1. Kết luận
Đội ngũ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà mau là yêu cầu quan trọng và cần thiết để chuẩn bị chất lượng nguồn nhân lực tương lai, góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Cà Mau”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Về tình hình đội ngũ GV: Đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau hiện nay với tinh thần trách nhiệm, ý thức khắc phục khó khăn cùng với sự tác động tích cực bởi các chính sách thu hút của địa phương đã duy trì được sự ổn định trong hoạt động kể cả những trường THPT ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đội ngũ vẫn còn thiếu về số lượng (174 GV năm học 2007 - 2008), cơ cấu bộ môn chưa đồng bộ (các môn đặc thù như Công nghệ, Thể dục, GDQP thiếu từ 20 đến 39 GV; các môn Tin học, Ngoại ngữ thiếu từ 20 đến 27 GV), trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như việc phân bổ các đối tượng này chưa phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục THPT. Ngoài ra, số GV THPT đạt trình độ trên chuẩn còn thấp (1,12%); số GV chưa đạt chuẩn còn 1,68% cũng như hạn chế về trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ đang là mối quan tâm của các cấp quản lý giáo dục địa phương trong quá trình bồi dưỡng phát triển toàn diện đội ngũ. Mặt khác, các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học của GV THPT, đặc biệt ở các trường thuộc địa bàn nông thôn hiện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng.
- Về thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV: công tác phát triển đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau những năm qua đã chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng góp phần đáng kể vào việc giải quyết yêu cầu về số lượng, kể cả số GV THPT dạy các môn đặc thù. Các cấp quản lý giáo dục đã tích cực tham mưu về chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực, thường xuyên quan tâm công tác tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, nâng dần tỷ lệ GV/lớp và tỷ lệ GV đạt chuẩn hàng năm. Công tác điều động, phân công, luân chuyển đội ngũ phù hợp với trình độ năng lực GV và nhu cầu thực tế của đơn vị đã thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, trong quy hoạch kế hoạch phát triển đội ngũ, việc điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng GV vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa đi sâu vào thực chất, chưa xây dựng được các kế hoạch phát triển đội ngũ lâu dài. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tự đào tạo bồi
dưỡng chưa có sự chỉđạo, liên kết tổ chức chặt chẽ, chủ yếu chỉ nhằm thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ trong từng năm học. Công tác đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng chuẩn hóa cho đội ngũ còn chậm, chưa tương xứng với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ đổi mới giáo dục THPT hiện nay cũng như chỉ tiêu của tỉnh. Yêu cầu bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ, nâng cao trình độ chính trị cho đội ngũ cũng còn hạn chế, chưa xây dựng được kế hoạch lộ trình cụ thể sát hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của đội ngũ. Ngoài ra, hoạt động thanh tra kiểm tra chưa đi sâu vào đánh giá thực chất chất lượng, hiệu quả hoạt động của GV nhằm chỉ ra các biện pháp cải thiện tình hình. Việc sử dụng kết quả kiểm tra, thanh tra, đánh giá để đề bạt, đãi ngộ, điều động, luân chuyển… chưa được các cấp quản lý giáo dục thực sự chú trọng.
- Về các biện pháp phát triển đội ngũ:
Theo số liệu dự báo về công tác tuyển dụng, nâng chuẩn đội ngũ trong thời gian tới, căn cứ tình hình thực tế Sở GD&ĐT cần đề nghị tỉnh điều chỉnh chỉ tiêu về tỷ lệ GV đạt trình độ thạc sĩ theo như lộ trình đề xuất.
Đểđảm bảo mục tiêu phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độđào tạo, tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển bền vững đề tài đã đưa ra một số biện pháp cơ bản là:
+ Lập kế hoạch quy hoạch đào tạo nhằm phát triển đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng.
+ Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng cho đội ngũ GV THPT.
+ Xây dựng chế độ phối hợp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên giữa các ngành, các cấp, các tổ chức.
+ Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV THPT.
+ Tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện dạy học.
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường công tác thuận lợi cho đội ngũ GV THPT.
+ Đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
+ Thực hiện chếđộđãi ngộ, chính sách thu hút nguồn nhân lực.
Trên cơ sở kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau đã đề xuất trên, qua 282 ý kiến trả lời của GV, có trên 80% ý kiến cho là cần thiết
và rất cần thiết. Đây cũng là một căn cứ đáng lưu ý bước đầu để xác định tính khả thi của các biện pháp mà luận văn đề xuất.
2. Kiến nghị
- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Nghiên cứu, giao trách nhiệm cho các trường Đại học sư phạm và khoa sư phạm trong các trường Đại học thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng GVTHPT hàng năm theo “sự đặt hàng” chi tiết của tỉnh và Sở GD&ĐT, đảm bảo chuẩn thống nhất và cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tạo điều kiện thuận lợi thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học.
+ Quan tâm mở rộng các hình thức bồi dưỡng đào tạo, nâng chuẩn trình độ sau đại học (ngoài các hình thức bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuẩn hóa) cho một bộ phận GV ở các địa phương có tài năng sư phạm, có tinh thần thực sự cầu tiến với các chế độ khuyến khích, đãi ngộ thỏa đáng.
- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau:
+ Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện Đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” (theo quyết định số 1041/QĐ-UBND ngày 29/12/2005) đối với từng Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
+ Nghiên cứu bổ sung quy định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Cà Mau (theo quyết định số 22/2006/QĐ-UBND ngày 11/5/2006): nên có mức hỗ trợ kinh phí thu hút hàng tháng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng sâu, vùng khó khăn (mà quyết định 86/2001/QĐ-UBND ngày 21/12/2001 trước đó có đề cập) nhằm động viên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều động, phân công, luân chuyển đội ngũ hàng năm.
+ Nghiên cứu các giải pháp phát triển nhanh giao thông đường bộ, giao thông nông thôn đồng thời tăng cường chỉđạo công tác xây dựng nhà công vụ cho GV (ưu tiên các điểm trường điều kiện đi lại khó khăn).
+ Nghiên cứu vận dụng quy định về phân cấp quản lý đội ngũ, giao trách nhiệm cho các trường THPT xây dựng kế hoạch trung hạn (5 năm) về đào tạo GV phục vụ lâu dài cho đơn vị, tiếp tục điều chỉnh bổ sung kế hoạch tổng thể của ngành về phát triển đội ngũ GVTHPT.
+ Tranh thủ chủ trương của tỉnh, Bộ liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trường chính trị, các cơ sở giáo dục… có kế hoạch thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bằng nhiều hình thức thích hợp, chú trọng bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, chính trị, quản lý giáo dục; tích cực tham mưu đổi mới chính sách, chế độ ưu đãi, khuyến khích tự đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ.
+ Chỉ đạo, tổ chức các hình thức bồi dưỡng cấp tỉnh, cấp trường hàng năm (như tổ chức giao lưu chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, nhân điển hình GV tiêu biểu) với chế độđãi ngộ khen thưởng thỏa đáng.
+ Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá GV theo hướng tập trung đánh giá chất lượng giảng dạy và các kỹ năng sư phạm đồng thời xây dựng cơ chế sử dụng kết quả đánh giá nhằm khuyến khích đội ngũ tự rèn luyện vươn lên.
- Đối với trường THPT:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo GV trên cơ sở lấy lực lượng HS địa phương làm nguồn lực chủ yếu, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, tư vấn tuyển chọn HSTHPT giỏi vào ngành đồng thời tham mưu vận dụng các nguồn kinh phí các cấp, các tổ chức hỗ trợđào tạo.
+ Tập trung chỉ đạo các hình thức bồi dưỡng GV, chú trọng hoạt động chuyên môn ở tổ, hoạt động thao giảng ở trường, có biện pháp đánh giá khuyến khích công tác tự bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng nâng chuẩn.
+ Chủ động tham mưu về chính sách chế độ đãi ngộ, thực hiện dân chủ, công khai, công bằng trong công tác thi đua khen thưởng.