III. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế theo loại hình du lịch MICE của Việt Nam theo trong giai đoạn 2010-
2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp
2.1. Áp dụng Marketing mix đối với việc cung cấp dịch vụ MICE
2.1.1. Lựa chọn và khai thác các thị trường mục tiêu giàu tiềm năng
Để tăng số lượng du khách MICE đến Việt Nam chúng ta cần đẩy mạnh công tác thị trường, lựa chọn ra thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu là thị trường thích hợp nhất với tiềm năng của doanh nghiệp và hy vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với du lịch MICE, các doanh nghiệp nên sử dụng phương án lựa chọn thị trường mục tiêu trên cơ sở phân đoạn thị trường, sau đó phân tích tiềm lực của mình và của các đối thủ cạnh tranh để có thể chọn ra một vài phân đoạn làm thị
trường mục tiêu. Với hướng đi như vậy, theo phân tích chủ quan của tác giả, trong giai đoạn sẽ là các thị trường mà du khách có mức chi tiêu cao như Mỹ, Anh , Pháp , Đức hay Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây chính là thị trường chủ yếu của du lịch MICE nước ta trong thời gian tới bởi những lý do sau:
Đối với thị trường Mỹ
Theo thống kê củaTCDL, nếu như năm 2000, khách du lịch Mỹ đến Việt Nam là 95.800 khách, chiếm 45 tổng lượng DKQT đến Việt Nam thì đến năm 2007, con số này đã là hơn 412.000 lượt khách, chiếm 10% tổng lượng DKQT. Và theo số liệu thống kê trong 3 tháng đầu năm 2010, thì lượng khách du lịch Mỹ đã vượt mức 500.000 lượt. Trong giai đoạn 2000-2009, Mỹ luôn là 1 trong năm 5 thị trường gửi nhiều khách nhất đến Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 12,9% năm. Theo thống kê của Tập đoàn thẻ thanh toán Visa, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2004, du khách Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc và Pháp là hai trong những du khách có mức chi tiêu cao nhất, chiếm 58% tổng lượng chi tiêu qua thẻ. Hằng năm, gần 50 triệu lượt khách Mỹ đi du lịch nước ngoài, chi 58 tỷ USD (không tính chi phí vận chuyển quốc tế), chiếm 12,3% tổng chi phí du lịch quốc tế của thế giới. Với những con số ấn tượng như trên, thị trường Mỹ được xác định như là một trong những thị trường mục tiêu của du lịch MICE Việt Nam.
Đối với thị trường các nước Châu Âu
Trong giai đoạn vừa qua, số lượng du khách Châu Âu đến Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó chủ yếu là du khách từ các nước: Anh , Pháp, Đức. Trong năm 2009, lượng du khách Pháp đến Việt Nam đạt mức 182.000 lượt, Anh là gần 106.000 lượt và Đức là gần 38.000 lượt, nếu cộng cả ba thị trường này thì lượng khách sẽ là hơn 384.000 lượt khách, chiếm hơn 9% tổng DKQT đến Việt Nam. Trong quý I năm 2010, lượng DKQT đến Việt Nam từ 3 thị trường này gần 200.000 người, chiếm 8,4% tổng lượng DKQT đến nước ta (phụ lục). Châu Âu cũng là thị trường có số lượng cuộc họp nhiều nhất trong năm 2008, chiếm 57% tổng số hội nghị, hội thảo trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp MICE của nước ta nên tập trung khai thác thị trường này trong thời gian tới.
Trong thời gian vừa qua, thị trường này luôn chiếm 1 trong 4 thứ hạng cao nhất của trong thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Năm 2000, lượng du khách đến từ Nhật Bản đạt 143.000 lượt nhưng đến năm 2007, con số này đã đạt tới 412.000 người, đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm 41,4%. Trong 3 tháng đầu năm lượng DKQT đến Việt Nam trong quí I năm nay. Du khách Nhật cũng là người có mức chi tiêu cao, trong đó 40% là vào việc mua sắm, nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Cũng như các thị trường khác, Nhật Bản cũng là một thị trường mà du lịch MICE của Việt Nam nên tập trung khai thác trong giai đoạn 2010-2015.
2.1.2. Nâng cấp và đa dạng hóa dịch vụ đi kèm
Để nâng cao chi tiêu DKQT trong thời gian sử dụng dịch vụ MICE ở Việt Nam một cách hiệu quả và lâu dài, các nhà kinh doanh cần nâng cao, cải tiến dịch vụ cung cấp về cả chất lẫn lượng. Đặc biệt, nâng cao chất lượng và sách lược lâu dài, là chìa khóa để tạo nên sức mạnh cạnh tranh thực sự của dịch vụ MICE của Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp nên tiến hành các biện pháp sau:
Một là đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch, liên kết các sản phẩm du lịch thành chuỗi liên hoàn. Chẳng hạn như du khách MICE đến Việt Nam có cơ hội tận hưởng nhiều dịch vụ đi kèm như Spa, golf, shopping, trượt cỏ, tham quan….bên cạnh mục đích ban đầu của chuyến đi. Theo đó, các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ MICE như Hanoitourist, Saigontourist, Viettravel..nên phối hợp với các khu giải trí liên hợp như Vina Pearl (Nha Trang), Đại Nam văn hiến (Bình Dương)…để có cho ra một sản phẩm du lịch – giải trí tốt nhất. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của du lịch MICE thế giới, đồng thời đảm bảo tăng chi tiêu của du khách MICE khi đến Việt Nam. Muốn như vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư cho công tác thăm quan, học thiết kế tour, khảo sát tuyến điểm du lịch mới do TCDL, Sở du lịch địa phương tổ chức cũng như không ngừng tạo ra cơ sở vật chất cho các dịch vụ mới.
Hai là xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt. Sự khác biệt về sản phẩm, độc đáo về dịch vụ vừa giúp MICE Việt Nam tránh khỏi sự cạnh tranh về giá với các cường quốc MICE trong khu vực, vừa cho phép các doanh nghiệp Việt Nam thu được lợi nhuận cao hơn do tính đặc thù thị trường MICE sẵn sàng chấp
nhận giá cao đối với sản phẩm độc đáo, mới mẻ. Chương trình kích cầu du lịch năm 2010 “Việt Nam - Điểm đến của Bạn” ban hành theo Quyết định Số 790/QĐ-BVHTTDL, ngày 08 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm rõ hướng đi này trong nửa cuối năm 2910 và định hướng tới năm 2015 một cách cụ thể sau:
Các doanh nghiệp lữ hành xây dựng nhóm các sản phẩm đặc trưng cho một số thị trường trọng điểm. Mỗi thị trường có ít nhất một tour khyến mại đặc biệt giới thiệu chào bán đến tận người tiêu dùng (đã có phí của các công ty du lịch nước ngoài), tạo điểm nhấn để hút khách du lịch. Lịch tình tour đề nghị sẽ bao gồm những chủ đề sau:
+ Văn hóa và lịch sử Việt Nam: các di tích lịch sử văn hóa và lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt
+ Lối sống và nghệ thuật truyền thống: tập trung giới thiệu về lối sống, phong tục tập quán truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
+ Các di sản thế giới của Việt Nam: các địa điểm di sản thế giới của Việt Nam.
+ Tài nguyên và di sản thiên nhiên của Việt Nam (sinh thái, mạo hiểm và vẻ đẹp thiên nhiên): hòa nhập vào thiên nhiên, chữa bệnh bằng thuốc nam, y học cổ truyền.
+ Sự thân thiện và mến khách của người dân Việt Nam. + Phong cảnh làng quê Việt Nam.
+ Các điểm mua sắm của Việt Nam: tập trung vào các hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc và các sản phẩm địa phương.
+ Ẩm thực và trái cây Việt Nam: Tổ chức các hội chợ ẩm thực và trái cây các vùng miền.
+ Các bãi biển đầy cát trắng và quyến rũ bên bờ Thái Bình Dương của Việt Nam.
Ba là, Chính phủ và TCDL và Vụ khách sạn nên áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng tương đối với các cơ sở kinh doanh, các địa điểm liên quan đến du lịch MICE, nhất là các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong việc
+ Xếp hạng Các khách sạn đạt chuẩn 3 đến 5 sao, ví dụ như: căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam của Tổng cục du lịch, bộ VH-TT-DL trong Quyết định 02/2001về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn; Tiêu chuẩn của các tập đoàn quản lý khách sạnn cao cấp quốc tế như Hilton, Sherreton; hay theo Tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu với các nấc phân chia: Deluxe/Luxury (5sao); Superior/Executive (4sao), Fristclass (3sao), Secondclass (2sao) và Economy/Standard (1sao)…
+ Đánh giá, xếp hạng hệ thống các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa- lịch sử cấp quốc gia và quốc tế, ví dụ như: căn cứ theo Quy định và hướng dẫn phân loại di tích được ban hành trong Điều 4 Luật di sản văn hóa, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ – CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa: hay căn cứ theo Tiêu chí công nhận di sản thiên nhiên-văn hóa thế giới do UNESCO ban hành…
+ Tổ chức bình chọn các cơ sở kinh doanh du lịch uy tín và chất lượng, ví dụ như: Chương trình Thương hiệu Quốc gia-Vietnam Value của Chính phủ Việt Nam, giải thưởng Sao vàng Đất Việt- Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, hay Cuộc thi “Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010” do người tiêu dùng bình chọn theo kết quả điều tra của báo Sài Gòn Tiếp Thị…
Công tác này vừa nhằm chuẩn hóa việc cung cấp dịch vụ cho khách MICE vừa gây dựng lòng tin về chuẩn mực du lịch Việt Nam trong DKQT, bởi lẽ cảm quan tốt của du khách về dịch vụ đang được thụ hưởng.
2.1.3. Chủ động thiết kế, tạo dựng phong cách, hình ảnh đặc trưng cho du lịch MICE của Việt Nam.
Đây là giải pháp được vận dụng nhân cơ hội Việt Nam được đăng cai nhiều sự kiện quốc tế trong thời gian tới. Cụ thể, các doanh nghiệp knh doanh MICE của nước ta có thể lấy các tiêu chí của mô hình 3H để định hướng cho công tác này. Đó là sự kết hợp của 3 yếu tố:
Hình 3.2: Mô hình 3H
Hositalit y
Vietnam’s MICE style
•Honest (chân thật): Đó chính là chữ tín trong kinh doanh. Nó chất vàng đảm bảo cho tất cả các dịch vụ và hình ảnh về du lịch MICE mà các doanh nghiệp lẫn các cơ quan hữu quan về MICE cung cấp cho DKQT, là cơ sở cho mọi sự phát triển về sau.
•Hospitality (hiếu khách): Đó là thái độ thân thiện đối với du khách không chỉ từ phía lãnh đạo, đội ngũ nhân viên phục vụ mà còn là mối quan hệ tốt đẹp giữa DKQT với các cơ quan công quyền và người dân địa phương.
•Heritage (kế thừa): Đó là sự thống nhất hài hòa giữa các biểu hiện tốt đẹp đối với du khách quốc tế với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đây là mức độ cao nhất của việc hình thành phong cách du lịch MICE của riêng Việt Nam
2.1.4. Đưa ra mức giá vừa cạnh tranh vừa hợp lý
Đây là một giải pháp hay để các doanh nghiệp MICE của Việt Nam phát huy ưu thế giá cả của mình trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu, nhanh chóng xác lập vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực. Ngoài những chiến thuật định giá, gắn kết sản phẩm và công tác marketing đã được trình bày trong phần biện pháp nâng cao mức chi tiêu của du khách MICE khi đến Việt Nam. Các doanh nghiệp MICE của chúng ta cần quán triệt 2 điểm sau:
Mức giá cả mà các doanh nghiệp MICE của nước ta sẽ thể hiện tính cạnh tranh trên những sản phẩm, dịch vụ mà DKQT có thể tìm thấy ở các nhà cung cấp MICE nào khác trong khu vực như giá cả đi lại, lưu trú và ăn uống. Bởi lẽ đây là dịch vụ cơ bản, có tính truyền thống của MICE, nên thường sẽ vấp phải cạnh tranh khốc liệt về giá, và khuynh hướng so sánh giá ở khách hàng.
Mức giá cả mà các doanh nghiệp MICE của nước ta sẽ thể hiện tính hợp lý trên những sản phẩm, dịch vụ riêng có của MICE Việt Nam. Đó là các dịch vụ đặc trưng, độc đáo chủ yếu được tạo ra bởi thế mạnh của nước ta về tự nhiên, văn hóa…như các di sản thiên nhiên thế giới, các lễ hội và các làng nghề truyền thống. Chính những đặc điểm tự nhiên và xã hội đó cho phép các nhà kinh doanh MICE
có một số lợi thế độc quyền trên các sản phẩm MICE đặc trưng cho Việt Nam, tạo cơ sở cho việc định giá thay vì chấp nhận giá.
2.2. Đầu tư