Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 81 - 83)

II. Mộtsốgi ải pháp chủyếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè

3. Giải pháp về vốn

Vốn cho sản xuất kinh doanh là bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng. Nhu cầu về vốn đối với Tổng Công ty chè nhằm đáp ứng cho các khâu từ thâm canh trồng mới đến khâu chế biến, theo dự kiến thời kỳ 2001-2010 là 947 tỷ đồng.

Bảng 9: Vốn và nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển chè của Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2010.

Đơn vị: tỷ đồng

Vốn đầu tư Thời kỳ 2001-2010

Tổng 553,58

Đầu tư công nghiệp 363,15

Đầu tư nông nghiệp 190,43 Vốn của Tổng Công ty chia ra các nguồn

ODA 96

Hợp tác liên doanh 72

Khấu hao cơ bản 45

Các dự án 327; 733 2,75

Vốn huy động của dân và các doanh nghiệp 43,93

Vốn Ngân sách 120

Vốn vay tín dụng và các dự án vùng 173,9

Nguồn: Chương trình phát triển sản xuất kinh doanh 1996-2000 của Tổng Công ty chè Việt Nam.

Để có được lượng vốn này, các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên rong Tổng Công ty chè Việt Nam nói riêng và ngành chè nói chung phải năng động phát huy sức mạnh tự chủ, khai thác tận dụng và huy động triệt để nguồn vốn có thể có. Cụ thể là phải:

+ Mở rộng và phát triển các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất chế biến tiêu thụ chè, đặc biệt là sử dụng hình thức công ty cổ phần nhằm thu hút các nguồn vốn của nước ngoài, của các ngành và địa phương trong cảnước. Đây là một khảnăng to lớn mà ngành chè Việt Nam có thể khai thác và sử dụng.

+ Huy động các nguồn vốn trong dân thông qua việc giao đất, giao rừng cho dân để người nông dân nâng cao trách nhiệm và lợi ích của mình trong thâm canh, tăng năng suất cây chè. Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả kinh tế cao mà chúng ta cần phải phát huy.

+ Vay vốn nước ngoài nhất là các khoản vay ưu đãi, có thời hạn trả thuận lợi, vay của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hành thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc…để phát triển ngành chè Việt Nam.

+ Vay từ dự án quốc gia phát triển kinh tế, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước như đầu tư cho các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bịvà đầu tư mới cho sơ chế và chế biến chè, vốn xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho người lao động…

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm chè đểđạt hiệu quả kinh doanh lớn hơn từ đó tạo điều kiện cho ngành chè tích luỹ vốn để phát triển.

Đểhuy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này, cần phải đầu tư có điều kiện, chỉđầu tư cho các công trình trọng điểm, có luận chứng kỹ thuật cũng như có quan hệthúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó chủđầu tư phải là Tổng Công ty chè Việt Nam.

Chỉcó huy động và sử dụng tối ưu các nguồn vốn trên thịtrường Tổng Công ty mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng xuất khẩu chè trong diều kiện mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)