Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 54 - 57)

III. Đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế theo loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2000-

2. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-

2010-2015

2.1. Định hướng

Định hướng phát triển du lịch MICE tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 đã được Nhà nước và Tổng cục du lịch cùng các cơ quan hữu quan xác định bao gồm những nội dung chính sau:

Tiến hành xây dựng và cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường pháp lí trong lĩnh vực du lịch MICE. Nhà nước và TCDL cần tạo lập môi trường pháp lí và kinh doanh thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển mạnh trong giai đoạn kế tiếp. Trong đó, cần tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về ngành du lịch nói

chung và du lịch MICE nói riêng theo hướng xóa bỏ các rào cản về thủ tục hành chính.

Tăng cường vai trò của các ban ngành, cơ quan chức năng trong việc định hướng thị trường và tổ chức xúc tiến du lịch quốc gia nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác tổ chức, quản lí hoạt động du lịch MICE. TCDL phải đóng vai trò đầu tàu hoạch định chiến lược Marketing quốc tế, thực hiện quảng bá hình ảnh quốc gia nhằm tiếp thị thành công Việt Nam như là một trong những điểm đến DLQT nổi bật nhất. TCDL cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch MICE tại Việt Nam chủ động đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường du lịch MICE thế giới và khu vực khẳng định vị thế cạnh tranh mở rộng thị phần, tăng cường thu hút du khách MICE quốc tế và Việt Nam.

Tăng cường tính chủ động, nhạy bén của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch MICE.Các doanh nghiệp cần phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và nhạy bén trong tổ chức quản lí hoạt động kinh doanh du lịch MICE thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và có trình độ cao, đặc biệt là đội ngũ nhân viên Marketing và tổ chức các chương trình sự kiện nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của du khách MICE quốc tế, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp.

Tăng cường công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững. Nhà nước chủ động phối hợp chặt chẽ với TCDL và các ban ngành, cơ quan chức năng trong việc ban hành các chính sách, qui định tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch MICE, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch MICE không được tổ chức tour cho khách đến các địa điểm nhạy cảm về môi trường và khuyến khích tổ chức các chương trình tham quan thân thiện với môi trường.

2.2. Mục tiêu

Trong các giai đoạn kế tiếp mục tiêu chung của ngành du lịch Việt Nam chính là phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiên tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đồng thời huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [27].

Bên cạnh đó, ngành du lịch Việt Nam cũng cần duy trì tốc độ phát triển mạnh mẽ và bền vững trong những năm kế tiếp. Tất cả những hoạt động nêu trên đều nhằm đưa Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Trong đó, mục tiêu cụ thể trước mắt phải phấn đấu đến hết năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực và trở thành một điểm hấp dẫn của du lịch thế giới và đến năm 2015 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực với hệ thống cơ sở kĩ thuật tương xứng, với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mang màu sắc văn hóa Việt [28]. Trong giai đoạn 2010- 2015 du lịch MICE Việt Nam cần đạt được những bước tiến lớn, để trở thành một trong những địa điểm MICE được yêu thích nhất khu vực.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể:

Trong giai đoạn 2010-2015 mục tiêu cụ thể của du lịch MICE được Nhà nước và Chính Phủ xác định như sau:

Trước mắt, trong năm 2010, du lịch MICE Việt Nam cần đạt được những mục tiêu sau:

Thứ nhất, về số lượng DLQT đến Việt Nam: ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đến hết năm 2010 sẽ đón được 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế với nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 11,4%/năm [28]. Trong đó lượng khách du lịch MICE cần chiếm từ 15-25% đạt mức 1 triệu đến 1,5 triệu lượt khách.

Thứ hai, về thu nhập tư hoạt động du lịch: phấn đấu năm 2015, doanh thu du lịch đạt 4,0-4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm dịch vụ du lịch (GDP) năm 2015 đạt 5,3% tổng GDP cả nước với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,0- 11,5%/năm. Đối với du lịch MICE doanh thu từ hoạt động này cần chiếm từ 30- 40% tổng doanh thu du lịch, ước tính đạt từ 1,2 đến 1,8 tỷ USD.

Thứ ba, về phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch: để phát triển du lịch MICE cần tiến hành nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương và chú trọng đầu tư xây mới và nâng cấp các hệ thống KS, phấn đấu đến hết năm 2015 có trên 350.000 phòng KS, đáp ứng nhu cầu lưu trú cao của du khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm tới [28], cả nước cần phải có ít nhất 3 trung tâm hội nghị, triển lãm đạt chuẩn quốc tế, nâng cấp sân bay quốc tế cùng hệ thống các sân bay nội địa.

Trong giai đoạn từ năm 2010-2015, du lịch MICE Việt Nam cần tập trung phát triển theo chiều rộng, tăng cường thu hút du khách MICE quốc tế, nâng cao mức thu nhập từ hoạt động này từ 1,5 đến 2 lần so với giai đoạn 2006-2010, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều sâu, sau đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ MICE trong giai đoạn 2015-2020. Trong giai đoạn này, Việt Nam phải trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w