Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 68 - 73)

II. Mộtsốgi ải pháp chủyếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè

1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Đây là biện pháp có thể nói là mấu chốt cho các quyết định chiến lược sau này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp tục mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty. Bởi vì, các quan niệm trước kia cho rằng cứ giá rẻ là bán được hàng hoá nhiều nhưng trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh khi mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi của họ sản phẩm không những có chất lượng cao mà giá cả phải hợp lý. Do vậy đòi hỏi Tổng Công ty chè Việt Nam phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng, hạ giá thành chè thành phẩm.

Chất lượng sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định có xâm nhập, đứng vững hay phát triển được trên thị trường hay không. Nhu cầu của con người ngày càng cao, do đó chất lượng sản phẩm cũng phải được cải thiện không ngừng.

Trong sự nghiệp phát triển chung của ngành chè Việt Nam trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá, vấn đề chất lượng luôn được coi trọng và ngày một nâng cao. Ngay từ Nghị quyết tháng 3/1997 của Tổng Công ty chè Việt Nam, bên cạnh mục tiêu sản lượng được đặt thành nhiệm vụ hàng đầu, thì mục tiêu chất lượng sản phẩm cũng được đặt ra cấp thiết: “ Năm 1997 là một năm đầy thử thách đối với ngành chè Việt Nam, đặc biệt về vấn đề chất lượng chè, chất lượng

sản phẩm trong năm 1997 là điểm đột phá, có tính sống còn để ngành chè Việt Nam tiến lên trong thời kỳ tiếp theo, có giữ đuợc các thị trường hiện nay hay không phụ thuộc rất nhiều vào cố gắng và nỗ lực của toàn Tổng Công ty trong việc nâng cao chất lượng ”.

Trong báo cáo 1/1999 của Tổng Công ty chè Việt Nam về công tác thị trường cũng đã chỉ rõ: “ Để giữ vững và phát triển được thị trường tiêu thụ, thì giải pháp quan trọng nhất là phải giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng chè thành phẩm”.

Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm chè:

Tổng Công ty phối hợp với các đơn vị thành viên tập trung thực hiện các vấn đề sau:

Cải thiện một bước chất lượng nguyên liệu:

Muốn có sản phẩm tốt trước tiên cần phải có nguyên liệu tốt. Khi quy trình kỹ thuật ổn định thì chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp và quyết định tới chất lượng sản phẩm. Và cũng chỉ có chế biến cẩn thận, mới thể hiện đầy đủ tiềm năng của chất lượng nguyên liệu. Bởi vậy:

Kiên quyết chỉ đạo hái đúng quy trình, khi mua chè búp tươi chỉ mua chè chất lượng cao và thống nhất giá mua theo đúng tiêu chuẩn phẩm cấp. Tạo mức độ chênh lêch lớn giữa giá mua chè ở các cấp khác nhau. Không mua chè chất lượng thấp.

Xây dựng tiêu chuẩn công nghệ và vệ sinh thực phẩm cho dây chuyền sản xuất chế biến chè đen xuất khẩu. Trên cơ sở này, thành lập ban kiểm tra, thanh tra đểđánh giá chất lượng các xưởng nhỏ. Nếu thấy không đủ tiêu chuẩn, kiến nghị với tỉnh cho đình chỉ hoạt động.

áp dụng quy trình đốn hái thích hợp và cơ chế giá thu mua linh hoạt đểlượng chè búp tươi không vượt quá công suất nhà máy chế biến trong nhiều ngày. Xây dựng các dự án bổ sung nhà máy ở các vùng nguyên liệu lớn và địa hình chia cắt để giải quyết hết nguyên liệu và giảm thời gian vận chuyển. Có như vậy mới nâng cao và bảo quản được chất lượng nguyên liệu.

Tăng số lần thu mua và vận chuyển chè búp tươi sao cho chè hái đến đâu được vận chuyển kịp thời vềnhà máy đến đó. Yêu cầu nhân viên thu mua sắp xếp khối chè trong thùng xe theo đúng quy định, đảm bảo chè về đến nhà máy vẫn giữ nguyên chất lượng.

Xoá bỏ hẳn chế độ bảo quản chè trên nền nhà chờ héo bằng cách xây dựng dàn héo, hộc héo, kết hợp với máy héo, đảm bảo chè về đến nhà máy có thể héo được ngay.

Xây dựng các vườn chè tập trung dưới sự chỉđạo của xí nghiệp.

Sản xuất chè có đặc điểm là mọi sai sót trong khâu nông nghiệp như bón phân, thu hái, phun thuốc trừ sâu…đều có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cuối cùng. Nhưng lại rất khó kiểm tra chất lượng nguyên liệu một cách đầu đủ, chính xác để phát hiện ra những sai sót này khi thu mua. Thường chỉ phát hiện được những khuyết tật khi đã có sản phẩm và không thể sửa chữa. Vì vậy, để tạo ra sản phẩm có chất lượng phải thực hiện đúng quy trình, thậm chí ngay từ khâu làm đất để chuẩn bị trồng chè. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu có sự chỉ đạo tập trung và kiểm tra thường xuyên của các xí nghiệp. Giám đốc các xí nghiệp nên tập trung vào:

+ Kết hợp với Viện nghiên cứu chè để làm cuộc cách mạng về giống. Để rút ngắn thời gian tuyển chọn, khảo nghiệm giống nên tiếp tục nhập nội các giống chè tốt từ những nước đã có truyền thống về trồng và chế biến chè như ấn Độ, Nhật Bản…Mỗi xí nghiệp hình thành một vườn giống để đồng thời cùng trồng

thử các giống này. Trên cơ sở xem xét khả năng thích nghi với các điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, tiến hành tuyển chọn và lai tạo tại chỗ nhằm chọn ra giống thích nghi theo vùng. Các xí nghiệp phải có sự đánh giá đúng mức tầm quan trọng của giống vì cây chè là cây lâu năm, giống có ảnh hưởng suốt cả chu kỳ kinh tế, hơn nữa chúng ta không dễ dàng thay giống chè mới như các giống cây ngắn hạn khác vì vốn để trồng một nương chè rất lớn và thời gian để tạo ra một nương chè đưa vào kinh doanh là rất dài.

+ Phổ biến và giám sát việc thực hiện các kỹ thuật canh tác của nông dân. Kỹ thuật canh tác bao gồm một hệ thống các biện pháp kỹ thuật để thâm canh như: tăng mật độ trồng chè để che phủ đất, chống cỏ dại và xói mòn, áp dụng phương pháp tạo hình đồi chè tăng năng suất, bảo vệđất. Chỉđạo bón phân có cơ cấu thích hợp với từng loại đất, bón phân theo đúng quy trình, tăng lượng phân hữu cơ và phân vi sinh để tăng độ phì cho đất. Trồng cây bóng mát để khắc phục nắng nóng mùa hè, đồng thời tạo ra một lượng phân xanh khi cây rụng lá. Phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp tổng hợp IPM không để lại dư lượng độc chất trong sản phẩm. Nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp sử dụng các loại côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt, vi khuẩn…để diệt trừ sâu bệnh mà đã được nhiều nước áp dụng có hiệu quả.

Cải tạo và nâng cấp các nhà máy chế biến.

Hiện nay, ta đang sử dụng rộng rãi thiết bị công nghệchè đen của Liên Xô và ấn Độ. Dây chuyền sản xuất của Liên Xô cho phép cơ giới hoá cao nhưng công nghệ đã lỗi thời tới gần nửa thế kỷ. Ngược lại, dây chuyền chế biến của ấn Độ công nghệ mới, có nhiều ưu điểm nhưng mức độ cơ giới hoá không cao. Trong thời gian tới, khi ta chưa đủđiều kiện tài chính đểđổi mới công nghệ ở tất cả các nhà máy cùng một lúc thì kết hợp ưu điểm của hai loại công nghệ cũng là một giải pháp tình thế cho phép ta cải tạo các nhà máy hiện có, đưa chúng ra khỏi tình

trạng lạc hậu hiện nay. Riêng đối với các xưởng chè nhỏ phải cải tạo theo hướng công nghệ ấn Độ, đặc biệt ở khâu héo và lên men.

áp dụng thử một số kỹ thuật mới như: Kết hợp vò mở với vò ép đểlàm tăng độ dập tế bào, rút ngắn thời gian vò và lên men, giảm tỷ lệ chua thiu, tạo hình cánh chè xoắn chặt hơn. Thay quá trình lên men độc lập điều tiết không khí toàn phần hiện nay bằng hệ thống lên men nhiều tầng đểđiều tiết không khí một cách chủ động hơn. Xây dựng hệ thống chứa chè thành phẩm có điều tiết nhiệt và độ ẩm để giữ cho chè luôn có thuỷ phần ổn định.

Với các nhà máy mới, phải trang bị công nghệ hiện đại ngay từ đầu. Thà rằng chỉđầu tư xây ít nhà máy với dây chuyền tiên tiến và đồng bộ còn hơn đầu tư tràn lan, số lượng thì nhiều nhưng chất lượng lại thấp. Định hướng đầu tư là trang bị máy móc, kỹ thuật sản xuất của ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc cho sản xuất chè đen và của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản cho sản xuất chè xanh.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm ởcơ sở:

Phải coi trọng công tác quản lý chất lượng tại cơ sở. Duy trì và tăng cường công tác kiểm tra sản xuất ở từng khâu trên dây chuyền công nghệ, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và sản phẩm, nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những khuyết tật của sản phẩm ngay trên dây chuyền sản xuất. Phải có hệ thống cập nhật sổ sách, ghi lý lịch sản xuất, biên bản đánh giá chất lượng, tránh làm hình thức không đến nơi đến chốn. Phải trang bị các dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm ở phòng lên men, ở máy sấy, các thiết bịxác định độẩm của chè như cân phân tích, máy sấy, đảm bảo cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm ởcơ sở theo tiêu chuẩn quy định.

Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm ởcơ sở, mỗi nơi đều phải có phòng KCS làm hạt nhân quản lý và theo dõi chất lượng ở cơ sở. Phối hợp chặt chẽ hữu cơ giữa KCS cơ sở và trung tâm KCS chè (Tổng Công ty), nhằm tạo thành hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm trong ngành, thống nhất

về tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm tra. Tiến tới áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO9000 ở những cơ sởcó điều kiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)