4. Tình hình cung cấp dịch vụ du lịch MICE của doanh nghiệp ở Việt Nam
4.1. Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MICE
4.1.1. Loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MICE
Các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch MICE phát triển mạnh, thích nghi dần cơ chế và đạt được những thành tích nhất định. Tính đến nay nhà nước đã có hơn 11.0000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 758 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch MICE là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty liên doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn.
4.1.2. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch MICE
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng chủ yếu huy động vốn từ chính phủ và các hỗ trợ đầu tư của nước ngoài. Từ năm 2001-2009 chính phủ đã cấp 4836 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng các hạ tầng ở các khu du lịch trọng điểm, cụ thể:
Bảng 2.1: Vốn ngân sách TW hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng năm 2001-2009
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Số vốn
(tỷ đổng) 266 380 450 500 550 620 750 620 700
Nguồn: Tổng cục du lịch, “ lịch sử ngành”
Vốn đầu tư nhà nước dành cho ngành du lịch nói chung đa phần tăng dần qua các năm, riêng năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên vốn đầu tư có giảm giảm nhẹ còn hầu hết ở các năm đều giữ vững mức tăng trung bình 11%-13% một năm. Bên cạnh nguồn vốn từ Trung ương, các doanh nghiệp cũng thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án của FDI vào Việt Nam. Các con số được cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào ngành du lịch Việt Nam (2001-2009)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Số dự án 04 25 13 15 17 23 48 26 154
Số vốn
(triệu đô) 10,3 174,2 239 111,1 123,5 1.015 2.012 9.126 2.483
Nguồn: Tổng cục du lịch, “một số thành tựu của ngành du lịch”
Các dự án (FDI) chủ yếu là đầu tư vào xây dựng nâng cấp hệ thống khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp, tiếp đến là các dự án về xây dựng và phát triển các khu du lịch mới, xây dựng trung tâm thương mại. Theo thống kê của bảng 2.2, số dự án tăng đều ở các năm và tăng vọt vào năm 2007 nhưng sau đó giảm mạnh vào năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên đến năm 2009, con số các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực du lịch đã tăng vọt, một tín hiệu đáng mừng cho sự khởi sắc của ngành du lịch.