II. Mộtsốgi ải pháp chủyếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè
4. Giải pháp về tổ chức quản lý và công tác cán
Với sự biến động của môi trường kinh doanh hiện nay (cả trong nước và quốc tế ) đòi hỏi Tổng Công ty phải có cấp tổ chức gọn nhẹ, có đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi để nắm bắt thông tin cũng như xử lý linh hoạt trước các biến động của môi trường.
4.1 Tổ chức quản lý.
Tiếp tục hoàn thiện và củng cố cơ cấu bộ máy quản lý từ Tổng Công ty đến các đơn vịcơ sở, áp dụng mô hình Tổng Công ty (mẹ) và các công ty thành viên để đảm bảo tinh chế chè xuất khẩu. Đồng thời sắp xếp lại bộ phận của Tổng Công ty theo chức năng phù hợp.
Mở rộng việc đa dạng hoá quyền sở hữu đối với một số công ty thuộc Tổng Công ty. Tổ chức các công ty chuyên doanh, kinh doanh các mặt hàng, phân định chức năng của các doanh nghiệp Trung ương và công ty cổ phần trong chế biến xuất nhập khẩu chè.
Thành lập các chi nhánh đặc biệt là Miền trung để khai thác nguyên liệu và thị trường. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu trong toàn Tổng Công ty.
Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý ngành (Tổng Công ty chè Việt Nam) với các cơ quan chuyên môn khác như công ty giám định xuất nhập khẩu (Bộ thương mại), trung tâm kiểm tra chất lượng chè (Tổng Công ty chè Việt Nam) để ngăn chặn tình trạng chè không đủ tiêu chuẩn vẫn lọt ra thịtrường.
4.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao nghiệp vụ
kinh doanh cho cán bộ công nhân viên.
Trong bất kể thời điểm nào, ngay cả thời đại công nghiệp như hiện nay, yếu tố con người luôn luôn được khẳng định mà không thể loại máy móc nào có thể thay thế được. Xét ngay tại Tổng Công ty điều này càng có ý nghĩa lớn. Cán bộ của Tổng Công ty là một trong những nhân tố không thể thiếu được trong viêc thúc đẩy xuất khẩu của Tổng Công ty. Đào tạo cán bộ đảm bảo rằng Tổng Công ty luôn tiếp cận được với những vấn đề mới, học hỏi được kinh nghiệm từ phía bạn hàng, đối thủ cạnh tranh và cách làm việc của các nước phát triển.
Thịtrường chè thế giới ngày càng phức tạp, nhu cầu về sản phẩm chè ngày càng đòi hỏi chất lượng cao. Hơn nữa tập quán thương mại, ngôn ngữ giao dịch với các nước ở các thịtrường khác nhau. Do đó đòi hỏi người làm công tác xuất khẩu phải hết sức linh hoạt, tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ và hiểu biết chuyên môn về ngành chè.
Mặt khác nhu cầu nguồn nhân lực của Tổng Công ty đến năm 2010 là rất lớn với kỹsư nông nghiệp và chế biến khoảng 2000 người, công nhân kỹ thuật 4500 người (cho nhà máy mới) và đào tạo bổ sung cho nhà máy luôn có 3600 người, bồi dưỡng nghiệp vụ 216 người. Ngoài ra công tác tập huấn cho 200.000 người chuyên môn trồng chè cung cấp nguyên liệu cho Tổng Công ty. Như vậy, giải pháp về nguồn nhân lực của Tổng Công ty là cần có chiến lược đào tạo cả cán bộ quản lý và nhân viên thường xuyên có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ phải được nâng lên tương xứng.
Với phương thức đào tạo: đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cán bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học hiện có bao gồm:
+ Đào tạo tại chỗ.
+ Cử đi đào tạo tại các trường chuyên ngành. + Mở các khoá huấn luyện ngắn hạn.
+ Cử các cán bộ thực sựcó năng lực đi nghiên cứu sinh ởnước ngoài. + Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo phải gắn với thực tiễn.
Các tỉnh gửi cán bộđi đào tạo kỹsư tại các trường đại học, trung học chuyên nghiệp phải có hợp đồng cam kết với doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp phải trở lại địa phương công tác.
* Đối với cán bộ quản lý:
Đội ngũ lãnh đạo của các công ty phải được đào tạo bổ sung về kiến thức quản trị doanh nghiệp nói chung, kiến thức về thịtrường, về Marketing…
Ngoài các kiến thức về kỹ thuật, cán bộ quản lý cần phải hoàn thiện các kiến thức về kỹ thuật, về máy móc thiết bị, đặc tính của chè nguyên liệu, về quy trình sản xuất, am hiểu về luật pháp, các quy định, chính sách cũng như luật pháp, thông lệ quốc tế.
* Đối với lao động trực tiếp:
Hàng năm Tổng Công ty cùng các đơn vị thành viên tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ và nâng bậc thợ cho những người đủ tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo cụ thể để họ có trình độ chuyên môn phù hợp, nhất là đối với các máy móc thiết bị mới đòi hỏi trình độ kỹ thuật, năng lực vận hành cao. Tổng Công ty có thể tổ chức các lớp học ngắn ngày đểhướng dẫn đồng
thời giới thiệu những công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới. Do quá trình trồng trọt, thu hái cũng ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm nên bên cạnh việc đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật cần tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh, canh tác chè cho nông dân đểđảm bảo chất lượng chè tốt đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của thịtrường.
Bên cạnh đó Tổng Công ty cần có những khuyến khích về lợi ích thoả đáng cho người theo học các trường trên, để họ yên tâm, dốc lòng, dốc sức cho công việc. Qua đó giúp họ hiểu rõ, nắm chắc sâu sắc nghiệp vụ xuất nhập khẩu, khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộcông nhân viên. Đâu thực sựlà cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh mẽthúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty.
Nếu đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo, nhiệt tình vì công việc, là “người của công việc” thì đó chính là tiền đềđể Tổng Công ty phát triển trong nay mai và là nhân tố chính giúp Tổng Công ty đứng vững trên thương trường quốc tế, nắm bắt thông tin kịp thời và tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh.