Chương 2: HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘ
2.2. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 1 Mạng lưới tuyến và cơ sở hạ tầng.
2.2.1. Mạng lưới tuyến và cơ sở hạ tầng.
a) Mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội:
* Phương tiện vận tải hành khách công cộng
- Vận tải bằng taxi: loại hình này chưa phát triển mạnh do giá cước cao và người dân vẫn chưa quen sử dụng. Các tuyến đi của người dân thường từ nhà hoặc từ cơ quan, nơi làm việc không gần nơi đỗ xe nên hành khách khó tiếp cận. Tính đến năm 2006 tại Hà Nội có khoảng 38 đơn vị tham gia vận tải hành khách bằng taxi: 2 xí nghiệp nhà nước, 19 Cty cổ phần, 16 Cty TNHH và hợp tác xã
- Vận tải bằng xe buýt: hiện nay mạng lưới xe buýt gồm 60 tuyến và 7 tuyến kế cận. Trong có sự tham gia của Công ty Cổ phần xe khách Hà Nội, Công ty Cổ phần vận tải thương mại dich vụ Đông Anh, Công ty TNHH Bắc Hà, Công ty TNHH Xây dựng và Du lịch Bảo Yến, Tổng cty Vận tải Hà Nội. Mạng lưới tuyến buýt hiện nay bao phủ phạm vi rộng và dễ tiếp cận vì hầu hết mọi hành khách đều đi đến đích mà chỉ cần một lần chuyển tuyến
Tính đến tháng 12/2007:
Chiều dài mạng lưới (km) 1095 Chiều dài trung bình của 1 tuyến (km) 18.25
(Nguồn:Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT,1/2008) Hiện tại thành phố Hà Nội có tổng cộng 60 tuyến đã đi vào hoạt động,trong đó có 44 tuyến đấu thầu và 16 tuyến xã hội hóa.Cụ thể các tuyến được tổng hợp trong bảng sau:
Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI
Hệ thống các tuyến xe buýt ở Hà Nội (phụ lục1 )
(Nguồn: Thống kê của tổng công ty vận tải Hà Nội)
b) Cơ sở hạ tầng:
* Mạng lưới đường :
Hiện nay mạng lưới đường ở Hà Nội có hình dạng tương đối phức tạp: Ở trung tâm Thủ đô ( khu phố cổ) có dạng hình bàn cờ, được hình thành và tồn tại từ lâu; vùng vành đai ngoài có dạng vòng tròn xuyên tâm, với các đường vành đai ngoài và các đường xuyên tâm nối các vùng vành đai, các khu đô thị vệ tinh trung tâm, các đường vành đai nối liền các vùng vành đai và trung tâm đô thị. Nhìn chung, mạng lưới đường trong thủ đô Hà Nội đều là những tuyến đường kém chất lượng, chưa đảm bảo yêu cầu và nhu cầu đi lại của nhân dân đô thị. Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 tuyến phố và các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Đặc biệt là các đường phố cổ có chiều rộng từ 6 - 8m, vì thế tốc độ của phương tiện giao thông rất thấp; hơn nữa tại các khu phố cổ này đều có lưu lượng xe lớn nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm ( Theo một tài liệu khảo sát, lưu lượng giao thông tại các trục đường như trục Hàng Bài, Đinh Thiên Hoàng, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Giảng Võ, Phố Huế bình quân giờ cao điểm trên 10000 HK/h).
Mật độ mạng lưới đường ở Hà Nội nhìn chung là thấp và phân bố không đồng đều, mật độ bình quân ở khu vực nội thành là 0.87 km/km2( theo phương pháp đánh giá của JICA), chỉ bằng 35-40% so với mức trung bình của thế giới.
Hiện nay thì các tuyến đường ở Hà Nội đều được mở rộng, trừ những tuyến đường trung tâm ( phố cổ) không được mở rộng ra do nhiều lý do công tác giải phóng mặt bằng rất khó khăn,và nhiều tuyến đường mới có chất lượng cao và chất lượng đã đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới đây. Và cùng với các tuyến đường vành đai được xây dựng mới và mở rộng thì các tuyến đường ở trung tâm đô thị cũng được nâng cấp sửa chữa rất nhiều, nhằm đáp ứng khả năng thông xe ở trung tâm đô thị.
* Hệ thống các điểm đầu cuối :
Điểm đầu cuối là một nơi trực tiếp thực hiện tác nghiệp đầu cuối trong quá trình vận tải hành khách. thông thường các điểm cuối được phân thành hai loại : các điểm đầu cuối phục vụ vận tải liên tỉnh và các điểm đầu cuối phục vụ vận tải nội đô. Các điểm đầu cuối trong vận tải nội đô được bố trí tại các bến xe liên tỉnh ở rìa thành phố nhằm phục vụ hành khách chuyển từ vận tải liên tỉnh sang vận tải nội đô và ngược lại.Đây là một trong những bất cập trong hoạt động xe buýt.Trong tổng số 37 điểm đầu cuối chỉ có 10 điểm đầu cuối là xe được sắp xếp có thứ tự,vị trí đón trả khách an toàn như:bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình, bến xe Hà Đông, bến xe Kim Mã, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bãi đỗ xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Gia Thụy, bãi đỗ xe Kim
Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI
Ngưu...số còn lại hầu hết là tận dụng các điểm tạm thời nên có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào.
Bảng 2.1 :Các điểm đầu cuối tại các bến xe hiện nay
TT Vị trí Điểm đầu cuối các tuyến Tổng số tuyến
1 Bến xe Giáp Bát 3,16,21,25,28,29,32,37 8
2 Bến xe Gia Lâm 3,22,34 3
3 Điểm đỗ xe Kim Ngưu 26,30,38 3
4 Bến xe Hà Đông 1,19,21,27,37 5
5 Điểm đỗ xe Long Biên 1,4,8,15,17,36,50 7
6 Điểm đỗ xe Mỹ Đình 13,16,34,50 4
7 Sân bay Nội Bài 7,17 2
8 Bến xe N.T.Long 25,27,35,38 4
9 Bến xe Kim Mã 7,12,13,18,20 5
10 Điểm đỗ xe T.K.Dư 2,10,19,35 4
11 BX Yên Nghĩa 27;02
(Nguồn:Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT) * Điểm dừng đỗ và nhà chờ trên tuyến:
Điểm dừng đỗ trên tuyến:
+ Là một phần của hệ thống giao thông tĩnh, nó bao gồm vị trí dừng đỗ và phần diện tích trên vỉa hè để xây dựng một số công trình phụ trợ nhằm cung cấp cho lái xe và hành khách các thông tin phục vụ chuyến đi.
+ Trên toàn mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội có 1022 điểm dừng đỗ trên tuyến và trên 234 điểm chờ. Tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển báo, trong đó nội thành có 766 biển/146 đường phố chiếm 75%, ngoại thành 256/14 đường phố chiếm 25%.
+ Cự ly điểm dừng đỗ hiện nay là hợp lý (Trừ các tuyến xe buýt nhanh): - Khu vực nội thành : 400-500 m
Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI
+ Vị trí các điểm dừng đỗ dành cho xe buýt còn nhiều điều bất hợp lý. Việc bố trí các điểm dừng quá xa các nút giao thông là một trong những lý do quan trọng làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ xe buýt, đồng thời làm giảm độ an toàn cho hành khách. Việc dừng đỗ quá xa các ngã tư, các giao cắt giữa các ngõ và đường phố, các cổng trường đại học hay bệnh viện đã làm tăng khoảng cách đi bộ, giảm khả năng tiếp cận xe của người sử dụng xe buýt. Hơn thế nữa, xe buýt chưa có làn đường riêng nên khi vào điểm dừng đón khách phải lấn đường của phương tiện thô sơ, rất nguy hiểm cho hành khách và phương tiện thô sơ và dễ gây tai nạn. Phần lớn các điểm dừng xe buýt chưa có nhà chờ. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do phần vỉa hè bố trí các điểm dừng xe buýt rất nhỏ, cửa hàng, cửa hiệu nằm dọc theo 2 tuyến phố rất dày, khi xây dựng nhà chở thường gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của người dân. Nhiều vị trí dừng của xe buýt mặt đường không được mở rộng, lưu lượng phương tiện giao thông nhiều nên khi xe buýt tiếp cận với trạm dừng rất khó khăn, làm ảnh hưởng đến năng lực và tốc độ vận hành của đoàn xe.
Hệ thống nhà chờ:
Các nhà chờ hiện nay đang sử dụng trên những tuyến buýt được thiết kế theo mục tiêu quảng cáo là chính mà không hề quan tâm đến việc tạo sự hài hoà với khung cảnh thành phố và kiến trúc đô thị. Tại nhiều điểm dừng đỗ có lưu lượng hành khách tương đối lớn vẫn chưa bố trí nhà chờ, hoặc hệ thống nhà chờ vẫn chưa cung cấp đủ thông tin cho hành khách như khoảng cách chạy xe, thời gian phương tiện đến điểm dừng, thời gian mở đóng tuyến, gây khó khăn cho hành khách, đặc biệt là những hành khách không thường xuyên đi lại trên tuyến. Thêm vào đó, trong khi thiết kế những nhà chờ hiện đang sử dụng, những nhà thiết kế gần như không có một sự lưu tâm nào đến quan điểm của người dân sinh sống ở hai bên đường phố nên khi xây dựng lắp đặt các nhà chờ thường vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ phía người dân khiến cho đa số nhà chờ phải xây dựng tại những vị trí rất xa nơi tập trung dân cư, bất tiện cho sử dụng và khó khăn khi tiếp cận. Qua phân tích cơ sở hạ tầng giao thông công cộng Hà Nội cho ta thấy :
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho giao thông còn quá thiếu về số lượng và yếu về chất lượng ( kể cả hệ thống đường xá cũng như các cơ sở hạ tầng giao thông tĩnh).
- Mạng lưới tuyến VTHKCC còn thưa thớt và chưa hợp lý, mức độ bao phủ mạng lưới tuyến thấp lại không đồng đều.
- Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho VTHKCC trong những năm gần đây có được quan tâm nhưng mức độ đầu tư đó còn thấp so với mức độ phát sinh nhu cầu và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả thực hiện hạ tầng phục vụ mở mới tuyến XHH và điều chỉnh tuyến năm 2006
TT Danh mục Đơn vị
Khối
lượng Mở tuyến
Điều chỉnh tuyến Khối lượng Khối lượng
I Biển báo
1 Sản xuất lắp đặt mới Chiếc 184 136 48
2 Thông tin Biển 854 384 470
3 Di chuyển Chiếc 59 0 59
4 Thu hồi Chiếc 32 0 32
5 Sửa chữa khác 76 34 42
II Panô 0
1 Sản xuất mới Chiếc 10 10 0
2 Thông tin Chiếc 19 13 6
3 Di chuyển Chiếc 4 0 4
4 Thu hồi Chiếc 2 0 2
Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI
III Sơn vạch điểm dừng đỗ 0
1 Sơn vạch điểm dừng đỗ bằng
sơn dẻo nhiệt (26điểm) m2 62,9 62,9 0 2 Sơn vạch điểm dừng đỗ bằng
sơn tổng hợp m2 90,4 76 14,4
( Nguồn: Trung tâm điều hành và quản lí giao thông đô thị Hà Nội ).
c) Hệ thống giá vé:
Giá vé xe buýt được lấy theo quyết định 35/2005/QĐ-UB ngày 15/03/2005 về việc điều chỉnh giá vé VCHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Giá vé xe buýt nội đô hiện đang áp dụng theo giá vé lượt đồng hạng. Giá vé lượt được áp dụng đối với các tuyến như sau:
- Cự ly tuyến dưới 25 km: Giá vé là 3.000 đồng/ HK/ lượt
- Cự ly tuyến từ 25 km đến dưới 30 km: Giá vé là 4.000 đồng/ HK/ lượt - Cự ly tuyến từ 30 km trở lên: Giá vé là 5.000 đồng/ HK/ lượt
Giá vé tháng được chia làm 2 loại:
- Giá vé tháng bán cho học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (Không kể cán bộ, bộ đội di học):
+ Giá vé tháng đi 01 tuyến: 25.000 đồng/vé/tháng + Giá vé tháng đi liên tuyến: 50.000 đồng/vé/tháng - Giá vé bán cho các đối tượng khác:
+ Giá vé tháng đi 01 tuyến: 50.000 đồng/vé/tháng + Giá vé tháng đi liên tuyến: 80.000 đồng/vé/tháng
Hiện nay, Trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội đang thí điểm sử dụng thẻ thông minh smart card trên tuyến xe buýt số 32 (Giáp Bát – Nhổn). Bước đầu phương án sử dụng thẻ thông minh đã thu được kết quả khả quan.