Những mặt còn hạn chế:

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 47 - 51)

III. Đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế theo loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2000-

2. Những mặt còn hạn chế:

2.1. Về mặt kinh tế

Để hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình dịch vụ MICE của Việt Nam đạt thu được nhiều lợi ích hơn nữa, những hạn chế sau đây cần khắc phục một cách nhanh chóng.

Mặc dù liên tục tăng trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung ngưỡng chi tiêu của khách quốc tế MICE tại Việt Nam vẫn còn nằm ở mức thấp với các nước khác trong khu vực. Mức chi tiêu trung bình của khách MICE ở các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia…cao gấp nhiều lần so với những gì họ chi tiêu tại Việt Nam. Điều đó thể hiện những nhà kinh doanh dịch vụ chưa khai thác khoản thu nhập tiềm năng từ hoạt động MICE một cách đầy đủ.

Doanh thu từ hoạt động quốc tế của MICE ở Việt Nam tuy có tăng trưởng như đang rơi vào xu hướng chậm dần, tốc độ tăng của năm sau chỉ bằng nửa năm trước. Đó là một nguy cơ đáng lo ngại. Thực tế ấy đồng nghĩa với việc hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của MICE ở nước ta còn thụ động, phục thuộc nhiều vào những tác động khách quan bên ngoài của thị trường và chưa chủ động tạo ra thời cơ cho những bước tiến mới.

Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật không bắt kịp sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượng du khách MICE đến Việt Nam. Các KS và khu nghỉ mát đạt tiêu chuẩn thường xuyên ở tình trạng quá tải vào mùa cao điểm dẫn đến tình trạng tăng giá, làm giảm khả năng cạnh tranh của du lịch MICE Việt Nam so với các nước khác.

Sự thiếu và yếu của các câu lạc bộ, các hiệp hội, tổ chức chuyên về lĩnh vực du lịch MICE khiến cho công tác chuẩn bị và tổ chức một số chương trình, lễ hội văn hóa chưa chuyên nghiệp; liên kết và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp còn kém dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có được chỗ đứng trong thị trường du lịch MICE.

Công tác quản lý của các cơ quan chức năng có nhiều điểm cần kiện toàn. Chẳng hạn như: Việt Nam gần như không có một cơ sở pháp lý nào điều chỉnh trực tiếp đến loại hình du lịch này; tình trạng thiếu thốn cả về chất lượng và số lượng đội ngũ thanh tra từ trung ương đến địa phương; cơ chế cung cấp thông tin, khả năng phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan vẫn còn nhiều hạn chế.

2.2. Về mặt xã hội – văn hóa

Cũng như các hoạt động kinh tế khác, du lịch MICE cũng đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa – xã hội Việt Nam. Đó là những tác động rất khó định lượng và chưa có những thống kê chính thức, cụ thể nhưng có thể dễ dàng được quan sát trong thực tế văn hóa và xã hội nước ta gần đây.

Giai đoạn 2000-2010 đánh dấu một thời kỳ phát triển vượt bậc trong hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE của Việt Nam nhưng cũng ghi nhận thêm những diễn biến phức tạp của các tệ nạn xã hội. Đó là nạn mại dâm, hiên tượng du nhập lối sống phương Tây xa lạ với văn hóa dân tộc, hình ảnh các tụ điểm giải trí như sàn nhảy vũ trường…ở các khu vực tập trung nhiều khách nước ngoài gây mất trật tự trị an và tệ nạn khác phát sinh do chạy theo

những nhu cầu của du khách nước ngoài đang có nhiều diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội trong thời gian qua.

Việc cắt xén đất nông nghiệp để xây dựng các dự án khách sạn- khu nghỉ dưỡng liên hợp sẽ khiến không ít hộ dân mất đi đất canh tác, ly hương và thất nghiệp sau khi nhanh chóng tiêu phí hết số tiền đền bù ban đầu. Điều đó đặt ra bài toán an sinh cho công cuộc phát triển bền vững du lịch MICE của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng như các hoạt động kinh tế khác, du lịch MICE cũng đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa- xã hội Việt Nam. Đó là những tác động khó định lượng và chưa có những thống kê chính thức, cụ thể nhưng có thể dễ dàng được quan sát trong thực tế văn hóa xã hộ nước ta trong thời gian gần đây. Trước hết, đó là nạn mại dâm và các tệ nạn khác phát sinh do chạy theo các nhu cầu của du khách nước ngoài đang có nhều diễn biến phức tạp trong thời gian qua. Ông Lê Đức Hiền, cục phó Cục phòng chống tệ nạn xã hội (thuộc Bộ Lao động thương binh & xã hội) cho hay, những con số về lượng gái mại dâm trên địa bàn cả nước từ trước tới nay chỉ mang tính tương đối, chứ khó có thể thống kê được chính xác. Theo ông, mại dâm công cộng đang xảy ra ở nhiều địa phương, dù có bị xóa bỏ nhưng rồi lại nhanh chóng tái diễn, hình thành các phố “vẫy”, các tụ điểm đón khách “bình dân” xen lẫn với các khu vực khách sạn cao cấp rất khó cho công tác quản lý. Đặc biệt, mại dâm, hoạt động trá hình, có tổ chức tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhất là các vũ trường, khách sạn liên doanh nước ngoài, nhà nghỉ… càng gây khó khăn hơn cho công tác quản lý. [7]

Ngoài ra, việc chạy theo các nhu cầu của du khách quốc tế nói chung và du khách MICE quốc tế nói riêng còn dẫn đến hiện tượng du nhập lối sống phương Tây xa lạ với văn hóa dân tộc, hình thành các tụ điểm giải trí gây mất trật tự trị an trong khu vực tập trung nhiều khách nước ngoài. Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động không giấy phép, hoặc giấy phép hết hạn vẫn cố tình hoạt đông kéo dài nhằm tổ chức mại dâm trá hình, tái phạm nghiêm trọng. Điển hình như tại Hà Nội, vũ trường New Century bị phạt xử lý năm 2002, khách sạn Lake Side vi phạm năm 2004, đến năm 2007 cả hai cơ sở này đều tái phạm. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc tạm ngừng cấp giấy phép đối với hoạt động vũ trường nhưng thực tế vẫn xuất hiện nhiều vũ trường hoạt động với quy mô lớn tại các

trung tâm kinh tế. Cụ thể năm 2005, trên địa bàn cả nước chỉ có 104 vũ trường nhưng đến năm 2007 đã có 165 cơ sở (tăng đến gần 60%) [7].

Nghiêm trọng nhất là nước ta hiện nay cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, dân cư đa số vẫn sống dựa vào làm nông. Việc cắt xén đất nông nghiệp để xây dựng các dự án khách sạn - khu nghỉ dưỡng liên hợp sẽ khiến không ít hộ dân mất đi đất canh tác, ly hương và thất nghiệp sau khi nhanh chóng tiêu phí hết số tiền đền bù ban đầu. Ví dụ hiện tượng thu mua đất màu làm sân golf phục vụ khách VIP quốc tế của các chủ đầu tư trong thời gian gần đây. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, cả nước hiện có 39 tỉnh, thành phố có dự án sân golf. Trong 166 dự án sân golf có 145 dự án đã được cấp đất lên đến 52.700ha. Đất nông nghiệp bị chiếm dụng là 10.500ha, trong đó đất lúa là 2.900ha. Miền Đông Nam Bộ, trung tâm hội nghị- hội thảo và du lịch quốc tế của cả nước, là khu vực có nhiều sân golf nhất, với 35 sân; trong đó, TP.HCM có 13 dự án, Bà Rịa – Vũng Tàu có 14 dự án, Bình Dương và Đồng Nai, mỗi tỉnh có 4 dự án. Điều đáng nói là trong số 145 dự án sân golf đã được cấp phép hoặc chấp thuận chủ trương thì chỉ có 20 dự án là kinh doanh sân golf thuần túy, còn lại đều là sự kết hợp giữa sân golf và bất động sản, có nơi diện tích dành xây khách sạn , biệt thự, nhà vườn, nhà hàng, khu dịch vụ hội nghị - hội thảo… chiếm tới một phần ba diện tích quy hoạch sân golf. Theo tính toán, bình quân một sân golf chiếm dụng hơn 300ha đất. Do vậy, việc đầu tư xây dựng sân golf tràn lan như hiện nay sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người nông dân. Bởi theo tính toán của các nhà khoa học, cứ 1ha đất bị thu hồi sẽ ảnh hưởng đến 10 lao động nông nghiệp, làm cho đời sống của 2,5 triệu người bị lung lay vì không có việc làm. Sau khi ruông đất bị thu hồi, chỉ có 5-6% nông dân tìm được việc làm, 94% còn lại phải xoay xở vất vả để kiếm sống. Ngoài ra, phát triển sân golf còn gây tác động môi trường bởi việc sử dụng hóa chất, làm cạn nguồn nước ngầm, mất khả năng sản xuất của số đất màu còn lại [7]

Như vậy, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội trước mắt, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của MICE cũng đem lại những nguy cơ không nhỏ về văn hóa - xã hội. Lần nữa, bài toán an sinh và bền vững được đặt ra cho công cuộc phát triển du lịch MICE của Việt Nam.

Mặc dù là một phần của ngành công nghiệp không khói, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE vẫn có những ngoại tác bất lợi đến cảnh quan và môi trường nước ta. Nhìn chung, có những ảnh hưởng tiêu cực điển hình sau:

Một số công trình được xây dựng lên đã chạy theo lợi nhuận của hoạt động MICE trong việc thu hút DKQT mà phá bỏ cảnh quan kiến trúc cổ xưa quý giá. Ví dụ như việc khách sạn cao cấp Sas Hanoi Royal được quy hoạch công viên Thống Nhất (trung tâm kinh tế - hành chính của Hà Nội) khiến không gian xanh của thành phố bị thu hẹp, phá vỡ cấu trúc phong thủy của Thăng Long cổ xưa mà người Pháp đã dụng công giữ gìn khi lập ra trục quy hoạch cảnh quan cho thành phố Hà Nội.

Việc quy hoạch không đồng bộ khiến việc xây dựng các công trình xây dựng tốn kém dù đạt hiệu quả kinh tế nhưng lại bỏ qua yếu tố hòa hợp cảnh quan chung là một phản ví dụ của MICE đối với môi trường du lịch, ví dụ như trường hợp của Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình đã không có sức hấp dẫn về kiến trúc và gắn bó với các khách sạn cao cấp kiểu như Novotel Hà Nội on the park trong khu vực.

Ngoài ra, việc phát triển sân golf, các khu giải trí…gây tác động môi trường bởi việc sử dụng hóa chất, làm cạn nguồn nước ngầm, thay đổi kết cấu sinh thái vốn có của môi trường như trường hợp của khu vực miền Đông Nam Bộ với mật độ dày đặc các trung tâm hội nghị - hội thảo và các địa điểm ăn theo.

Như vậy, mặc dù là một bộ phận của ngành công nghiệp không khói, hoạt động du lịch MICE nhằm thu hút DKQT đến Việt Nam cũng gây ra những tác động không nhỏ đến cảnh quan và môi trường ở những nơi nó đi qua. Vì vậy công tác giám sát những tác động của MICE đến môi trường là không thể bỏ qua nếu chúng ta muốn có một sự phát triển bền vững và một nguồn thu ổn định từ hoạt động kinh tế đầy tiềm năng này của nước nhà.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w