Kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 27 - 43)

II. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩuchè của

A. Kết quả sản xuất kinh doanh

Kể từ khi Tổng Công ty chính thức đi vào hoạt động cho đến nay là một khoảng thời gian không dài nhưng nó đã đánh dấu một chặng đường phát triển. Những năm qua Tổng Công ty đã thực hiện được những kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Thứ nhất: Về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam (thể hiện qua bảng 2)

Tổng diện tích chè: Vì tổng diện tích trồng chè trong 5 năm qua đều tăng, phản ánh Tổng Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất nhằm mục tiêu mở rộng thị trường trong những năm tới. Cụ thể năm 1996 Tổng Công ty đang tìm hiểu và thay thế một sốđồi chè lâu năm và đưa một số giống chè phù hợp với khí hậu đất đai. Diện tích chè tổng số 6.490 ha, chè búp tươi đạt 28.898 tấn. Năm 1997 là năm thắng lợi của Tổng Công ty với diện tích là 5.104 ha có giảm so năm trước nhưng chè búp đạt là 31.714 tấn tăng 9,7 so năm 1996. Năm 1998 chịu ảnh hưởng của hiện tượng Enino, nắng nóng kéo dài và ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính khu vực nhưng chè búp tươi vẫn đạt 33.445 tấn tăng 5,5%, tổng diện tích 5.186 ha tăng 1,6% so năm 1997. Năm 1999 mặc dù 6 tháng đầu năm hạn hán diễn ra trên diện rộng, nhưng sản lượng chè búp không giảm sút 38.143 tấn tăng 14% so năm 1998. Bước sang năm 2000 với diện tích 5.575 ha có giảm so 1999 nhưng lượng chè búp tự sản xuất vẫn tăng 12% so năm trước.

Trong tổng diện tích chè, diện tích chè kinh doanh chiếm phần lớn so tổng diện tích chè năm 1998 tỷ lệ này là 95,6%, năm 1999 là 95,17%, năm 2000 là 94,46%. Mặt khác diện tích trồng mới cũng tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ Tổng Công ty có chiến lược mở rộng phạm vi diện tích nhằm mở rộng sản xuất.

Sản phẩm công nghiệp, chè các loại: năm 1999 là 17.808 tấn, năm 2000 là 21.550 tấn tăng 21% so năm 1999, năm 2001 là 25.270 tấn, tăng 17,3% so năm 2000. Cụ thể:

+ Chè xuất khẩu lên mạnh từ 16,240 tấn năm 1998 lên 16,685 tấn năm 1999 và 20,564 tấn năm 2000 tức là 1999/1998 tăng 2,7%, 2000/1999 tăng 23,2%

+ Chè nội tiêu cũng tăng song cũng thất thường và chậm. Cụ thể năm 1998 là 1.660 tấn, năm 1999 là 1.123 tấn và 986 tấn năm 2000

Sản xuất nông nghiệp: Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên liệu chè búp tươi đối với kết quả sản xuất kinh doanh của ngành chè, Tổng Công ty luôn tập trung chỉđạo điều hành khâu sản xuất nông nghiệp. Ngay từ cuối vụchè năm 1999 tất cảcác vườn chè đã được đầu tư chăm sóc qua vụđông đúng yêu cầu kỹ thuật. Một số đơn vị đã triển khai đào rãnh thoát nước theo kỹ thuật của ấn Độ nhằm chống úng cho vườn chè trong mùa mưa và chống mòn cho đất. Nhờ thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp nên năng suất chè của Tổng Công ty đã đạt mức bình quân 7,2 tấn/ha. Nhiều đơn vị có năng suất bình quân 10 tấn/ha như: Mộc Châu, Trần Phú, Thanh Niên, Phú Sơn. Sản lượng chè búp tươi sản xuất trong 6 năm tăng từ 28.898 tấn (1996) lên 50.075 tấn (2001) tăng 173,28%, bình quân 28,9%/năm.

Về giống chè: Thông qua các chương trình hợp tác liên doanh với nước ngoài, hiên nay Tổng Công ty đã thu thập được hơn 30 giống chè nhập ngoại mà không bỏ vốn nhập khẩu. Qua thực tế kiểm nghiệm cho thấy có 7 giống chè nhập từ ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện của nước ta và có thể nhân ra diện rộng theo từng vùng cụ thể. Đây là một thành công đáng kểtuy chưa có thểlượng hoá thành tiền.

Giá trị tổng sản lượng (GTTSL): Với những số liệu qua 6 năm về GTTSL đều cho kết quả năm sau cao hơn năm trước. Nếu tính giá năm 1996 làm năm giá cốđịnh để tính GTTSL của Tổng công ty thì năm 1999 đạt 329,036 tỷđồng tăng 0,2% so năm 1998 (329,615 tỷđồng), đến năm 2000 đạt 395,208 tỷđồng tăng 11,9% so năm 1999, và năm 2001 đạt 468,033 tỷđồng tăng 18,4% so năm 2000. Đây là điều đáng mừng, mặc dù ngày nay có nhiều yếu tố cả về chủ quan và khách quan tác động đến quá trình hoạt động sản xuất của Tổng công ty nói riêng và toàn ngành chè nói chung như: lạm phát, thu hẹp thị phần, thịtrường khi biến động các nước trong khu vực cũng như thế giới biễn ra.

Qua đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất ở bảng 2 của Tổng Công ty trong thời gian qua đã có những bước tiến mới đưa Tổng Công ty tiến kịp với tốc độ phát triển của thị trường đặc biệt thịtrường tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty trong thời gian tới.

Thứ hai: Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam.

Từ năm 1991, đặc biệt sau năm 1995 trở lại đây do tình hình kinh tế chính trị trên thế giới và trong nước có nhiều thay đổi làm cho việc kinh doanh của Tổng Công ty chuyển hướng mạnh. Nhà nước đã chuyển dần sự can thiệp của mình và hoạt động của các công ty, việc xuất nhập khẩu theo nghị định thư và chỉ tiêu của Nhà nước hầu như không còn. Các hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn này là hoạt động tự doanh trong xuất nhập khẩu bằng nguồn vốn tự có và vốn đi vay, hoạt động uỷ thác trong xuất nhập khẩu bằng nguồn vốn ký gửi của khách, hoạt động liên doanh trong và ngoài nước nhằm tạo thêm nguồn hàng, nguồn vốn ngoại tệ và thu trả kiều hối. Nguồn vốn dùng cho hoạt động kinh doanh dựa vào nguồn vốn tự có, vốn vay ngân hàng chịu lãi và một phần viện trợ của Nhà nước. Trước sự thay đổi đó, toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty đã nỗ lực phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm để thích ứng với điều kiện kinh doanh mới và đã đạt những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tổng Công ty chủ trương chỉ đạo các hoạt động tài chính, thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời, phải phục vụ tốt nhất cho các đơn vị tháo gỡ khó khăn, đủ vốn hoạt động. Tổng Công ty đã huy động mọi nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, thanh toán nhanh tiền chè, ứng trước tiền nguyên liệu, thực hiện trợ giá cho các đơn vị, đặc biệt các đơn vị có vốn vay ODA để có nguồn trả nợ, tạo điều kiện để các đơn vị phấn đấu hoàn thành kế hoạch.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty thời gian qua được thể hiện trong bảng số liệu 3:

Bảng 3: Kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 % so sánh

1 2 3 4 5 6=2/1 7=3/2 8=4/3 9=5/4 1. Lợi nhuận 1395.677 9323.137 11367.61 7430.748 11164.33 668.0 121.929 65.37 150..24 2. Các khoản nộp ngân sách 15750.41 17194.58 14712.66 21794.78 16996.87 109.17 85.57 148.14 77.98

Thuế doanh thu 3439.169 4078.811 5444.533 11800..23 7973..265 118.59 133.48 216.74 67.56 Thuế lợi tức 1629 3052.655 3281.48 5309.261 2539.529. 187.39 107.49 161.7 Thuế vốn ngân sách 2098.335 1413.012 846.76 1423.829 1067.385 67.34 59.93 168.15 74.96 Thuế nhập khẩu 4344.193 5892.088 2500.421 754.71 3420.403 135.63 42.44 30.18 453..20 Thuế sử dụng đất 3718.797 2316.371 2178.913 2334.896 1066.331 62..28 94.07 107.16 45.66 Các khoản nộp khác 520.913 441.646 460.556 180.861 929.958 84.78 104..28 39..27 514.18 3.Tổng vốn đầu tu XDCB 18500 54296 52669 37135 293.49 97.0 Vốn ODA 24236 Vốn tín dụng 12300 51156 20920 13637 415.9 40.89 Vốn ngân sách 4200 1740 1220 11980 41.43 70.11 Vốn tựhuy động 2000 1400 6293.85 11518 70 449.56

Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam

Qua số liệu phản ánh ở trên ta thấy: Lợi nhuận tăng đều qua các năm. Năm 1996, khối lượng chè xuất ra nước ngoài không cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận, tuy nhiên sau một năm hoạt động, những khó khăn tồn đọng về tổ chức bộ máy hoạt động cũng như tài chính và tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh yếu kém của những năm trước, để khắc phục những khó khăn, những tồn đọng và mở rộng thịtrường thì những gì mà Tổng Công ty đạt được quả là sự cố gắng vượt bậc, mở ra cho Tổng Công ty một triển vọng tươi sáng và khẳng định rằng việc quyết định thành lập Tổng Công ty là sáng suốt. Và năm 1996 cũng là thời điểm Nhà nước và bộ ngành hữu quan đã quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp phát triển chè. Đây là động lực cho ngành chè phát triển nói chung và của Tổng Công

ty nói riêng phát triển có định hướng trong thời gian tới, nhất là khâu thịtrường và việc giải quyết các đầu ra cho các đơn vị thành viên.

Với thuận lợi trên, bước sang năm 1997 Tổng Công ty đã giành được thắng lợi to lớn. Đây là năm thứ hai Tổng Công ty chè hoạt động theo mô hình mới, cũng là năm Tổng Công ty sớm xác định thị trường mới cho mình. Tổng lợi nhuận năm 1997 đạt 9.323,137 triệu đồng, tăng cao so năm 1996 chỉ đạt 1.395,677 triệu đồng. Năm 1998 lợi nhuận đạt 11.367,61 triệu đông tăng 21,9% so năm 1997. Bước sang năm 1999 do tình hình khủng hoảnh kinh tế chung của toàn khu vực, mà nhất là lợi nhuận chính của Tổng Công ty là việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nên nền kinh tế bị suy yếu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Tổng Công ty, do đó trong năm này lợi nhuận chỉđạt 7.430,748 triệu đồng so với năm 1998 chỉđạt 65,4%. Năm 2000 được coi là năm khá thành công của Tổng Công ty, với sự nỗ lực của từng thành viên của Tổng Công ty đã góp phần gia tăng lợi nhuận là 11.164,333 triệu đồng tăng 50,2% so với năm 1999. Qua đó ta thấy sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động khá tích cực.

Bên cạnh đó, các công trình xây dựng cơ bản thuộc Tổng Công ty dần hoàn thiện qua các năm dẫn đến tổng vốn đầu tư XDCB qua các năm cũng giảm: năm 1997 là 54.296 triệu đồng, năm 1998 là 52.669,855 triệu đồng và khi bước vào giai đoạn cuối ởnăm 2000 chỉ còn 37.135 triệu đồng. Kết hợp mức lợi nhuận của Tổng Công ty đạt được qua các năm và tổng vốn đầu tư XDCB cho thấy năm 2000 là năm vốn đầu tư XDCB bỏ ra có hiệu quả nhất. Chỉ số mức doanh lợi theo vốn (= Lợi nhuận / Vốn) đạt 30,06% ở năm 2000 có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng vốn cho XDCB thì sẽ đạt được 30,06 đồng lợi nhuận. Các năm còn lại như 1997 đạt 17,17%, năm 1998 đạt 21,58%. Tuy nhiên, chỉ số mức doanh lợi chỉ được

xem xét khi cố định các chi phí khác. Giới hạn của chỉ tiêu này là chỉ được xem xét, nhìn nhận tình hình diễn biến chứ không thể lấy đó làm chỉ tiêu so sánh.

Xem xét các mức nộp ngân sách của Tổng Công ty trong những năm vừa qua cho thấy năm cao nhất là 21.794,782 triệu đồng ở năm 1999 và giảm xuống còn 16.996,871 triệu đồng ở năm 2000. Như vậy năm 2000 tuy đã tăng hơn so với năm 1998 nhưng vẫn thấp hơn năm 1999 là 22%. Theo ông Nguyễn Thiện Toàn trưởng phòng kế hoạch đầu tư của Tổng Công ty cho biết: “ Dự tính trong những năm tới từ 2001 đến 2005 có thể các khoản nộp ngân sách sẽ giảm mà biến động tăng lên với tốc độ chậm ”. Nhiệm vụ của Tổng Công ty là khai thác triệt để những thị trường cũ, mở rộng thị trường mới. Bên cạnh đó Nhà nước đồng ý giảm một số khoản thuế nhằm làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chè nước ta đối với những mặt hàng cùng loại trên thịtrường, phấn đấu chiếm lĩnh thị trường trong nước và khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới.

Mặt khác còn rất nhiều vấn đềđặt ra cho Tổng Công ty chè cần bắt tay vào thực hiện nếu như Tổng Công ty muốn tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, bởi xu thế toàn cầu không chỉ đem lại những lợi ích cho các doanh nghiệp mà mặt trái của nó sẽ là sự phá vỡ hoàn toàn quy luật quan hệ ổn định trên thịtrường như những năm qua. Sức cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt và để giảm thiểu những áp lực bất lợi đến quá trình phát triển của Tổng Công ty thì sự hỗ trợ của Nhà nước là chưa đủmà đòi hỏi sự nhanh nhạy, thích ứng nhanh với tình hình mới của Tổng Công ty khi thị trường biến động.

B. Thực trạng xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam

Chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, các nước mua nhiều chè của Việt Nam là: irắc, Nga, Ba Lan, Đài Loan…Tổng Công ty

chè Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu chè dưới dạng bao gói thành phẩm với số lượng trên 1000 tấn từ năm 1996.

1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước. Nhưng với sự nỗ lực của Tổng Công ty nói chung và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng hoạt động xuất khẩu chè đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1996 Tổng Công ty xuất khẩu được 8.286,959 tấn chè và thu được 17.577.886,06 USD. Năm 1997 với khối lượng 13.428,653 tấn chè các loại xuất sang thị trường nước ngoài tăng 62,69% so năm 1996 và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 28,08%, đạt 22.488.614,05 USD (Biểu đồ 1)

Biểu đồ 1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Tổng Công ty

Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam

Năm 1998 khối lượng chè xuất khẩu tăng 40,11% so năm 1997, đạt 18.890,181 tấn và giá bình quân của hàng xuất khẩu khá cao nên kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty lại tiếp tục tăng, đạt 34.908.477,39 USD. Kim ngạch xuất khẩu chè là yếu tố chủ yếu quyết định cho mức doanh thu của

8.3 13.5 18.9 19.7 24.4 29.8 0 5 10 15 20 25 30 35 1996 1997 1998 1999 2000 2001 s¶n l­ î ng (ngh×n tÊn) 17.6 22.5 34.9 29.8 33.5 37.8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1996 1997 1998 1999 2000 2001

doanh nghiệp. Mức doanh thu của Tổng Công ty chè Việt Nam trong những năm qua tăng liên tục không ngừng. Điều đó chứng tỏ là một doanh nghiệp làm ăn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Tuy nhiên trong năm 1999 thì Tổng Công ty lại gặp nhiều khó khăn do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế của nhiều nước làm ảnh hưởng tới khối lượng chè được xuất sang các nước chỉ đạt 19.739,963 tấn tăng so năm 1998 chỉlà 4,49%, nhưng do khủng hoảng đã ảnh hưởng đến giá chè làm cho kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty chỉ được 29.759.907,93 USD giảm 14,75% so với năm 1998. Sang năm 2000 là năm khó khăn nhất đối với ngành chè nhiều công ty không tiêu thụ được sản phẩm của mình nhưng với sự cố gắng nâng cao chất lượng cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cộng thêm nỗ lực của các cán bộ Tổng Công ty đã nâng cao được khối lượng chè xuất khẩu lên 24.426,699 tấn tăng 23,74% so năm 1999,kim ngạch xuất khẩu đạt 33.455.863,63 USD tăng 12,42% so năm 1999. Sáu tháng đầu năm 2001 trên thế giới còn tồn đọng một lượng lớn chè từ năm 2000 chuyển sang, hơn nữa do tác động của sự kiện ngày 11/9 làm kinh tế của nhiều nước suy thoái và do chiến sự tại Apganistan nên việc xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn (thịtrường Pakistan từ lâu là thịtrường lớn của Tổng Công ty ) một số hợp đồng bị phá bỏ và năm 2001 Nhật Bản được mùa chè kèm theo là chất lượng chè Trung Quốc, Đài Loan với chất lượng cao đã tràn vào Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt với chè Việt Nam. Vì vậy, sản lượng xuất khẩu ra các thị trường, ngoài iraq chỉ đạt xấp xỉ năm 2000 cụ thể sản lượng là 29.770,659 tấn tăng 21,88 so năm trước và kim ngạch đạt 37.838.891,43 USD tăng 13,1% so năm 2000.

2. Thịtrường xuất khẩu.

Tổng Công ty chè Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 30 nước trên thế giới. Xuất phát từ nhận thức thịtrường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 27 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)