Mộtsố vấn đề khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 93 - 101)

III. Mộtsố kiến nghị

4. Mộtsố vấn đề khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu

Đề nghị Chính phủ cho sứquán, cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ởcác nước có sản xuất kinh doanh chè thu thập các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, về thịtrường, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh chè tiên tiến, để từđó hỗ trợ cho Tổng công ty chè Việt Nam và các doanh nghiệp chè khác phát triển có hiệu quảhơn.

* Tăng cường vai trò của các đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài. Trong lĩnh vực này nên học tập kinh nghiệm của một sốnước như Nhật Bản, Mỹ…hàng hoá của họ có thể thâm nhập và cạnh tranh ở hầu hết các thịtrường trên thế giới không chỉ nhờ yếu tố chất lượng mà còn do nhiều yếu tố khác, trong đó không thể không kểđến mạng lưới cơ quan kinh tế - thương mại ởnước ngoài quan tâm và hoạt động cực kỳ có hiệu quả. Đặc biệt là thu thập thông tin về thị trường các nước đối tác, vềđiều kiện buôn bán, về phong tục tập quán, cách thức làm ăn của các công ty có khả năng hợp tác để lập một ngân hàng dữ liệu thông tin. Đại diện thương mại ở nước ngoài còn giúp đỡ các nhà xuất khẩu mở chi nhánh ở nước ngoài, lập chương trình cho các đoàn đàm phán xuất khẩu gặp gỡ các bạn hàng tiềm năng, các cơ quan xúc tiến thương mại ở các nước sở tại. Thậm chí với các bạn hàng lớn có nhiều cơ hội hợp tác, đại diện thương mại có thể tổ chức cho họ những chuyến tham quan nước mình để tận mắt tìm hiểu và phát triển quan hệthương mại.

Nói như vậy không có nghĩa là các đại diện thương mại của ta cũng phải thực hiện đầy đủ từng ấy chức năng, bởi vì nếu so với Nhật Bản, Mỹ…thì ta còn quá ít kinh nghiệm vềthương mại quốc tế và thua xa về tiềm lực kinh tế. Tuy vậy, các đại diện thương mại của ta không thể chỉ thực hiện mãi các nhiệm vụ chung chung như hiện nay. Đểcác đại diện thương mại thực sự vào cuộc, Nhà nước cần có các biện pháp:

+ Cử các cán bộ thực sự có trình độ về kinh tế và nhanh nhẹn trong việc nắm bắt thông tin thịtrường, có thể xem xét lựa chọn một số nhà xuất khẩu có kinh nghiệm trên cơ sở thi tuyển chứ không phải theo chếđộ bổ nhiệm như hiện nay.

+ ở các khu vực kinh doanh lớn có thể thành lập riêng phòng đại diện thương mại, không nhất thiết phải gắn liền với cơ quan đại diện ngoại giao.

+ Định kỳ, Bộ Thương mại tiến hành đánh giá hoạt động của các cơ quan, nếu thịtrường nào không đạt tiêu chuẩn thì đại diện thương mại ởđó sẽ phải chịu trách nhiệm, trước hết là giải thích lý do và đề xuất các biện pháp phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu đểđạt chỉ tiêu.

Đề nghị Chính phủ hỗ trợ về tài chính và cho phép Tổng công ty chè Việt Nam sớm thành lập các công ty con hoặc các chi nhánh của mình tại các nước có nhu cầu nhập khẩu chè lớn, trước hết tại Liên Bang Nga. Công ty con sẽ nhập khẩu chè của Tổng công ty dưới dạng thành phẩm và tổ chức hệ thống các kênh phân phối trực tiếp, hoặc nhập khẩu nguyên liệu, tổ chức đóng gói tại chỗ và tiêu thụ với sản phẩm có thương hiệu riêng của mình.

* Phối hợp với các biện pháp tài chính, tín dụng để hỗ trợ xuất khẩu: Các biện pháp như bảo đảm tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, công cụ tỷ giá hối đoái, các chính sách miễn giảm thuế. Từtrước đến nay, Nhà nước ta chỉ tập trung vào các biện pháp hỗ trợ nhà xuất khẩu trong nước, tức là hỗ trợ người bán. Nhưng theo các nhà kinh tế thì biện pháp khuyến khích người tiêu dùng, ởđây là các nhà nhập khẩu bao giờ cũng có tác dung hơn. Và trên thức tế, đẫ có nhiều nước áp dụng hình thức này mà cho vay vốn ODA giữa các quốc gia chính là một ví dụ. Trong điều kiện ngoại thương và vận tải đường biển của ta phát triển chưa mạnh, việc khuyến khích trực tiếp các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam là con đường ngắn và hiệu quả nhất. Có thể lập quỹ bảo lãnh xuất khẩu và cho phép doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo phương thức trả chậm với lãi suất ưu đãi..

Nếu chúng ta khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thật nhiều hàng xuất khẩu bằng cách tạo ra thật nhiều ưu đãi nhưng lại làm không tốt công tác hải quan, để hàng mắc lại tại cửa khẩu thì khác nào việc cốđổ gạo ra khỏi bao nhưng lại thắt chặt miệng bao. Vì vậy, để khuyến khích xuất khẩu theo đúng nghĩa, cần có một sốthay đổi trong lĩnh vực hải quan như: Đơn giản hoá các chứng từ và thủ tục xuất khẩu. Ban hành văn bản quy định chi tiết các chứng từ và thủ tục này để tránh việc nhân viên hải quan lợi dụng những thiếu sót nhỏ để sách nhiễu doanh nghiệp. Dựa vào ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp, tiến hành thanh tra và kiên quyết xử lý các trường hợp tiêu cực.

* Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động văn hoá trà

Hoạt động văn hoá trà là sự thống nhất của văn minh vật chất và văn minh tinh thần. ở những nước có truyền thống dùng trà từ lâu người ta coi uống trà không chỉlà để giải khát mà còn để tu thân tĩnh dưỡng, nâng cao tinh thần, có cơ hội cho tư duy và tập luyện. Các bậc nho giã sỹ của Việt Nam xưa và nay coi ý nghĩa tinh thần của uống trà còn hơn cả ý nghĩa vật chất. Văn hoá trà gần đây cũng được chú ý tới, song các chương trình hình thức và nội dung hoạt động chưa phong phú hấp dẫn chưa thể hiện khía cạnh văn hoá nghệ thuật và chưa trở thành nhu cầu rộng rãi của nhiều người uống chè. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ đến việc hình thành và tạo ra một nét văn hoá trà có đặc thù Việt Nam, của người Việt Nam.

Cuối cùng: để tạo động lực mới trên cơ sở quan hệ sản xuất phù hợp tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Đểthúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đặc biệt là mở rộng thị trường, kiến nghịNhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, tiêu thụ) và tổ chức quản lý của Tổng công ty, tiến hành từng bước để cổ phần hoá Tổng công ty chè Việt Nam.

Kết luận

Chè là đồ uống phổ biến ởnước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá như hiện nay, để phát triển sản xuất và xuất khẩu chè thì cần phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó vấn đề thị trường - nhất là thịtrường xuất khẩu được xem là nhân tố quyết định.

Đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam

giai đoạn 2001-2005 ” đã tập trung phân tích và làm rõ thực trạng xuất khẩu chè của Tổng Công ty trong thời gian gần đây. Đặc biết đề tài đã rút ra những thành tựu cũng như những tồn tại của Tổng Công ty trong xuất khẩu chè và những nguyên nhân của nó.

Trong lịch sử phát triển của ngành chè Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của ngành này đang có một vai trò quan trọng và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, củng cố thịtrường và mở rộng thịtrường xuất khẩu chè nằm trong chiến lược phát triển ngành chè nói chung, được coi như là chiến lược phát triển ngành chè Việt Nam. Do vậy, đề tài cũng nghiên cứu, đánh giá triển vọng thịtrường chè thế giới nói chung và triển vọng chè xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai từđó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới.

Qua đề tài này, trước hết tôi mong muốn sẽ giúp chính bản thân tổng hợp được những kiến thức đã được học trong những năm qua, tích luỹ được một số kinh nghiệm thực tế và tôi mong rằng chuyên đề này của mình sẽ đóng góp một

phần nào đó trong việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty chè Việt Nam để những năm tới Tổng Công ty chè Việt Nam sẽ có những khởi sắc, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam theo kịp với tiến trình hội nhập của nền kinh tế thế giới.

Phụ lục

Tổng công ty chè Việt Nam có: + 15 đơn vị thành viên:

Công ty chè Yên Bái (Thị xã Yên Bái, Yên Bái) Công ty chè Thái Nguyên (Thái Nguyên)

Công ty chè Sông Cầu (Huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) Công ty chè Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

Công ty chè Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)

Công ty chè Mộc Châu (Huyện Mộc Châu, Sơn La) Công ty chè Long Phú (Huyện Lương Sơn, Hoà Bình) Công ty chè Hà Nội (Hà Nội)

Công ty Xây lắp Vật tư kỹ thuật (46 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội) Công ty chè Sài Gòn (Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh) Công ty chè Hải Phòng (Quận Ngô Quyền, Hải Phòng) Công ty chè Đoan Hùng (Huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) Viện nghiên cứu chè (Huyện Thanh Ba, Vĩnh Phúc) Viện điều dưỡng Đồ Sơn (Thị xã ĐồSơn, Hải Phòng)

Trung tâm công nghệvà KCS (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) + 6 công ty cổ phần:

Công ty chè cổ phần Trần Phú (Xã Cát Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái) Công ty chè cổ phần Nghĩa Lộ (Xã Phù Nham, Văn Chấn, Yên Bái) Công ty chè cổ phần Liên Sơn ( Huyện Văn Chấn, Yên Bái)

Công ty chè cổ phần Kim Anh (Huyện Sóc Sơn, Hà Nội) Công ty cổ phần Cơ khí chè (Huyện Thanh Ba, Vĩnh Phúc) + 2 Công ty liên doanh:

Liên doanh Phú Bền (liên doanh với Bỉ) – Huyện Thanh Ba, Vĩnh Phúc Liên doanh Phú Đa (liên doanh với irắc) – Huyện Thanh Sơn, Vĩnh Phúc

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình thương mại quốc tế - Đại học kinh tế quốc dân.

2. Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế - Đại học kinh tế quốc dân.

3. Giáo trình kinh tếthương mại – Trường Đại học KTQD – PGS.TS Đặng Đình Hảo, PGS.TS Hoàng Đức Thân- NXB Thống kê (2001).

4. Kinh tế học lý thuyết và chính sách- Paul R.Krucman Maurice Obstfel, NXB chính trị quốc gia (1996).

5. Cây chè Việt Nam - Đỗ Ngọc Quỹ; Nguyễn Kim Phong- NXB Nông nghiệp (1997). 6. Chè và công dụng - Đặng Thanh Khôi, NXB Khoa học và kỹ thuật 1983. 7. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1999, 2000, 2001. 8. Báo thương mại năm 2000, 2001, 2002.

9. Báo người làm chè – Hiệp hội chè Việt Nam. 10.Báo đầu tư.

11.Đềán đổi mới và phát triển Tổng công ty chè Việt Nam giai đoạn 2000- 2005.

12.Kế hoạch sản xuất chè 1999- 2000 và chương trình phát triển đến 2005- 2010. 13. Các báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt

Nam năm 1996, 1997, 1998. 1999. 2000, 2001

14. Quyết định của Thủtướng Chính phủ số43/1999/QĐ- TTg.

15. Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT số 394 NN- TCCB/QĐ. 16. Tin thịtrường số5, 14, 16 năm 2000.

17. Trần Tông Mâu, Trung Quốc- Xu hướng tiêu thụ mới trên thịtrường chè và tiến bộ kỹ thuật về công nghệ chè. Hội thảo chè thế giới Bắc Kinh, 1996 18. Hoàng Mạnh Thuấn- Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ

mới- NXB Khoa học và Kỹ thuật- Hà Nội 1997.

19. Trần Xuân Kiên- Chìa khoá đểnâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam- NXB Thống Kê- Hà Nội 1998.

Mục lục

Lời mở đầu……….………...1

Chương1: lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu chè---4

I. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè---4

1. Các lý thuyết vềthương mại quốc tế - Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu---4

1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith---4

1.2. Lý thuyết lợi thếtương đối của David Ricardo---7

1.3. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố Heckscher- Ohlin --- 9

1.4. Lợi thế cạnh tranh.---11

2. Xuất khẩu cây chè ở Việt Nam là phù hợp với lợi thế so sánh của Việt Nam---13

3. Vị trí của cây chè trong nền kinh tế quốc dân---15

4. Sự cần thiết của việc xuất khẩu chè trong nền kinh tế quốc dân---18

II. Những nhân tốảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu chè---19

1. Nhân tốtác động đến chất lượng chè trong hoạt động xuất khẩu---19

2. Nhân tốtác động đến khối lượng chè xuất khẩu---20

3. Nhân tố thịtrường---21

4. Những nhân tố về tổ chức quản lý và con người---22

5. Nhân tố về mặt chính sách của Nhà nước---23

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam---24

I. Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty chè Việt Nam---24

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 93 - 101)