Những ưu điểm và hạn chế của công tác phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Cà Mau (Trang 54 - 59)

10 Đổi mới công tác thi đua khen thưởng

2.3.3. Những ưu điểm và hạn chế của công tác phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau

đội ngũ GV THPT.

Thực trạng công tác phát triển GV cả về số lượng, cơ cấu trình độ chuyên môn qua các hình thức đào tạo bồi dưỡng đang tiến hành đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong quá trình xây dựng, bổ sung, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời cũng bộc lộ những khó khăn, tồn tại cần phải có biện pháp khắc phục để cải thiện tình hình.

2.3.3. Nhng ưu đim và hn chế ca công tác phát trin đội ngũ GVTHPT tnh Cà Mau Mau

Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo thống kê, các chương trình kế hoạch hoạt động của ngành, phân tích thành quả đạt được và những yếu kém, bất cập ở trường THPT, tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của gần 1/3 tổng số CBQL (48/73 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng)

và gần 1/5 tổng số GV (282/1253 GVTHPT), chúng tôi nhận xét về những ưu điểm và hạn chế cơ bản của công tác phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau như sau:

* Ưu điểm:

Công tác điều tra, khảo sát đánh giá chất lượng đội ngũ được CBQL các trường chú trọng thực hiện hàng năm, Sở GD&ĐT đã đề ra kế hoạch, giải pháp với sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban chức năng tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ và đề xuất việc bố trí, sử dụng hợp lý từng năm và lâu dài (Kế hoạch 1142/KH-SGD&ĐT). Quá trình xây dựng kế hoạch phát triển GV đảm bảo sự đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ đã được các cơ sở trường học quan tâm, các cấp quản lý giáo dục tập trung chỉ đạo thường xuyên hơn. Nhu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ thừa, thiếu ở mỗi năm học đều được dự báo sát hợp với tình hình phát triển từng trường. Ngành GD&ĐT đã triển khai kế hoạch tổ chức tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bằng nhiều hình thức kể cả trong và ngoài tỉnh; xây dựng cơ chế quản lý sử dụng đội ngũ trên cơ sở các tiêu chuẩn GV theo quy định. Công tác luân chuyển CBQL và GV được tiến hành đồng thời với việc thực hiện chế độ đãi ngộ, thu hút lực lượng GV mới (theo Quyết định số 22/2006/QĐ-UBND ngày 11/5/2006 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Cà Mau- phụ lục 9), khắc phục dần tình trạng thiếu GVTHPT trầm trọng qua nhiều năm, nhất là ở các trường huyện vùng sâu, vùng xa. Kết quả các hoạt động này đã liên tục đưa tỷ lệ GV/lớp tăng lên (từ 1,48 GV/lớp năm học 2005-2006 đến 1,97 GV/lớp năm học 2007-2008).

Quá trình thực hiện các biện pháp bổ sung đội ngũ, Sở GD&ĐT Cà Mau đã tập trung đào tạo GVTHPT theo hướng từng bước đồng bộ hóa cơ cấu bộ môn, chú trọng liên kết ưu tiên đào tạo GV dạy các môn đặc thù. Từ năm học 2005 - 2006 đến nay, tình trạng GV dạy chéo ban giảm hẳn; GV dạy các môn Tin học, ngoại ngữ được bố trí phân công ổn định, cân đối hợp lý giữa các trường THPT. Kết quả này cho thấy tác dụng thiết thực và hiệu quả của công tác tham mưu với UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT tăng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo GV phổ thông dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, Tin học, Ngoại ngữ. Việc chọn cử CBQL và GV cốt cán tham dự các khóa bồi dưỡng kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục đã góp phần quan trọng nhằm ổn định và tăng cường hiệu quả hoạt động ở các trường học.

Số lượng GV đạt chuẩn đào được phân công giảng dạy đúng chuyên môn, có điều kiện rèn luyện nghiệp vụ tích lũy kinh nghiệm. Chất lượng các mặt giáo dục và tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm tương đối ổn định phản ánh thực chất kết quả giảng dạy và học tập phù hợp

với tình hình thực trạng đội ngũ cũng như điều kiện dạy- học của từng trường. Đặc biệt, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào cao đẳng và đại học hàng năm rất cao ( 24,3% năm 2007 và 27,9% năm 2008).

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ được các cấp quản lý giáo dục quan tâm, đa số GV tâm huyết, yêu nghề, gắn bó với nghề, có tinh thần vượt khó vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất, lối sống phù hợp với các quy định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT) do Bộ GD&ĐT ban hành.

Đội ngũ GVTHPT tích cực tham gia công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, các hoạt động bồi dưỡng trong hè, bồi dưỡng thay sách, các hình thức bồi dưỡng chuyên môn ở trường, ở tổ. Đặc biệt phong trào thi GV dạy giỏi hàng năm, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, các hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá HS... đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phấn đấu vươn lên của mỗi GV.

Ngoài ra, kết quả việc triển khai thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học; tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động giảng dạy; việc thực hiện kịp thời đầy đủ các chế độ chính sách đối với GV; đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra gắn với đổi mới công tác thi đua khen thưởng... đã tạo nên những thuận lợi cơ bản trong công tác phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau.

Ưu điểm nổi bật trong công tác quản lý phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau là đã tạo ra được những chuyển biến tích cực về nhận thức, chỉđạo cũng như tổ chức thực hiện. Việc thực hiện khá tốt cơ chế chính sách trong các khâu tuyển dụng, bố trí, chế độ đãi ngộ đã tạo điều kiện thuận lợi, nhằm thu hút, ổn định và phát triển đội ngũ cả về số lượng và cơ cấu.

* Tồn tại:

Công tác điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ được tiến hành hàng năm, nhưng ở nhiều trường vẫn còn mang tính hình thức. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đội ngũ thiếu thường xuyên, liên tục hiệu quả chưa cao. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức [42].

Các điều kiện đáp ứng yêu cầu về xây dựng, phát triển đội ngũ còn hạn chế. Cơ chế tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm GV và CBQL giáo dục còn bất cập. Thực tế những năm qua việc phân cấp quản lý đội ngũ chưa tạo điều kiện phát huy vai trò chủ động của hiệu trưởng nhà trường. Các kế hoạch nhu cầu phát triển đội ngũ về số lượng và cơ cấu chủ yếu lệ thuộc vào sự điều

động, phân công của cấp trên. Công tác tạo nguồn, nâng chuẩn phát triển đội ngũ còn rất hạn chế. Tỷ lệ GV/lớp ở nhiều trường trên cùng một địa bàn cũng còn chênh lệch đáng kể, chẳng hạn ở thành phố, trường THPT Cà Mau tỷ lệ GV/lớp 1,67 còn trường THPT Hồ Thị Kỷ tỷ lệ này là 2,41; hoặc ở nông thôn trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường THPT Đầm Dơi tỷ lệ GV/lớp là 1,64, trong khi ở trường THPT Khánh Hưng là 2,64 và trường THPT Thới Bình là 2,75. Đặc biệt ở các trường xa trung tâm tỉnh, huyện với địa hình nhiều sông rạch, giao thông đường bộ chưa phát triển, điều kiện đi lại làm việc khó khăn, công tác phát triển đội ngũ thường bịđộng và luôn là vấn đề bức xúc.

Số lượng GVTHPT thiếu nhiều (GV/lớp bình quân toàn tỉnh mới đạt 1,97 so với quy định của Bộ GD&ĐT là 2,25), cơ cấu bộ môn không đồng bộ, việc phân bổ đội ngũ ở nhiều trường chưa sát hợp với nhu cầu; kế hoạch đào tạo bổ sung GV theo địa chỉ chưa được tiến hành đồng loạt thường xuyên. Số GVTHPT có trình độ chuyên môn trên chuẩn còn thấp (mới đạt 1,12%) so với kế hoạch đến năm 2010 (có từ 5% - 10% GVTHPT có trình độ sau đại học). Trình độ chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ hiện nay chưa theo kịp yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học của nhiều GV còn rất yếu. Công tác học tập, bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học nhằm hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn của đội ngũ chưa được tiến hành theo kế hoạch thống nhất với lộ trình cụ thể. Một bộ phận GV chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học, còn nhiều khó khăn trong việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học và thực hiện các thí nghiệm thực hành.

Các hình thức bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy chưa phát huy hết tác dụng tích cực, chưa tạo được hiệu quả rộng rãi trong toàn ngành. Ngoài các hình thức bồi dưỡng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT như bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuẩn hóa hoặc bồi dưỡng chính trị- chuyên môn hè hàng năm theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các hình thức tổ chức giao lưu chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm... nhằm xây dựng phát triển đội ngũ GV cốt cán, phát triển điển hình GV... chưa được liên kết hợp tác tổ chức một cách thường xuyên.

Đánh giá về những tồn tại trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nói chung, đội ngũ GVTHPT nói riêng, đề án “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục tỉnh Cà Mau giai đoạn 2005-2010” đã chỉ ra một trong các nguyên nhân chủ yếu có tính khái quát, đó là: trình độ quản lý của ngành giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển của đội ngũ, chậm đề ra các định hướng mang tính chiến lược và giải pháp

phù hợp để xử lý mối tương quan giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ. Cụ thể hơn, báo cáo của Sở GD&ĐT (Báo cáo số 2269/BC-SGD&ĐT ngày 6/12/2008) cũng xác nhận thực trạng chậm khắc phục những khó khăn yếu kém của đội ngũ về cơ cấu và phân bổ GV, về năng lực quản lý đội ngũ, về hiện tượng một bộ phận nhà giáo và CBQL còn kém tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, chuyên môn.

Kết quả khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV cũng cho thấy công tác điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng GV hàng năm còn mang tính thống kê số liệu một cách hình thức. Công tác dự báo tình hình phát triển HS, trường, lớp, GV chưa phù hợp với điều kiện, nhu cầu phát triển lâu dài. Các kế hoạch vềđào tạo bồi dưỡng GV đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng chưa phải là những kế hoạch trung hạn, dài hạn mà chỉ phục vụ nhiệm vụ theo từng năm học. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tự đào tạo bồi dưỡng chưa có sự chỉ đạo triệt để và tổ chức chặt chẽ, nhất là hoạt động tổ chức bồi dưỡng, khuyến khích GV tự bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ, năng lực sư phạm, quản lý hành chính nhà nước, nâng cao trình độ chính trị. Công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá đội ngũ chưa đi sâu vào thực chất về chất lượng giảng dạy. Mặt khác, việc sử dụng kết quả kiểm tra, thanh tra đánh giá nhằm đề bạt, đãi ngộ hoặc có biện pháp chế tài cụ thể đối với bộ phận GV có biểu hiện yếu kém chưa được các cấp quản lý giáo dục chú trọng đúng mức.

Từ những phân tích thực trạng và những nguyên nhân tồn tại nêu trên, có thể thấy hiệu quả công tác xây dựng phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là ở các trường THPT thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Vì vậy, cần phải có những biện pháp, lộ trình thích hợp để giải quyết nhu cầu về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, tích cực góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Cà Mau trong tình hình mới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Cà Mau (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)