Nhóm giải pháp từ phía chính phủ

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 65 - 68)

III. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế theo loại hình du lịch MICE của Việt Nam theo trong giai đoạn 2010-

1.Nhóm giải pháp từ phía chính phủ

1.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý, hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh du lịch MICE kinh doanh du lịch MICE

Giải pháp này nhằm tạo lập môi trường pháp lý ổn định, cơ chế quản lý thông thoáng cho lĩnh vực này, để khắc phục những bất cập trong thời gian qua cũng như tạo điều kiện phát triển xa hơn trong giai đoạn 2010-2015. Theo đó:

Hoàn thiện, bổ sung thêm những văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến MICE nhằm xây dựng nên một nền tảng pháp lý.

Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch MICE, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến loại hình du lịch này như: rút ngắn

tời gian làm thủ tục sân bay, tại các khu, địa điểm du lịch, tại các cơ sở lưu trú. Đồng thời làm các cơ quan chức năng cũng được phân nhiệm rõ ràng trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MICE; đồng thời quy định chi tiết các khung hình phạt cho từng mức vi phạm của doanh nghiệp, vừa ngăn ngừa tiêu cực, vừa đảm bảo tính răn đe.

1.2. Hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước

Để hạn chế các ngoại tác tiêu cực của việc tăng cường thu hút DKQT như nạn mại dâm, các vũ trường, tụ điểm giải trí trá hình…thì việc tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và xử phạt là điều cần thiết. Cụ thể:

Công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt cần có sự phối hợp ăn ý giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là TCDL. Tổng cục Du lịch là cơ quan quản lý hoạt động chất lượng các khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí…(như xếp hạng đánh giá năng lực kinh doanh theo barem, xét top-ten), cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế cho các công ty du lịch có chức năng. Trong khi đó, thẩm quyền cấp phép hoạt động cho khách sạn (theo nhiều hình thức đầu tư: khách sạn trong nước, khách sạn liên doanh, khách sạn 100% vốn nước ngoài) lại thuộc UBND tỉnh, các sở hoặc Bộ Kế hoạch – đầu tư; và việc kiểm tra triệt phá các hoạt động tiêu cực thuộc chức trách của Vụ phòng chống tệ nạn xã hội, trực thuộc Bộ công an, Tổng cục du lịch chưa phải là một cơ quan cấp bộ nên chỉ được phép ra thông báo (văn bản không có nội dung bắt buộc), không được phép chỉ ra chỉ thị chỉ đạo toàn ngành để trực tiếp giải quyết một vụ việc nào đó liên quan hoạt động du lịch. Vì vậy để phòng và chống ngoại tác tiêu cực này cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, nhằm răn đe và phòng ngừa chung, mức xử phạt cho những vi phạm này cũng cần được nâng cao. Hiện nay, với cá nhân, cơ sở môi giới, chứa chấp mại dâm, cơ quan chức năng có thể phạt hành chính hoặc truy cứu trách nghiệm hình sự tùy mức độ vi phạm. Hành vi nguy hiểm thì quy định tội hình sự (như vụ vừa rồi), chỉnh theo điều 7, khoản 1 Nghị định 50 của Chính phủ (Ngày 25/4/2002) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch, mức phạt 200.000 đồng, do Tổng cục Du lịch phạt như vậy vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ tác dụng răn đe.

Đây là một yêu cầu khách quan trong bối cảnh các “cường quốc MICE” trong khu vực đã trở nên quá quen thuộc với DKQT. Cụ thể:

Trong giai đoạn 2010 – 2015, TCDL cần tập trung xây dựng các chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cuả điểm đến Việt Nam thông qua các chương trình hành động cả nước về ngành du lịch theo từng diễn biến cụ thể của thị trường quốc tế, trong quá trình xây dựng chiến lược, chương trình hành động cần sớm tập trung xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Muốn thực hiện được điều này, TCDL cần xác định đúng thế mạnh của du lịch MICE Việt Nam so với các cường quốc trong khu vực, đồng thời tiến hành mời các chuyên gia về lĩnh vực du lịch MICE tiến hành xây dựng, thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động du lịch MICE nói riêng.

1.4. Cơ sở hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Công tác đào tạo, huấn luyện nhân lực của các doanh nghiệp MICE cần có được sự hỗ trợ từ phía chính phủ để diễn ra một cách thuận lợi nhất. Do nhu cầu về lao động có trình độ của du lịch MICE là khá lớn đối với nước ta hiện nay cho nên các doanh nghiệp thường sẽ chủ động trong việc mời các chuyên gia MICE tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên. Nhà nước nên kết hợp điều kiện này của các doanh nghiệp với việc giảng dạy của các trường đào tạo về du lịch. Ngoài ra, các cơ quan hữu quan có thể khuyến khích các doanh nghiệp MICE trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch địa phương bằng cách thỏa thuận hợp tác, đóng góp về mặt cơ sở vật chất giảng dạy.

Để chương trình “nhãn xanh cho các khách sạn ở Việt Nam” cuả Vụ khách sạn nói riêng và phong trào kinh doanh có trách nhiệm trong giới làm dịch vụ nói chung, việc xây dựng một cơ chế kiểm tra rộng khắp để giám sát, phát hiện, xử phạt và khen thưởng kịp thời là vô cùng cần thiết. Trong giai đoạn từ năm 2009- 2010, chương trình chủ yếu xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “nhãn xanh Việt Nam” thử nghiệm với một số loại hình sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn. Việc lựa chọn đối tượng cấp nhãn và tiêu chí nên gấp rút được hoàn thành vào năm 2011. Đó phải là các tiêu chí cụ thể về sử dụng hợp lý tài nguyên, năng lượng, giảm chất thải, kiểm soát ô nhiễm, quản lý và bảo vệ môi trường.

Vụ khách sạn không chỉ nên lựa chọn mẫu một số khách sạn hạng từ 3-5 sao ở 3 miền để thực hiện mà cần tiến hành rộng khắp. Đồng thời, Vụ Khách sạn nên phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống khách sạn được cấp nhãn xanh, liên kết dữ liệu chính thức với một số trang web về môi trường xanh của một số tổ chức, quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vụ này cũng nên thực hiện chương trình truyền thông quảng bá các khách sạn được cấp nhãn xanh tới khách du lịch, đồng thời sẽ tham gia mạng lưới nhãn sinh thái quốc tế.

1.5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ủng hộ của cộng đồng đối với “Green MICE” MICE”

Tác động tích cực của MICE trong việc gây dựng ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường trong cộng đồng chỉ được phát huy và khuếch đại du lịch MICE được tuyên truyền rộng rãi và lôi kéo, tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng đối với “cuộc đua xanh” của hoạt động này. Trong giai đoạn 2010-2015, TCDL Việt Nam cùng các ban ngành, cơ quan chức năng cần tiến hành phổ biến tuyên truyền những kiến thức, thông tin về du lịch MICE và xu hướng “Green MICE” đến với quần chúng và những ai quan tâm đến ngành du lịch nước nhà thông qua các chương trình, chuyên mục trên các đài truyền hình, phát thanh, hệ thống báo chí cả nước. Đi đôi với hoạt động này là việc các cơ quan chức năng phối hợp với các nhà xuất bản cho ra đời các công trình nghiên cứu, sách chuyên ngành về hoạt động du lịch này và tạp chí bình chọn cho các doanh nghiệp du lịch có động thái tích cực với môi trường.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 65 - 68)