Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 73 - 75)

II. Mộtsốgi ải pháp chủyếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè

2. Giải pháp về thị

2.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường

Đối với Tổng Công ty, hoạt động nghiên cứu thịtrường nước ngoài thời gian qua còn chưa được chú ý. Mục tiêu của việc nghiên cứu thịtrường là nhằm xác định các bạn hàng ổn định lâu dài cho từng mặt hàng xuất khẩu, xác định dung lượng hàng xuất khẩu tính cho mỗi loại mặt hàng, mỗi loại thịtrường khác nhau là bao nhiêu. Đồng thời nhằm phát hiện ra thị trường mới. Sản phẩm chè của Tổng Công ty đã có mặt trên thịtrường quốc tế, có những thịtrường đã trở thành quen thuộc, có những thịtrường mới. Do vậy củng cố và tìm kiếm thịtrường chè là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược thịtrường xuất khẩu của Tổng Công ty. Đểđạt mục tiêu đến năm 2010 tiêu thụ khoảng trên 50.000 tấn chè các loại (so với 30.000 tấn hiện nay) vấn đề củng cố giữ vững thịtrường hiện có, mở rộng thịtrường mới trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Với thị trường quen thuộc như Nga, các nước thuộc SNG, các nước Đông Âu đã nhập chè Việt Nam từ 40 năm nay. Đây là thị trường quen thuộc nên cần cố gắng duy trì phát triển ổn định và tăng thị phần nhập khẩu chè của họ đối với chè của ta. Cần chú ý đến công tác tiếp thị, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tại thịtrường này để cải tiến chất lượng sản phẩm xuất khẩu kể cả bao bì, nhãn mác.

Thịtrường Trung Cận Đông- đây là thịtrường mới bao gồm Irắc, Iran, Libi, Giooc Đani tuy là thịtrường mới nhưng khách hàng có nhiều tiềm năng, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty. Dự kiến đến năm 2005 nhu cầu nhập khẩu của các nước Cận Đông là 383,6 nghìn tấn, trong đó Ai Cập là 104,6 nghìn tấn, Irắc 39,1 nghìn tấn, Iran 57,1 nghìn tấn (Tài liệu FAO). Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu của các nước này là rất lớn so với luợng chè mà

ta có khả năng cung ứng. Do vậy đây là thịtrường đáng chú ý cần có chính sách giữ vững và ổn định để tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Cần đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm mới của chè nhất là những sản phẩm tổng hợp của chè để có thể cạnh tranh với các đồ uống khác thích ứng với tập quán không dùng đồ uống có cồn của người dân theo đạo Hồi.

Thịtrường Châu á như Pakistan, Singapor, Nhật Bản, Đài Loan có thể nhập từ 7.000-10.000 tấn/năm. Đây cũng là thịtrường mới, thị hiếu lại gần giống với thị hiếu của người Việt Nam, tuy nhiên thị trường này đòi hỏi chất lượng cao hơn. Khâu chế biến sản phẩm chè đối với thịtrường này cần lưu ý cải tiến chất lượng mẫu mã, bao bì, nhãn mác.

Các thịtrường khác như Bắc Mỹ và Tây Âu gồm các nước như: Anh, Mỹđã sử dụng sản phẩm chè của Tổng Công ty. Đây là thị trường rất khó tính nhưng cũng có nhiều hứa hẹn. Tăng cường công tác tiếp thị dưới các hình thức khác nhau để mở rộng thịtrường Tây Âu. Để làm tốt công tác này, Tổng Công ty cần phải đầu tư hơn nữa việc nắm bắt thông tin thịtrường chè thế giới cũng như tăng cường kinh phí nghiên cứu những xu hướng biến đổi của thịtrường chè.

Để công tác nghiên cứu thịtrường, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu có hiệu quả, cần giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Tổng Công ty cần phải thành lập bộ phận chuyên xử lý các thông tin về thịtrường chè, tổ chức lớp học bồi dưỡng đểnâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác Marketing, cần có chính sách tuyển chọn đội ngũ làm công tác này một cách kỹ lưỡng và hiệu quả, cán bộ làm công tác marketing phải nhạy bén, năng động, biết phân tích các tình huống trên thịtrường một cách chính xác để có phương án kinh doanh phù hợp.

Thứ hai: Tổng Công ty cần phải thấy rằng các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm được tổ chức trong nước và quốc tế là những cơ hội tốt cho Tổng Công ty trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu chào hàng, bán hàng và ký kết hợp đồng.

Tổng Công ty cũng cần tranh thủ thu thập thông tin, tiếp xúc với các đối tác, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh để chọn cho mình hướng phát triển kinh doanh thích hợp đặc biệt trong việc lựa chọn thịtrường và mặt hàng phù hợp với thịtrường đó. Khi cần thiết phải nghiên cứu kỹhơn về một thịtrường nào Tổng Công ty có thông tin để cử cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp sang các thịtrường này để tìm hiểu một cách chính xác hơn.

Thứ ba: là thông qua các chi nhánh đại diện ở nước ngoài, Tổng Công ty xúc tiến việc trao đổi tiếp xúc với các bạn hàng tại thịtrường đó. Tổng Công ty nên có mối quan hệ tốt với khách hàng, thường xuyên gặp gỡ với khách hàng để lắng nghe ý kiến của khách hàng và có những chiến lược mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tổng Công ty có thể thành lập thêm nhiều công ty, chi nhánh đại diện khác ở các nước, giúp Tổng Công ty duy trì sự hiện diện của mình trên thịtrường quốc tế, quan hệ thường xuyên với các tổ chức, các doanh nghiệp qua đó khuyếch trương hoạt động của mình.

Công tác tìm kiếm thông tin và tiếp cận thị trường là hoạt động quan trọng và không thể thực hiện một cách nửa vời. Nó đòi hỏi Tổng Công ty phải nỗ lực và có phương án đầu tư thích đáng thì mới mong đạt kết quả tốt. Nó sẽ giúp cho Tổng Công ty xác định đúng đâu là thị trường cho mình và có biện pháp khai thác hiệu quả thịtrường đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)