Dự báo tình hình phát triển HS, trường, lớp THPT

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Cà Mau (Trang 59 - 65)

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT TỈNH CÀ MAU

3.1.1. Dự báo tình hình phát triển HS, trường, lớp THPT

3.1.1.1. Tình hình phát triển HS

Dự báo HS đến trường trong từng năm học có vai trò rất quan trọng để xác định quy mô phát triển trường, lớp và nhu cầu về đội ngũ GV. Căn cứ thực tế phát triển số lượng HS THPT giai đoạn 2004-2008 và định hướng phát triển giáo dục của tỉnh đến năm 2010, chúng tôi dự báo số lượng HS THPT giai đoạn 2009-2013 theo hai phương án sau:

- Phương án 1: Dự báo tình hình phát triển HS THPT bằng phương pháp sơđồ luồng Đây là một trong những phương pháp thông dụng trong dự báo quy mô HS. Phương pháp này có thể cho phép tính toán luồng HS suốt cả hệ thống giáo dục. Một HS hoặc là lên lớp, hoặc là lưu ban, hoặc là bỏ học. Đây là ba tỷ lệ quan trọng để làm căn cứ tính toán. [44, tr 189] Như đã trình bày ở mục 1.6.4, trên cơ sở lấy số liệu của năm học liền trước năm bắt đầu dự báo (năm học 2007-2008) làm gốc, phương pháp này đòi hỏi xác định tỷ lệ HS tuyển mới vào đầu cấp THPT (vào lớp 10), tỷ lệ HS lên lớp, lưu ban, bỏ học ở từng năm tương ứng để tính toán, dự báo tương đối số lượng HS từ năm học 2008-2009 về sau.

Qua thống kê số liệu HS phổ thông tỉnh Cà Mau từ năm học 2000-2001 đến năm học 2007-2008 (phụ lục 2) đã thể hiện rõ số lượng HS THCS giảm liên tục từ năm học 2004-2005 đến nay và số lượng HS THPT cũng bắt đầu giảm từ năm học 2007-2008. Điều này chủ yếu do hệ quả của việc HS tiểu học giảm mạnh từ nhiều năm học trước và một phần do tỷ lệ HS trung học bỏ học khá cao (trung bình từ 6-7%/năm). Số HS tuyển mới vào lớp 10 THPT chiếm tỷ lệ thấp vì chưa kể đến số chuyển sang học ở các trường nghề, trường công nhân kỹ thuật và nhất là số chuyển thành học viên hệ bổ túc THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh (năm học 2007-2008 có 2953 học viên bổ túc THPT, trong đó có 1150 học viên lớp 10).

HS các lớp THCS và THPT tỉnh Cà Mau có xu hướng giảm rõ rệt thể hiện ở bảng 3.1.

(Năm học 2006-2007 và 2007-2008) Học sinh THCS Học sinh THPT Năm học Tổng số Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng số Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 2006-2007 74929 22890 18461 17798 15780 29710 11941 9945 7824 2007-2008 67701 20348 17804 15185 14364 27999 10894 8811 8294

(Nguồn : Sở GD&ĐT Cà Mau)

Căn cứ thực tế phân luồng HS tốt nghiệp THCS hàng năm ở địa phương, vận dụng các chỉ số liên quan (tỷ lệ tuyển mới, lên lớp, lưu ban) có thể tính toán số lượng phát triển HS THPT từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013 (phụ lục 4)

Kết quả dự báo theo phương pháp sơđồ luồng (phương án 1) được nêu ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Dự báo tình hình phát triển HS THPT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2013 (phương án 1) Số lượng học sinh Năm học Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng số HS Dân số trong độ tuổi Tỷ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) 2008-2009 10690 8351 7296 26337 78735 33,45 2009-2010 9446 8241 6952 24639 77968 31,60 2010-2011 9534 8452 6882 23868 78429 30,43 2011-2012 9119 7632 6317 23068 72668 31,74 2012-2013 9667 7463 6575 23707 65581 36,15

- Phương án 2: Dự báo tình hình phát triển HS THPT theo định hướng phát triển giáo dục của tỉnh

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ trong phần mục tiêu phát triển các cấp học, bậc học, trình độ và loại hình giáo dục đã xác định: “Tăng tỷ lệ HS trong độ tuổi vào THPT từ 38% năm 2000 lên 45% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010”.[11]

Căn cứ tình hình thực tế địa phương, tỉnh Cà Mau đã đề ra chỉ tiêu phát triển giáo dục THPT đến năm 2010 như sau:

+ Năm 2010: tỷ lệ HS THPT trong độ tuổi (15-17 tuổi) là 50%

Quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Cà Mau đến năm 2010 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (theo Quyết định số 08/2004/QĐ-UB ngày 29/1/2004) cũng nêu dự báo phát triển số lượng HS THPT của tỉnh theo các chỉ tiêu trên. Tuy nhiên, quá trình phấn đấu thực hiện từ năm học 2005-2006 đến nay, tỷ lệ HS THPT (không tính đến số học viên bổ túc THPT) trong độ tuổi chỉ mới đạt kết quả sau: 31,92% (năm học 2005-2006); 33,21% (năm học 2006-2007); 36,90% (năm học 2007-2008). Tuy chưa đạt chỉ tiêu định hướng của tỉnh, song các số liệu này trong các năm qua cũng thể hiện được tỷ lệ HS THPT trong độ tuổi đang trên xu thế phát triển (Biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ HS THPT trong độ tuổi trong năm 2005 – 2008

Dựa vào chỉ tiêu định hướng đến năm 2010 và sự phát triển dân số trong độ tuổi của tỉnh, chúng tôi dự báo tình hình phát triển HS giai đoạn 5 năm tới như sau (bảng 3.3)

Bảng 3.3: Dự báo tình hình phát triển HS THPT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2013 (phương án 2) Năm học Dân số trong độ tuổi THPT Tỷ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) Số lượng HS THPT 2008-2009 78735 38,56 30360 2009-2010 77968 40,22 31358 2010-2011 78429 41,88 32846 2011-2012 72668 43,54 31639 2012-2013 65581 45,20 29642

Kết quả dự báo của hai phương án (bảng 3.2 và bảng 3.3) đã cho thấy mức độ chênh lệch về số lượng HS THPT theo từng năm học là rất lớn. Bảng 3.4: So sánh kết quả dự báo HS THPT tỉnh Cà Mau (theo 2 phương án) Số lượng HS THPT Năm học Dân số trong độ tuổi Phương án 1 Phương án 2 2008-2009 78735 26337 30360 2009-2010 77968 24639 31358 2010-2011 78429 23868 32846 2011-2012 72668 23068 31639 2012-2013 65581 23707 29642

Sự khác biệt về số lượng HS THPT qua từng năm học theo hai phương án thể hiện qua biểu đồ 3.2

Biểu đồ 3.2: Dự báo tình hình phát triển HS THPT giai đoạn 2009-2013 theo 2 phương án (1: năm học 2008-2009; 5: năm học 2012-2013)

Cả hai phương án đều dựa trên cơ sở khoa học và được tính toán từ các số liệu thực tế tại thời điểm năm học 2007-2008 và các năm trước đó. Tuy nhiên, mỗi phương án đều bộc lộ những ưu nhược điểm nhất định.

Phương án 1 dựa vào các kết quả tổng hợp từ tỷ lệ HS lên lớp, lưu ban và khả năng huy động HS (tuyển mới) theo kế hoạch hàng năm của địa phương phù hợp với điều kiện phát triển về trường lớp, đội ngũ GV, định mức HS/lớp... Tuy tỷ lệ huy động HS đạt thấp so với định

hướng phát triển giáo dục THPT của tỉnh, nhưng việc phải chấp nhận hậu quả của tình hình HS tiểu học và THCS giảm mạnh ở nhiều năm trước là một thực tế không thể thay đổi được. Vì thế, phương án 1 vẫn đảm bảo mức độ chính xác tương đối cao và phù hợp với thực tế phát triển số lượng HS THPT trong giai đoạn 2009-2013.

Phương án 2 căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục của tỉnh theo các chỉ tiêu phấn đấu từng thời điểm, có tính đến kết quả đạt được từng năm để có hướng khắc phục, điều chỉnh phù hợp. Theo báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển GD&ĐT và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 (Báo cáo số 2269/BC-SGD&ĐT ngày 6/12/2008 của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau) thì trong 3 năm học gần đầy, tỷ lệ HS THPT trong độ tuổi đều tăng bình quân hàng năm là 1,66%. Đây cũng là cơ sở để xác định tốc độ phát triển tỷ lệ HS THPT ở giai đoạn tiếp theo (2009-2013), tiến đến thực hiện chỉ tiêu định hướng phát triển giáo dục của tỉnh. Tuy nhiên, qua tính toán dựa vào dân số trong độ tuổi (theo Cục thống kê tỉnh Cà Mau) cho thấy số lượng HS THPT dự báo theo phương án 2 vượt xa khả năng huy động, không phù hợp thực tế phát triển giáo dục trong những năm tới.

Từ nhận định trên, chúng tôi chọn phương án 1 với kết quả dự báo số lượng HS THPT làm căn cứ dự báo nhu cầu GVTHPT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2013 (xem thêm phụ lục 4).

Biu đồ 3.3: D báo tình hình phát trin HSTHPT tnh Cà Mau giai đon 2009 – 2013

(1: năm học 2007-2008; 6: năm học 2012-2013)

3.1.1.2. Tình hình phát triển trường, lớp

Căn cứ số trường, lớp, HS hiện tại và kết quả dự báo tình hình phát triển số lượng HS THPT giai đoạn 2009-2013; căn cứ quy hoạch mạng lưới trường THPT tỉnh Cà Mau [32]; kế

hoạch điều chỉnh bổ sung phát triển mạng lưới trường lớp giai đoạn 2006-2010 của Sở GD&ĐT Cà Mau (Kế hoạch số 1136/KH-SGD&ĐT ngày 21/8/2006), chúng tôi dự báo tình hình phát triển trường, lớp THPT tỉnh Cà Mau (bảng 3.5).

Thực tế số lượng HS THPT/lớp của từng trường THPT và bình quân trong toàn tỉnh hiện nay cho thấy: hầu hết các trường THPT ở địa bàn thành phố (trừ các trường chuyên biệt) và ở trung tâm huyện có số lượng HS/lớp cao hơn các trường THPT đặt tại các điểm xã, nhất là các xã vùng sâu. Năm học 2007-2008 trường THPT Cà Mau (thành phố Cà Mau) có số HS/lớp là 52,1 (cao nhất) và trường THPT Viên An (huyện Ngọc Hiển) có số HS/lớp là 34,0 (thấp nhất). Mức bình quân HS/lớp của các trường khác ở huyện thường chênh lệch không quá 10 HS/lớp so với mức bình quân toàn tỉnh là 44,2 HS/lớp hiện nay (phụ lục 1).

Bảng 3.5: Dự báo tình hình phát triển trường THPT tỉnh Cà Mau (giai đoạn 2009-2013) Số lượng trường THPT Thành phố, huyện 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 1. Cà Mau 8 8 8 9 9 10 2. Thới Bình 3 3 3 3 4 4 3. U Minh 2 2 3 3 3 3 4. Trần Văn Thời 4 4 4 4 4 5 5. Cái Nước 3 3 3 3 3 3 6. Phú Tân 2 2 2 2 2 2 7. Đầm Dơi 3 3 3 3 4 4 8. Năm Căn 1 1 1 1 1 2 9. Ngọc Hiển 1 2 2 2 2 2 Tổng cộng 27 28 29 30 32 35

Căn cứ định mức HS/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT (mỗi lớp không quá 45 HS) và tình hình thực tế phân bố trường lớp khá phân tán với nhiều điểm vùng sâu, vùng xa HS đang giảm mạnh thì bình quân HS THPT/lớp dự báo trong ba năm tới phải thấp hơn hiện nay (42 HS/lớp) và từ năm 2011 đến 2013 lại tiếp tục thấp hơn (40 HS/lớp). Tình hình này cũng phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, tạo thuận lợi trong tổ chức quản lý nhằm từng bước ổn định và nâng cao chất lượng HS. Trên cơ sở đó, chúng tôi dự báo số lớp THPT giai đoạn 2009-2013 như bảng 3.6.

Bảng 3.6: Dự báo tình hình phát triển lớp THPT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2013

Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Số lớp 634 628 587 568 577 593

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Cà Mau (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)