Cơ hội và thách thức trong việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 62 - 65)

ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Giai đoạn 2010-2015 sẽ là thời kỳ chứng kiến những biến động và thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới và khu vực do sự thay đổi về vị thế giữa các cường quốc trong khu vực, trong quá trình phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. Do đó, đây là khoảng thời gian chứa đựng nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức đối với ngành du lịch nói chung và hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình dịch vụ MICE của Việt Nam nói riêng.

1. Cơ hội trong việc nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010-2015 Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Trong giai đoạn 2010-2015, du lịch MICE Việt Nam có khả năng thu hút nhiều khách du lịch MICE quốc tế nhờ cơ hội sau:

Thứ nhất, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực được thế giới đánh giá là có ngành du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng phát triển nhanh trên thế giới dựa trên những lợi thế nổi bật của khu vực này. Trong đó, Việt Nam được hầu hết các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá như là “một điểm sáng mới của du lịch MICE” trong khu vực.

Thứ hai, các cường quốc MICE trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc-Hồng Kông, Malaysia đã trở nên quá quen thuộc với du khách quốc tế. Trong khi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam vẫn chưa được các nước khám phá hết. Đồng thời, các địa điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực đang trong giai đoạn phải đối mặt với nhiều bất ổn về mặt chính trị như bạo động, khủng bố, và nhất là hàng loạt những thiên tai lớn ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều du khách. Do đó, theo nhận định của hầu hết các chuyên gia thì Việt Nam là một điểm đến thân thiện với sự ổn định chính trị cao, phần nào tạo nên sự an tâm cho du khách quốc tế.

Thứ ba, kể từ sau sự kiện gia nhập WTO và hàng loạt các sự kiện quốc tế khác, Việt Nam đã đang và sẽ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Do đó, Việt Nam trở thành một điểm đến của du lịch MICE để các đối tượng du khách này có thể tìm các cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường.

Thứ tư, trong giai đoạn 2010-2015, Việt Nam chắc chắn sẽ là nước chủ nhà cho nhiều sự kiện quốc tế như: Hội nghị thường niên toàn cầu về Hiệp Hội học liệu mở (OCWC) tại Hà Nội vào năm 2010, Hội nghị thường niên của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tại Hà Nội năm 2011…và có thể là Cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2011, Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 27 vào năm 2013, Á Vận Hội vào năm 2014. Những sự kiện trên sẽ góp phần tạo niềm tin cho khách DLQT về khả năng phát triển của du lịch MICE tại Việt Nam trong tương lai.

Thứ năm, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 đã đặt ra yêu cầu khách quan về việc hợp tác quốc tế giữa các tổ chức và các quốc gia trên toàn thế giới, do đó, nhu cầu về một địa điểm nhóm họp an toàn về an ninh và hợp lý về chi phí là tất yếu. Vì vậy, Việt Nam, với mặt bằng giá cả thấp hơn so với các nước trong khu vực, bên cạnh chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, sẽ trở thành lựa chọn khả thi nhất cho bài toán kinh tế trong thời kỳ “thắt lưng buộc bụng” đối với các nhà tổ chức sự kiện và khách tham gia trong thời gian tới.

2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội nêu trên, du lịch MICE Việt Nam cũng phải đối diện với những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển. Đó là:

Thứ nhất, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vì vậy du lịch MICE Việt Nam phải chịu sự gay gắt từ các “cường quốc MICE” trong khu vực như Singapore, Thái Lan hay Hong Kong – Trung Quốc, Malaysia hay Úc. Các quốc gia này có lợi thế rất lớn trong kinh nghiệm tổ chức và quảng bá du lịch MICE và xây dựng được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường này.

Thứ hai, Việt Nam nằm trong khu vực thường xuyên có sự biến đổi lớn về thời tiết và khí hậu gây ra những trận bão lớn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của du lịch MICE của nước ta nhất là khu vực miền Trung, khu vực được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển du lịch MICE nhất nước ta.

Thứ ba, hiện nay dịch vụ du lịch MICE chủ yếu do các công ty lữ hành lớn cung cấp, chiếm gần như toàn bộ thị phần của loại hình du lịch này tại Việt Nam. Tình trạng này sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty, các công ty lớn và nhỏ. Bên cạnh đó, trong tương lai hoạt động này có hạn chế khả năng phát triển của du lịch MICE tại Việt Nam.

Ngoài ra, du lịch MICE cũng vướng phải những vấn đề của du lịch quốc tế nói chung đó là:

Thứ nhất, công tác tiếp nhận đơn xin giải quyết và châp thuận cấp thị thực nhập cảnh (visa). Theo phản ánh của những đơn vị kinh doanh du lịch này, đây là thách thức ảnh hưởng nhiều nhất tới việc Việt Nam thành một điểm đến du lịch toàn cầu. Theo số liệu tính toán, GDP của ngành du lịch đã bị thiệt hại khoảng 10%, ước tính tương đương với 350 triệu Đô la Mỹ, do du khách không chắc chắn sẽ được chấp thuận nhập cảnh vào Việt Nam. Vì vậy theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam nên đẩy nhanh quy trình giải quyết như: cấp thị thực tại nơi đến và cấp thị thực qua mạng.

Thứ hai, việc ban hành và thực hiện Thông tư của Nghị định 29 về đặt văn phòng đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài ở Việt Nam hai năm trôi qua vẫn chưa có tiến triển, Điều này khiến các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rằng, họ không thể thành lập những văn phòng đại diện để hỗ trợ phát triển số lượng khách đến Việt Nam.

Thứ ba, quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước với qui mô và tốc độ nhanh cùng với việc tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn làm hẹp dần không gian du lịch.

Thứ tư, tốc độ đổi mới và hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lí và khuyến khích phát triển du lịch quốc tế của Nhà nước, Chính phủ từ trung ương đến địa phương vẫn còn quá chậm so với thực tiễn. Áp lực từ chính sách thuế, lệ phí, tỷ giá hối đoái, giấy phép, thủ tục hải quan vẫn còn tương đối cao đối với doanh nghiệp du lịch và khách du lịch quốc tế.

Thứ năm, du lịch Hà Nội TP.HCM trong thời gian tới sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trong và ngoài khối ASEAN về thị trường khách Trung Quốc như Cua-la-lum-pơ (Ma-lai-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan) và Sin- ga- po. So về cơ sở hạ tầng nước ta còn yếu và đặc biệt chúng ta không thể cạnh tranh với các đối thủ về số lượng các khu mua sắm, hiện đại bậc nhất và hoạt động giải trí về đêm hấp dẫn của nước bạn.

Cuối cùng, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty hoạt động không giấy phép, kinh doanh không lành mạnh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ du lịch nói chung đã ảnh hưởng khá lớn đến uy tín các doanh nghiệp khác, đồng thời tác động xấu đến hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 62 - 65)