc Tây nguyên có toạ độ địa lý từ 120o58'20'' đến 140o36'30'' độ vĩ Bắc, từ 1070o27'23'' đến 1080o54'40'' độ kinh đông, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp Campuchia, với 90 km đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tỉnh có trục quốc lộ 14 nối với tỉnh Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ; trục quốc lộ 19 nối với các tỉnh các tỉnh duyên hải miền Trung, từ Quy Nhơn đi Pleiku và sang các tỉnh đông bắc Campuchia; quốc lộ 25 nối Gia Lai với Phú Yên. Gia Lai có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2 (theo Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005). Dân số tỉnh Gia Lai 1.272.792 người, (điều tra dân số 01/04/2009) mật độ 82 người/km² bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh là 661.851 người, chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Gia-rai với 426.385 người (chiếm 33,5%), Ba Na với 174.372 người (chiếm 13,7%), Giẻ-chiêng, Xơ-đăng, Cơ-ho, Thái, Mường... Toàn tỉnh có 14 huyện, 01 thành phố, 02 thị xã với 62 xã vùng III (xã đặc biệt khó khăn), 07 xã biên giới thuộc 03 huyện huyện là Đức Cơ, Ia Grai và Chư Prông.

Nằm trên địa bàn chiến lược ở khu vực bắc Tây Nguyên, Gia Lai là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đa dạng về thành phần cư dân và nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ xã hội cộng đồng, cộng đồng gia tộc mẫu hệ. Dù trải qua biết bao biến đổi của lịch sử, trên mảnh đất Gia Lai vẫn duy trì một nền văn hóa đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa bản địa. Chiếm đại đa số dân cư lâu đời ở Gia Lai phải kể đến hai dân tộc Jrai và Bahnar. Vào giữa thế kỷ XV, xã hội người Jrai, Bahnar đã phát triển cao, thành một xã hội có mầm mống sơ khai của nhà nước. Tuy vậy, do sự biệt lập về địa lý, ít nhiều bị tách khỏi thế giới bên ngoài...xã hội người Jrai vẫn chững lại ở giai đoạn tiền nhà nước.

Số lượng người được trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai rất lớn ngoài số lượng người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48% như đã nêu ở trên; người có công với cách mạng

61.464 người (chiếm 4,8%); hộ nghèo là 373.605 hộ; trẻ em không nơi nương tựa là 1.360 em; người già cô đơn là 1.594 người; người tàn tật là 3.795 người(25). Ngoài ra còn có rất nhiều đối tượng khác như phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, người bị nhiễm HIV/AIDS, người mới ra tù… cũng được TGPL theo Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam cam kết tham gia. Mặt khác, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì có một số vụ án khi xét xử bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa.

Do những đặc điểm trên, QLNN đối với hoạt động TGPL tại tỉnh Gia Lai ngoài những đặc điểm chung của QLNN đối với hoạt động TGPL, cũng mang những đặc điểm riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w