Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đề Xuất Phương Án Mở Tuyến 62 : Bến Xe Nước Ngầm - Đức Giang (Trang 35 - 46)

Chương 2: HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘ

2.1.2 Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội.

Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất Miền Bắc,ở đây tập trung đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ,đường sắt,đường thủy và đường hàng không.

A) Tình hình giao thông đường bộ:

Mạng lưới đường bộ nhìn chung là còn khá thưa,chỉ chiếm 3,5% diện tích thành phố,trong khi tỷ lệ này ở các nước phương Tây thường đạt 25% (nguồn :URBAN TRANSPORT IN HANOI, diagnostic study, SIDA, 1993). Hiện nay mạng lưới đường ở Hà Nội có hình dạng tương đối phức tạp: Ở trung tâm Thủ đô ( khu phố cổ) có dạng hình bàn cờ, được hình thành và tồn tại từ lâu; vùng vành đai ngoài có dạng vòng tròn

Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI

xuyên tâm, với các đường vành đai ngoài và các đường xuyên tâm nối các vùng vành đai, các khu đô thị vệ tinh trung tâm, các đường vành đai nối liền các vùng vành đai và trung tâm đô thị. Nhìn chung, mạng lưới đường trong thủ đô Hà Nội đều là những tuyến đường kém chất lượng, chưa đảm bảo yêu cầu và nhu cầu đi lại của nhân dân đô thị. Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 tuyến phố và các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Đặc biệt là các đường phố cổ có chiều rộng từ 6 - 8m, vì thế tốc độ của phương tiện giao thông rất thấp; hơn nữa tại các khu phố cổ này đều có lưu lượng xe lớn nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Tổng chiều dài đường bộ của thủ đô Hà Nội có khoảng trên 1100km. trong nội thành có 330km, ngoại thành 800km đã được rải nhựa 100%.Mật độ mạng lưới đường ở Hà Nội nhìn chung là thấp và phân bố không đồng đều, mật độ bình quân ở khu vực nội thành là 0.87 km/km2( theo phương pháp đánh giá của JICA), chỉ bằng 35-40% so với mức trung bình của thế giới

Mạng lưới đường bộ khu vực Hà Nội được cấu thành bởi các đường quốc lộ hướng tâm có dạng nan quạt và các đường vành đai, các trục chính đô thị và các đường phố. Trong những năm gần đây, nhiều dự án nâng cấp cải tạo đường bộ khu vực Hà Nội đã được thực hiện và làm thay đổi đáng kể bộ mặt giao thông thủ đô.

a)Mạng lưới đường giao thông đối ngoại:

Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng bắc bộ, Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ của các tuyến Quốc lộ chiến lược quan trọng như Quốc lộ 1A, 1B,5,6,32,2 và 3. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ Thủ đô Hà Nội đi các trung tâm dân cư, kinh tế và các quốc phòng của cả nước. Đồng thời ngược lại cũng tạo ra sự giao lưu giữa các tỉnh thành các trong cả nước với thủ đô.Hà nội là một trong các cực quan trọng nhất của tam giác tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ. Hệ thống giao thông quốc gia giữ vai trò là mạng lưới giao thông đối ngoại cho Thủ đô Hà nội và cùng với mạng lưới giao thông nội thị là cơ sở có tính quyết định cho sự phảt triển kinh tế cả vùng nói chung và Hà nội nói riêng.

Mạng lưới đường bộ khu vực Hà nội được cấu thành bởi các trục đường giao thông liên tỉnh là những quốc lộ hướng tâm có dạng nan quạt và các trục đường đô thị bao gồm các đường vành đai, các trục chính đô thị và các đường phố. Trong những năm gần đây, nhiều dự án nâng cấp cải tạo đường bộ khu vực Hà Nội đã được thực hiện và làm thay đổi đáng kể bộ mặt giao thông thủ đô như các dự án : Mở rộng QL5 thành đường 6- 4 làn xe, nâng cấp cải tạo QL1A và xây dựng mới đường cao tốc song song Giẽ-Pháp Vân, Ninh Hiệp-Bắc Giang, nâng cấp cảI tạo QL18 trong đó có đoạn Nội bài-Bắc Ninh được xây dựng mới theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe….Các dự án đường vành đai III đoạn Mai Dịch-Pháp Vân, dự án cầu Thanh Trì (Pháp Vân – SàI Đồng),đường phục vụ SEAGAME 2003, dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị Hà Nội v.v…đang được triển khai xây dựng theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Trong thời gian gần đây nhiều tuyến giao thông quan trọng đã được cải tạo và nâng cấp nhằm giải toả phân luồng giao thông cho Thủ đô Hà nội từ xa, giảm áp lực quá tải

Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI

cho mạng lưới giao thông đô thị Hà nội, đặc biệt là trên các trục hướng tâm và các cửa ô hiện nay, đó là:

+ Các trục quốc lộ hướng tâm

• Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 tạo nên một hành lang nối Hà Nội với khu vực Đông Bắc và các cảng HảI Phòng, Cái Lân. Đây là những tuyến đường có tầm quan trọng cả về kinh tế lẫn quốc phòng có nhiệm vụ nối hai trung tâm kinh tế lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hiện tại Quốc lộ 5 đã được nang cấp cải thành 4 làn xe, rút ngắn được 1/3 thời gian xe chạy so với trước đây, Quốc lộ 18 đang đựoc nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường 2 làn xe, trong tương lai sẽ hình thành đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Bắc.

• Quốc lộ 1A phía Bắc: Đây là tuyến giao thông nối Hà Nội với cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, một trong những cửa khẩu đường bộ chính giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiện tại đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3. đặc biệt là đoạn từ Bắc Giang về Hà Nội tuyến được tách ra làm mới đi gần cách tuyến song song và các tuyến đường hiện có khoảng 800-1200m về phía Đông Nam để nối với cầu Đuống mới gặp quốc lộ 5 tại cầu Bây.

• Quốc lộ 1A phía Nam: Với mục đích giảm lưu lượng hiện nay cũng như trong tương lai trên tuyến đường hiện tại này. Hiện tại đã và đang xây dựng tuyến đường tránh đoan Cầu Giẽ-Pháp Vân, vị trí tuyến cơ bản song song cách tuyến đường 1A hiện có 1200-2000m về phía Đông.

• Quốc lộ 6: Tuyến đường này có nhiệm vụ nối Hà Nội với các tỉnh phía Tây và phía Tây Nam. Đặc biệt nối với trung tâm thủy điện nước ta là nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70km. Hiện tại tuyến đường này đã và đang được nâng cấp, mở rộng, trong đó đoạn đường từ thị xã Hà đông đến Ba La đang được mở rộng thành 6 làn xe. Hiện tại Quốc lộ 6 đang được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường 2 làn, tạo mối liên hệ chiến lược với các tỉnh vùng núi Tây Bắc phục vụ cho việc xây dựng thuỷ điện Sơn La trong những năm tới đây.

• Quốc lộ 2, quốc lộ 3: Trong những năm qua hai tuyến đường này cũng đi tập trung nâng cấp nhằm tăng năng lực thông qua trên toàn tuyến. Hiện tại quốc lộ 2 đi đấu nối với với đường Bắc Thăng Long-Nội Bài, tạo mối liên hệ từ thủ đô đi các tỉnh phía Tây và phía Bắc.Quốc lộ 3 đoạn từ huyện Sóc Sơn về thành phố đã được mở rộng để đảm bảo lưu lượng giao thông. Đang có các dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 2 theo tiêu chuẩn đường 2 làn xe và các dự án xây dựng đường cao tốc song hành với Quốc lộ 2 đến Đoan Hùng và Quốc lộ 3 đến Thái Nguyên.

• Quốc lộ 32: Hiện tại đây là quốc lộ cuối cùng đi vào thủ đô ở phía Tây chưa được triển khai nâng cấp và cải tạo, chất lượng mặt đường xuống cấp nhiều. Hiện đang mở rộng đoạn Cầu Giấy-Diễn, đang cải tạo đoạn Bình Lư –Than Uyên.

• Tuyến đường cao tốc Láng-Hòa Lạc: Với chủ trương tạo cơ sở cho việc Liên kết thủ đô Hà Nội với chuỗi đô thị đối trọng Miếu Môn-Xuân Mai-Hoà Lạc- Sơn Tây. Nhà nước đã quyết định xây dựng tuyến đường cao tốc Láng-Hòa Lạc có độ dài hơn 30km đảm bảo mối liên hệ trực tiếp giữa trung tâm Hà Nội và chuỗi đô thị này.

Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI

+.Hệ thống đường vành đai

• Do đặc diểm và vị trí vai trò của Hà Nội vừa ở vào trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ, vừa là Thủ đô cả nước, quá trình phát triẻn mạng lưới giao thông khu vực Hà Nội đã hình thành các đường hướng tâm tạo ra các luồng giao thông dồn về Hà Nôi. Để khắc phục tình trạng này giải pháp hợp lý hơn cả là phải xây dựng các vành đai xung quanh thành phố, nhằm giải tỏa, điều phối các luồng xe quá cảnh qua các khu vực Hà Nội cũng như mạng lưới giao thông đối ngoại của thủ đô.

• Quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội tới năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 1998 định hướng cho mạng lưới giao thông thủ đô Hà Nội có 4 tuyến đường “Vành đai” với tên gọi và vị trí như sau:

-Vành đai 1 có tuyến :Nguyễn Khoái- Trần Khát Chân- Đại Cồ Việt-Kim Liên- La Thành- Ô chợ Dừa –Giảng Võ- Ngọc Khánh- Liễu Giai-Hoàng Hoa thám.Hiện tại vành đai 1 chủ yếu đóng vai trò là tuyến đường chính do nằm sâu trong trung tâm thành phố.

-Vành đai 2 có tuyến đi cơ bản như sau: Bắt đầu từ dốc Minh Khai- Ngã Tư Vọng- Ngã Tư sở- Đường Láng- Cầu Giấy-Bưởi-Lạc Long Quân- đi Nhật Tân và vượt Sông Hồng từ vị tri xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc qua Đông Hợi, Đồng Trứ , Quốc Lộ 5, tiếp tục vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai.Hiện tại vành đai 2 đã cơ bản hoàn thành các đoạn tuyến Phía Nam và đang đảm nhận vai trò là tuyến đường vành đai chính cúa thủ đô. Tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa của các khu vực có tuyến đường vành đai 2 đi qua đang diễn ra nhanh chóng nên hiện nay thực tế tuyến đường vành đai 2 đảm nhiệm hai chức năng là tuyến vành đai thành phố và tuyến giao thông đô thị.

-Vành đai 3: Bắt đầu từ đường Băc Thăng Long- Nội Bài –Mai Dịch-Thanh Xuân- Pháp Vân- Sài Đồng –cầu Đuống mới- Ninh Hiệp- Việt Hùng nối với đường Bắc Thăng Long Nội Bài thành tuyến đường khép kín.

-Vành đai 4: Bắt đầu từ phía Nam thị xã Phúc Yên tuyến đi qua xã Mê Linh và vượt qua sông Hồng tại xã Đại Mạch (vị trí giáp danh giữa Hà Nội và Phúc Yên) sang xã Thượng Cát ( qua cầu Thượng Cát ), tuyến đi song song phía ngoài đường 70 và giao với đường 32 tại xã Kim Trung , giao với đường Láng – Hoà Lạc tại xã An Khánh ( khoảng Km 8+500 đường Láng – Hoà lạc ). Tuyến đi qua các khu vực : ga Hà Đông( đường sắt vành đai ), Ngọc Hồi và vượt sông Hồng tại vị trí xã Vạn Phúc sang xã Thắng Lợi ( cầu Mễ Sở) và giao với quốc lộ 5 tại Như Quỳnh và đi thẳng nối tiếp vào đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh.

+ Các cầu hiện có qua sông Hồng- sông Đuống

-Cầu Chương Dương: có 2 làn xe cho xe ô tô và 2 làn bên cho xe máy, chiều dài cầu 1,2km. Qua điều tra đây là cây cầu có lưu lương thông qua cao nhất trong các cây cầu hiện có, ngày cao điểm đạt tới 10000-11000 lượt xe qua cầu.

-Cầu Long Biên: Đây là cầu sắt bộ liên hợp, dài 1.6km gồm 1 đường sắt và mỗi bên là 1 làn xe chạy.

-Cầu Thăng Long: Là cầu liên hơp sắt bộ chiều dài 3.2km, được xây dựng hai tầng trên 4 làn xe chạy và hai dải đi bộ mỗi dải rộng 1,5m(1,5m*2). Tầng dưới cho xe lửa chạy hai chiều và hai dải đường thô sơ mỗi dải 3,5m (3,5m *2).

Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI

b) Mạng lưới đường giao thông nội thị :

• Trong những năm qua, đặc biệt từ 1992 là năm đầu tiên thực hiện quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội được Nhà Nước phê duyệt tại quyết định số 132CT, thành phố đã tập trung vào việc nâng cấp cải tạo và xây dựng mới cho đường đô thị, nhằm thể hiện tình hình giao thông của thành phố đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng Thủ đô.

-Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 phố và các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp, chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Mạng lưới đường bao gồm cả một vài đường hướng tâm cho cả giao thông vào thành phố và giao thông quá cảnh. Các đường vành đai hiện nay không thực hiện được chức năng cần có vì bị ngắt quãng hoặc không đủ chiều rộng hay các vấn đề khác khó khăn cho giao thông.

-Trừ một số con đường xây dựng gần đây có mặt cắt ngang đường tương đối rộng còn hầu hết là rất hẹp (cả lòng đường và vỉa hè ). Đặc biệt là các đường phố cổ có chiều rộng từ 6-8m dẫn tới tốc độ xe chạy chỉ đạt 17.7-27.7km/h. Tại các khu phố này đều có lưu lượng xe lớn ( lại là giao thông hỗn hợp bao gồm: xe thô sơ, xích lô, xe máy, lưu lượng xe đạp lớn)

-Tất cả các vị trí giao cắt trong thành phố bao gồm đường sắt và đường bộ kể cả các trục đường bộ chính, giao cắt giữa các đường bộ, trục chính đều là các nút giao thông cùng mức.

-Về cơ bản, các tuyến hướng tâm chính ( phần tuyến nằm sâu trong đô thị) đã được mở rộng cụ thể như sau:

+ Đường Giải Phóng đoạn từ Văn Điển – Kim Liên mặt cắt ngang đã mở rộng tới 38,5 - 42 m với 4 – 6 làn xe cơ giới mới nên có đường cho xe thô sơ rộng từ 5 – 6 m.

+ Đường Nguyễn Trãi mặt cắt ngang 50 –60 m, với 6 làn xe cơ giới và hai làn cho xe thô sơ ở hai bên.

+ Đường 32 đoạn Cầu Giấy – Thăng Long ( nay là đường Xuân Thủy có mặt cắt ngang rộng 33m có 6 làn xe chạy).

+ Đường Nguyễn Văn Cừ với mặt cắt ngang đảm bảo cho 4 làn xe chạy liên tục và hai bên có làn đường cho xe thô sơ rộng 5,5m .

Cùng với sự mở rộng các đường đô thị hướng tâm, đã mở rộng và xây dựng một số tuyến đường cấp thành phố trong khu vực nội thành nhằm tăng khả năng lưu thông trên các trục giao thông chính.

+ Tuyến đường Liễu Giai – Ngọc Khánh có mặt cắt ngang rộng 50m với 6 làn xe chạy.

+ Tuyến đường Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt – Kim Liên có mặt cắt ngang rộng 50 – 54m gồm 4 làn xe cơ giới và 4 làn xe thô sơ.

+ Tuyến đường Yên Phụ đi Nhật Tân với mặt cắt ngang đảm bảo cho 4 – 6 làn xe chạy.

Chương 2 : HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI

+ Tuyến đường Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng có mặt cắt ngang rộng 80 m với 4 làn xe chạy.

+ Tuyến đường Hoàng Quốc Việt có mặt cắt rộng 50m với 6 làn xe cơ giới và dự trữ cho đường sắt nội đô.

• Đánh giá chung về mạng lưới đường bộ nội thị của thủ đô Hà Nội

Với nhiều nỗ lực phát triển hệ thống đường giao thông đô thị Hà Nội. Trong những năm vừa qua, bộ mặt giao thông đô thị của thành phố đã có nhiều tiến bộ, nhiều tuyến đường được xây dựng mới, được nâng cấp cải tạo. Tuy nhiên tình trạng quá tải ở các mạng lưới đường giao thông còn thường xuyên xảy ra. Mạng lưới đường giao thông của thành phố tuy có cấu trúc mạng lưới hợp lý bao gồm các loại đường hướng tâm, vành đai nhưng thiếu các đường chuyển tiếp, bề ngang hẹp, nhiều nút, chức năng lẫn lộn, chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, không an toàn ( thiếu cầu vượt, cầu chui, đường cho khách bộ hành qua đường, ánh sáng ban đêm, các nút chỉ có giao cắt đồng mức, thiếu đèn tín

Một phần của tài liệu Đề Xuất Phương Án Mở Tuyến 62 : Bến Xe Nước Ngầm - Đức Giang (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w