C. Đánh giá chung về xuất khẩuchè của Tổng Côngty chèViệt Nam
2. Những mặt tồn tại
Về chất lượng chè:
Nhiều đánh giá cho rằng chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình yếu so với chè của các nước sản xuất chè lớn trên thế giới, nhưng giá thành vẫn còn cao đã làm giảm năng lực cạnh tranh kéo theo giá chè xuất khẩu thấp hơn hẳn giá chè thế giới và cản trở việc tăng cao sản lượng xuất khẩu vào các thịtrường khó tính như EU, Nhật Bản…Người tiêu dùng quốc tế chưa biết đến thương hiệu của chè Việt Nam nên thường bị ép giá. Việc quản lý chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu trong cả hai khâu sản xuất và lưu thông, việc quản lý việc sử dụng thuốc trừ sâu thiếu chặt chẽ có nguy cơ dẫn đến làm giảm uy tín của Tổng Công ty nên sẽ ảnh hưởng đến việc giữ vững thị trường đã có và mở rộng thịtrường chè của Tổng Công ty. Bên cạnh đó các sản phẩm chè xuất khẩu của ta còn đơn điệu về chủng loại, mẫu mã, bao bì. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu chè có kích thước và kiểu dáng truyền thống tiêu dùng của Việt Nam và các nước XHCN cũ, trong khi người tiêu dùng đặc biệt ở các nước có nền công nghiệp phát triển lại ưa thích sự tiện dụng và tiết kiệm thời gian.
Khâu sản xuất, chế biến chưa giữ gìn và phát huy những tính tốt của nguyên liệu, các thông số kỹ thuật bị vi phạm ở nhiều công đoạn, dẫn đến chè sản phẩm có nhiều khuyết tật, số lượng chè trả lại vẫn còn cao (chiếm 14%). ở các nước xuất khẩu chè như ấn Độ, Trung quốc, Srilanka, Kenia họ cũng có vùng chè ngon và không ngon song họ chế biến cẩn thận hầu như không vi phạm kỹ thuật nên sản phẩm không mắc khuyết tật. Thêm vào nữa sản xuất của Tổng Công ty của ta còn manh mún, cá thể, không tập trung, chủ yếu là nguồn trong dân. Nguồn hàng chè không ổn định gây ra tình trạng khi cung quá lớn so với cầu, khi cung thì lại không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những nơi, những vùng có khảnăng sản xuất chè có chất lượng cao thực sựchưa phát huy được hết tiềm năng vốn có của mình.
Công nghệ chậm đổi mới, thực hiện quy trình chế biến cũ, chỉ có ít nhà máy xây dựng bằng công nghệ của ấn Độ, còn phần lớn là của Liên Xô đến kỳ xuống cấp hoặc nếu có sửa chữa thì chắp vá và không đồng bộ. Chưa đầu tư nhiều cho dây chuyền sản xuất chè thành phẩm thông thường chi phí cho 1 kg chè thành phẩm chỉ mất khoảng 1,4% giá thành nhưng giá bán ra lại tăng 2% so với chè bán thành phẩm.
Về thị trường tiêu thụ:
Tồn tại và khó khăn lớn nhất đối với ngành chè và Tổng Công ty chè Việt Nam trong quá trình phát triển là thịtrường tiêu thụ sản phẩm chè. Đến nay Tổng Công ty vẫn chưa thực sự có thịtrường ổn định và vững chắc, thịtrường chính là Iraq hiện tại đang phải dựa vào sự giúp đỡ của Bộ và Chính Phủ nhưng cũng rất bấp bênh.
Tuy Tổng Công ty xuất khẩu đến hơn 30 nước trên thế giới song vẫn chưa hình thành được hệ thống các kênh phân phối trực tiếp ở nước ngoài một cách hoàn chỉnh.
Chi phí dành cho các hoạt động xúc tiến, yểm trợ, bán hàng còn thấp, các hình thức quảng cáo còn nghèo nàn, công tác tiếp thị yếu do chưa có đội ngũ tiếp thị chuyên môn.
Hiên tượng tranh mua tranh bán diễn ra phổ biến gây ra sự xáo trộn thị trường làm cản trở quá trình chế biến và xuất khẩu chè. Giá cả còn phụ thuộc vào thịtrường thế giới do vậy Tổng Công ty không có điều kiện chủđộng trong việc định giá thu mua.
Về vốn:
Nhu cầu vốn lưu động hàng năm của Tổng công ty là khoảng 200 tỷnhưng thực tếNhà nước chỉ cấp được hơn 27 tỷ tức là chỉđáp ứng được 13.5%, nên phải vay ngân hàng một lượng vốn lớn, lãi suất cao. Như vậy một khó khăn của Tổng công ty là thiếu vốn lưu động.
Quỹ phát triển sản xuất (quỹ đầu tư) ít vì lợi nhuận trong ngành chè thấp, nên thiếu vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đặc biệt đầu tư phát triển thị trường (xây dựng các hệ thống kênh phân phối tại nước ngoài) nhất là quảng cáo.
Việc huy động các nguồn vốn trong Tổng công ty để phục vụ các yêu cầu mới trong kinh doanh và các trọng điểm đầu tư vẫn còn hạn chế
Về tổ chức quản lý:
Bộ máy quản lý của Tổng công ty và các đơn vị còn cồng kềnh, hậu quả của thời kỳ bao cấp đã tồn tại nhiều năm nay nên không dễ gì giải quyết ngay được. Khi các đơn vị thành viên chuyển sang công ty cổ phần, mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị này không còn là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới với các mệnh lệnh, chỉ thị mà là mối quan hệ bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh. ởđó, chỉ có những phương án có hiệu quả kinh tế cao, những tư vấn đúng đắn, thiết thực về công nghệ, kỹ thuật, thương mại…mới được các đơn vị làm chè chấp nhận. Vì vậy, bộ máy quản lý của Tổng công ty cần được sắp xếp lại, cán bộ cần được bố trí lại, chế độđãi ngộ cũng cần được xem xét lại theo hướng
gắn thu nhập của mỗi người với hiệu quả công tác để có thể đáp ứng được yêu cầu mới, đồng thời phải giải quyết tốt chính sách cán bộ.
Trình độ quản lý về xuất khẩu của Tổng Công ty còn có những thiếu sót, có những đơn vị vì lợi ích cục bộ chỉ chạy theo sốlượng cốt để hoàn thành kế hoạch mà không có trách nhiệm với người tiêu dùng, không quan tâm duy trì cải tiến chất lượng, mẫu mã, chủng loại làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung của Tổng Công ty.
Chính những vấn đề còn tồn tại ở trên mà Tổng Công ty chưa giải quyết được đã đặt Tổng Công ty chè Việt Nam trước tình thế đó là phải đưa ra một chương trình phát triển toàn diện, đồng bộ cho toàn Tổng Công ty hơn nữa còn cho cả ngành chè, cũng như đưa ra được những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu chè trong tình hình mới.