Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho lao động nữ

Một phần của tài liệu Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam (Trang 99 - 102)

2 Số liệu trình bày trong phần này là của điều tra mức sống dâ nc và hơi khác với số liệu của một cuộc điều tra lớn hơn nhng không chi tiết bằng đợc Bộ Lao động thơng binh xã hội tổ chức hàng năm Theo cuộc điều tra này

3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho lao động nữ

* Về học vấn và chuyên môn kỹ thuật

Khu vực nông thôn thiếu nguồn nhân lực có chất lợng cao, có trình độ, hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh. Những quy định, chính sách của nhà nớc cha đợc phổ biến và giải thích đủ rõ và đủ sâu cho dân c nông thôn để họ có thể quyết định các vấn đề liên quan tới tổ chức kinh doanh và sản xuất kinh doanh. Nhiều luật pháp và pháp lệnh quan trọng có ảnh h- ởng lớn tới tổ chức và vận hành các hoạt động kinh doanh nh Luật Lao động, Luật doanh nghiệp t nhân, Luật công ty, Pháp lệnh về kế toán,... vẫn cha đợc nhiều ngời biết tới và hiểu rõ. Các thủ tục liên quan tới việc tổ chức kinh doanh cũng trong tình trạng tơng tự. Tình trạng ngời có tay nghề, có khả năng kinh doanh bỏ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp tục diễn ra. Một số địa phơng đã tìm cách khắc phục tình trạng này bằng cách tạo các điều kiện thuận lợi về thủ tục kinh doanh, về địa điểm để thu hút các nhà kinh doanh ở các đô thị chuyển về nông thôn và đã thu đợc một số kết quả bớc đầu. Tuy nhiên nếu xét về mặt kinh tế thì trên mặt bằng chung hiện nay, những u tiên dành cho các doanh nghiệp khi họ chuyển về nông thôn là cha đủ sức hấp dẫn.

Một ớc tính không chính thức đa ra tỷ lệ cán bộ làm công tác khuyến nông trên hộ nông dân là 1:50.000 hộ. Từ trớc tới nay các cán bộ khuyến nông mà 25% trong số họ là phụ nữ đã đợc khuyến khích để vận động nông dân thực hiện những mục tiêu sản xuất do Trung ơng định ra. Thực tế, nếu cán bộ khuyến nông mong muốn xuống xã gặp nông dân thì họ gặp khó khăn do không có trợ cấp, thiếu phơng tiện đi lại. Dịch vụ khuyến nông đặc biệt yếu trong việc đáp ứng những nhu cầu thông

tin của phụ nữ, các nhóm bị thiệt thòi, đặc biệt ở những nơi xa xôi hẻo lánh và các dân tộc thiểu số.

Để cải thiện việc tiếp cận và liên quan tới dịch vụ khuyến nông đối với phụ nữ, theo chúng tôi cần chú ý:

- Đào tạo vấn đề giới cho cán bộ trong các cơ quan nhà nớc và tổ chức nhân dân. Cần phát triển các công cụ và hớng dẫn trong công tác kế hoạch hoá có tính nhạy cảm về vấn đề giới.

- Xây dựng khả năng của các nhóm cộng đồng và những nhà lãnh đạo là phụ nữ trong việc tham gia vào các hoạt động xây dựng kế hoạch, trong việc quản lý các chơng trình cộng đồng và trong việc tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp. - Cũng cần khuyến khích thiết lập những mạng lới để sao cho những ngời nông

dân, nhóm nông dân tổ chức của nhân dân và các hợp tác xã có thể đối thoại và học hỏi lẫn nhau. Đặc biệt cần phải quan tâm đào tạo về quản lý các nguồn lực cho nữ giới cũng nh các nhóm cộng đồng và làng xã.

- Tăng cờng sự tham gia của nữ nông dân vào đào tạo khuyến nông, đặc biệt là trong chăn nuôi, định ra chỉ tiêu về sự tham gia của phụ nữ trong các chơng trình đào tạo thờng kỳ, xây dựng các chơng trình đào tạo thêm đặc biệt là cho nữ nông dân. Cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ cho các học viên để hạn chế những cản trở đối với sự tham gia của phụ nữ

- Tăng cờng sự tham gia của các em gái và phụ nữ vào đào tạo hớng nghiệp nông nghiệp.

- Tăng cờng sự tiếp cận của phụ nữ với cơ hội việc làm phi nông nghiệp thông qua việc coi họ là đối tợng để phổ biến thông tin về luật doanh nghiệp mới, đào tạo kỹ năng phát triển kinh doanh và đào tạo nghề, tiếp cận với vốn vay chính thức với mức vốn cao hơn.

- Tăng cờng việc đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp của phụ nữ nhằm đa ra các hàng hoá có giá trị cao hơn nh cây ăn quả, nấm, cá, gia

cầm và các mặt hàng đợc đợc chế biến. Cung cấp những hỗ trợ cần thiết về tín dụng, phân tích thị trờng và đào tạo cho các hoạt động đó.

- Tăng cờng sự tiếp cận của phụ nữ với các công nghệ nông nghiệp phù hợp với cấp hộ gia đình gồm công nghệ sau thu hoạch và chế biến lơng thực

- Tăng cờng công luận về vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp thông qua các tr- ờng học, chính quyền địa phơng và các tổ chức quần chúng.

* Về sức khoẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sức khoẻ phụ nữ hiện nay đáng lo ngại, nhất là ở khu vực nông thôn, dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực: “Đến năm 1999, cả nớc có 3545 xã có bác sĩ (trong tổng số 10469 xã) đạt khoảng 33,9% nhng các tỉnh miền núi mới chỉ đạt 22,2%. Những xã có bác sĩ làm việc cần bổ sung trang thiết bị và dụng cụ y tế, tăng cờng thuốc thiết yếu để đáp ứng kỹ thuật cao hơn về phòng bệnh và chữa bệnh” [60]

Sức khoẻ rất quan trọng đối với ngời phụ nữ không chỉ vì nó cần cho các hoạt động sản xuất, mà nó còn quan trọng, cần thiết cho việc thực hiện các vai trò khác của giới nh: vai trò sinh sản và nuôi dỡng, vai trò cộng đồng... Sức khoẻ yếu kém sẽ không đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất mà công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi, đó là cha kể việc sẽ khó khăn trong việc xây dựng một cuộc sống bền vững và một gia đình hạnh phúc nếu ngời phụ nữ luôn đau ốm. Chú ý đến nâng cao sức khoẻ cho phụ nữ nói chung và phụ nữ ở các vùng nông thôn nói riêng, cần tập trung vào sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Thực hiện chức năng sinh sản, ngời phụ nữ hiện đang đơng đầu với những gánh nặng về dân số - kế hoạch hoá gia đình do quan niệm của nam giới và thiếu sự chia sẻ của họ trong vấn đề này. Bên cạnh đó, điều kiện và chất lợng dịch vụ về dân số - kế hoạch hoá gia đình cha đáp ứng tốt, dẫn đến những lo ngại về sức khoẻ của phụ nữ khi tỷ lệ nạo, hút thai cao, số lần mang thai và sinh nở nhiều. Số liệu cho thấy 5 tai biến sản khoa (băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, sản giật, uốn ván và vỡ tử cung) là những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ. Và phần lớn những nguyên nhân tử vong

này sẽ tránh đợc nếu phụ nữ đi khám thai đầy đủ và sinh đẻ tại các cơ sở y tế. Vì thế, quan tâm đến chất lợng dân số trong phát triển không thể coi nhẹ vấn đề sức khoẻ sinh sản và quyền sinh sản của phụ nữ ở nông thôn. Cần nâng cao chất lợng dịch vụ sức khoẻ cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của nam giới và sự chia sẻ của họ trọng lĩnh vực sức khoẻ sinh sản nói riêng và chăm sóc sức khoẻ nói chung. Bên cạnh đó, cần chú ý cải thiện môi trờng lao động và sinh hoạt. Ngời phụ nữ ở nông thôn với gánh nặng của công việc sản xuất và gia đình, cùng với điều kiện sống ch- a đầy đủ lại phải đơng diện với vấn đề ô nhiễm môi trờng, càng làm tăng thêm nguy cơ về sức khoẻ. Theo chúng tôi, bên cạnh những chơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nhằm nâng cao mức sống ngời dân, cần chú trọng đến công tác giữ gìn, bảo vệ môi trờng nông nghiệp, nông thôn trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú ý đến sự phát triển con ngời trong quá trình phát triển bền vững, đồng thời tăng cờng tuyên truyền, giáo dục ngời dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trờng sản xuất và sinh hoạt, trong lĩnh vực này, phụ nữ lại là lực lợng chủ đạo. Chúng tôi tán đồng với ý tởng của các nhà khoa học y tế về việc thành lập Vụ sức

khoẻ nông thôn để chăm lo sức khoẻ cho ngời dân. Với tên gọi này, Vụ sẽ có nhiều

khả năng phối hợp với các ngành khác trong việc giải quyết các vấn đề sức khoẻ cho ngời dân ở nông thôn. Bởi vì gần 80% ngời dân Việt Nam sinh sống ở nông thôn và khoảng 90% ngời nghèo sống ở nông thôn, việc thành lập Vụ sức khoẻ nông thôn sẽ thúc đẩy quá trình nâng cao và phát triển sức khoẻ cho c dân ở khu vực nông thôn và đem lại cân bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho ngời nghèo trong đó đa số là phụ nữ.

Một phần của tài liệu Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w