4. Tình hình cung cấp dịch vụ du lịch MICE của doanh nghiệp ở Việt Nam
4.2. Đầu tư của doanh nghiệp vào cơ sở hạ tầng
Xuất phát từ yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch MICE đã chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.Theo báo cáo từ hệ thống các KS lớn trong cả nước thì giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là 3 năm gần đây tình trạng thiếu phòng dành cho khách du lịch MICE thường xuyên xảy ra. Chính từ thực trạng đó mà giai đoạn 2000-2010, nhiều KS, khu nghỉ mát đạt chuẩn 3-5 sao đã nâng cấp và xây mới, nhằm mở rộng khả năng phục vụ khách du lịch MICE. Sau đây là bảng thống kê số lượng khách sạn 3-5 sao qua các năm:
Bảng 2.3: Số lượng các KS 3-5 sao tại Việt Nam qua các năm:
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
5 sao 18 22 25 31 35
4 sao 48 56 79 88 95
3 sao 116 138 157 172 184
Tổng 182 216 261 291 314
Nguồn: Tổng cục du lịch, “chuyên trang tổng kết 50 năm phát triển du lịch” (2010)
Từ năm 2000 đến năm 2005, số phòng KS Việt Nam đã tăng 72%, đạt 95.700 phòng. Trong giai đoạn 2005-2010, các dự án đầu tư hàng triệu đô la trong và ngoài nước đã giúp nâng cao số lượng các KS khả năng cung cấp dịch vụ MICE, đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao một cách vượt bậc.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng cho du lịch MICE của nước ta còn được đặc biệt mở rộng bằng việc xuất hiện các trung tâm hội thảo- triển lãm với hàng chục phòng họp quy mô lớn, các phương tiện hiện đại phục vụ tác nghiệp báo chí, khu liên hợp khách sạn…chuyên phục vụ các hoạt động MICE. Điển hình là các công trình như:
Trung tâm tổ chức hội thảo – sự kiện & du lịch gọi tắt là trung tâm Cite thuộc Bến Thành Tourist vào năm 2004
Trung tâm triển lãm và hội chợ Sài Gòn đã bắt đầu được khởi công 20/7/2004, hoàn thành vào tháng 10/2005.
Trung tâm hội nghị quốc gia ở Hà Nội được hoàn thành vào tháng 10/2006. Về chất lượng dịch vụ cung cấp, trong giai đoạn vừa qua, hàng loạt KS, các khu nghỉ mát cao cấp của Việt Nam đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế ghi nhận sự cố gắng không ngừng của các doanh nghiệp trong việc cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt đến các du khách. Trong năm 2007, KS Sofitel Metropole tại Hà Nội, khu nghỉ mát Ana Mandara và dịch vụ chăm sóc sức khỏe Six Senses tại Nha Trang đã được độc giả của Tạp chí du lịch danh tiếng Travel and Leisure xếp hạng nằm trong “500 dịch vụ KS tốt nhất thế giới”, hai KS nổi tiếng tại Việt Nam là KS Sofitel Metropole tại Hà Nội và Park Hyatt Saigon tại TP.HCM bầu chọn là “Hai trong 16 KS kinh doanh tốt nhất ở Châu Á”, KS Sheraton Saigon được nhận giải thưởng “KS hoạt động tốt trong năm 2007” do Uỷ ban nhân dân TP.HCM bầu chọn. Năm 2008, du lịch Việt Nam tiếp tục nhận một
tin vui khi khu nghỉ mát cao cấp Furama Đà Nẵng được bầu chọn là “thương hiệu du lịch tốt nhất trong năm 2007” bởi độc giả của website SmartTravelAsia.com, một trong những website du lịch uy tín trên thế giới [32].