Đối với việc đánh giá kết quả thực tập của SV:

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen (Trang 71 - 75)

- Theo qui định của trường, trong 13 tuần thực tập tại doanh nghiệp, SV phả

2.5 Đối với việc đánh giá kết quả thực tập của SV:

2.5.1 Về việc xác định các tiêu chuẩn:

Chưa có sự thống nhất hoàn toàn giữa những chọn lựa của GV và DN vì trường chưa tổ chức được những buổi giao lưu giữa DN và các ngành để có thể trao đổi cụ thể về yêu cầu của DN khi tiếp nhận thực tập cũng như mục đích của trường khi gửi SV đến thực tập tại DN. Và yêu cầu này cũng có thể thay đổi theo hoạt động của DN trong từng thời điểm khác nhau.

DN có phần dễ dãi hơn GV cũng vì lý do vừa nêu trên. Khi chưa thống nhất cao về mục tiêu thực tập cũng như chưa có sự bàn bạc thống nhất giữa hai bên thì cách đánh giá không hoàn toàn giống nhau cũng là tất yếu.

2.5.3 Về những tác dụng nổi bật của thực tập:

Để thực hiện mục tiêu đào tạo xen kẽ của trường thì SV phải được đến DN

thực tập 2 lần trong suốt 3 năm học. Trong thời gian thực tập, SV được trường cũng như DN tạo điều kiện để tiếp xúc với môi trường thực tế và từ trong môi trường đó, học hỏi thêm để có thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học cũng như trau giồi, rèn luyện để nâng cao tay nghề. Từ đó, sẽ nhận thức đúng hơn về nghề nghiệp đã chọn. Kết quả điều tra cho thấy, những tác dụng nêu trên chưa được phát huy đúng mức vì những lý do sau đây:

ƒ Có những môn học còn mang tính lý thuyết (Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Quản trị doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp...) cho nên, mặc dù đã được trang bị kiến thức ở trường nhưng khi vận dụng vào thực tế của DN, các em vẫn còn lúng túng.

ƒ Không phải SV nào cũng được DN tạo điều kiện để thực tập một cách hiệu quả, vẫn còn tình trạng, SV thực tập như một người để DN “sai vặt” và trong những trường hợp đó, tác dụng của việc thực tập hầu như không có.

ƒ Khả năng ngoại ngữ của SV chưa đáp ứng được yêu cầu của DN hoặc một số lớn SV không có cơ hội vận dụng ngoại ngữ. Đây cũng là một tác dụng chưa được đánh giá cao mà về phía GV phải rút kinh nghiệm để có thể thiết kế một nội dung chương trình phù hợp hơn.

ƒ Việc bồi dưỡng để các em có nhận thức đúng về nghề nghiệp cũng chưa tốt vì hầu như các trưởng ngành không quan tâm nhắc nhở trước khi SV đi thực tập, cũng như trong hội đồng bảo vệ, các giám khảo ít chất vấn để

kiểm tra nhận thức nghề nghiệp của SV, dẫn đến tình trạng hầu như cả GV lẫn SV đều không chú ý đến tác dụng này của học kỳ thực tập.

2.5.4 Về cách tính điểm thực tập cho SV:

- Hầu hết GV, SV đã hài lòng với cách tính điểm hiện đang được áp dụng bao gồm các tỷ lệ điểm dành cho: quá trình thực tập của SV (do DN đánh giá); quyển bác cáo thực tập (SV viết sau khi kết thúc thực tập, GV chấm điểm); điểm thi môn kỹ năng bàn phím (kiểm tra tốc độ gõ máy tính của SV); điểm bảo vệ báo cáo thực tập trước hội đồng (do hội đồng dánh giá và cho điểm) đã được qui định bằng QĐ 174/1999. Tuy nhiên, vẫn còn có 6.25% GV cho rằng cách tính điểm chưa hợp lý .

- Chúng tôi đã thống kê kết quả xếp loại cho SV của 4 ngành: Quản trị hành chánh, Kế toán, Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh đi thực tập trong học kỳ 2 và 3 của năm học 2004-2005 được trình bày trong bảng 21dưới đây:

Bảng 21: Tổng hợp xếp loại của Khoa XẾP LOẠI NGÀNH SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) TỔNG CỘNG (TỶ LỆ %) Quản trị hành chánh 08 23.53% Kế toán 00 0.00%

Kinh tế đối ngoại 17 50.00%

Giỏi

Quản trị kinh doanh 09 26.47%

17.44%

TỔNG CỘNG 34 100.00%

Quản trị hành chánh 20 24.39%

Kế toán 09 10.98%

Kinh tế đối ngoại 30 36.59%

Khá

Quản trị kinh doanh 23 28.05%

42.05%

TỔNG CỘNG 82 100.00%

Quản trị hành chánh 09 11.39%

Kế toán 37 46.84%

Kinh tế đối ngoại 18 22.78%

Trung bình

Quản trị kinh doanh 15 18.99%

40.51%

TỔNG CỘNG 79 100.00%

- Căn cứ vào kết quả này, chúng tôi sẽ phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trong cách đánh giá SV của các ngành học như sau:

ƒ Sự chênh lệch rõ nhất đối với ngành Kế toán: thông thường, SV gặp không ít khó khăn khi đi thực tập vì ít có DN nào mạnh dạn cho phép SV được tiếp xúc với những vấn đề nhạy cảm trong lãnh vực Kế toán. Đối với các GV thì lại cho rằng, để trở thành một nhân viên kế toán vừa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lại vừa có đạo đức, có phẩm chất trung thực thì là một điều khó nên trưởng ngành thường có những đòi hỏi nghiêm khắc đối với SV. Chính vì thế, điểm của các em không cao, dẫn đến kết quả xếp loại là SV ngành Kế toán không có loại giỏi, tỷ lệ SV đạt loại khá và trung bình đều thấp hơn những ngành khác. Điều này chứng tỏ sự chưa đều tay của GV cũng như của DN.

ƒ Ngành Quản trị hành chánh cho rằng, đối với SV của ngành thì hầu hết các em đã được tạo điều kiện để thực tập các nghiệp vụ hành chánh, văn phòng, vì thế, cần phải nghiêm khắc trong đánh giá để các em có thể thấy được những ưu- khuyết của bản thân và rút kinh nghiệm một cách sâu sắc.

ƒ Đối với ngành Kinh tế đối ngoại thì cho rằng vì còn một số SV chưa có

dịp tiếp xúc nhiều với các nghiệp vụ xuất nhập khẩu mà chỉ được thực hành các nghiệp khác và vẫn được DN đánh giá cao nên GV cũng có phần dễ dãi.

ƒ Đối với ngành Quản trị kinh doanh thì hầu như các em đã có việc làm bán

thời gian ngay trong thời gian đi học. Điều đó cũng có nghĩa là các em đã có cơ hội thực hành và rèn luyện các nghiệp vụ, vì thế, trưởng ngành cũng không đưa ra những yêu cầu cao lắm đối với các em trong thời gian thực tập.

ƒ Ngoài ra, GV của ngành nào thì tham gia hội đồng cũng như chấm quyển báo cáo của ngành đó. Vì thế, cũng không có dịp tiếp cận để có thể so

sánh với những ngành khác và điều chỉnh cách cho điểm, đánh giá phù hợp, cân đối hơn giữa các ngành.

ƒ Thông qua việc phỏng vấn các trưởng ngành, chúng tôi được biết việc chấm quyển báo cáo cũng như cho điểm SV trong hội đồng bảo vệ không ngang nhau. Vì quan điểm của các trưởng ngành chưa thống nhất. Và đây là vấn đề cần được bàn bạc thêm.

ƒ Sở dĩ không có SV xếp loại yếu là vì trong thời gian thực tập, nếu SV nào vi phạm nội qui thực tập thì đã chịu hình thức kỷ luật của trường từ cảnh cáo đến đình chỉ thực tập và phải đi thực tập lại.

2.5.5 Về thù lao kiểm tra thực tập:

Từ khi thành lập trường cho đến nay, ngoài phụ cấp được tính trên số lượng SV, trưởng ngành cũng như quản sinh đều không đuợc tính thù lao cho việc kiểm tra thực tập. Đây cũng là một khó khăn lớn. Chính vì thế, khi phỏng vấn một số trưởng ngành và quản sinh, chúng tôi đã ghi nhận được ý kiến, tất cả đều mong muốn được tính thù lao kiểm tra thực tập vì địa bàn TP HCM rộng lớn, việc đi đến các công ty không phải là không tốn kém về chi phí xăng, gửi xe...

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)