Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 74 - 77)

III. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế theo loại hình du lịch MICE của Việt Nam theo trong giai đoạn 2010-

2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp

2.2.1. Nguồn nhân lực

Công tác đào tạo, huấn luyện nhân lực của các doanh nghiệp MICE cần có được từ phía chính phủ để diễn ra một cách thuận lợi nhất. Do nhu cầu về lao động có trình độcuar du lịch MICE là khá lớn đối với nước ta hiện nay cho nên các doanh nghiệp thường sẽ chủ động hơn trong việc mời các chuyên gia MICE tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên. Nhà nước nên kết hợp điều kiện này của các doanh nghiệp với việc giảng dạy của các trường đào tạo về du lịch.. Ngoài ra, các cơ quan hữu quan có thể khuyến khích các doanh nghiệp MICE trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch địa phương bằng cách thỏa thuận hợp tác, đóng góp về mặt cơ sở vật chất giảng dạy.

Về phía doanh nghiệp MICE, giai đoạn 2010-2015, cần tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực.Trong đó, cần lưu ý rằng nguồn nhân lực đáp đáp ứng cho du lịch MICE có những yêu cầu đặc trưng, ngoài những kiến thức về nghiệp vụ du lịch, còn cần những nền tảng về Marketing, PR, kỹ năng hành chính văn phòng… và nhất là cần có một bằng cấp về tổ chức – PCO (Professional Conferrence/Convention Organizer)

Việc tích cự xây dựng và học hỏi tác phong công nghiệp, thái độ chuyên nghiệp trong quá trình phát triển MICe ở Việt Nam là một điểm mạnh nữa mà các doanh nghiệp kinh doanh MICE cần phát huy. Ở cấp độ doanh nghiệp, để ngày càng chuyên hơn trong cung cách làm viêc, các doanh nghiệp nên định kỳ gửi nhân viên của mình sang cường quốc MICE trong khu vực để tham quan, học hỏi hoặc có thể mời các chuyên gia về quản lý nhân sự của họ đến nước ta phổ biến và chia sẻ các kinh nghiệm tổ chức, quản lý và huấn luyện nhân viên. Ở cấp độ cơ sở, cục và tổng cục du lịch nên khảo sát, đánh giá mức độ cải thiện trong tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp; kịp thời nắm bắt chấn chỉnh các sai phạm cũng như xây dựng các khóa tập huấn, đào tạo.

Đặc thù của du lịch MICE đó là yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng; cụ thể là các khách sạn, khu resort, phương tiện vận chuyển phải đạt chuẩn do đối tượng khách là những người có thu nhập cao. Ngành du lịch Việt Nam nói chung và loại hình du lịch MICE ở nước ta nói riêng cần có những kế hoạch xây dựng để nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế hơn nữa. Định hướng là tạo ra lối kiến trúc hiện đại, “phong cách Việt” trong xây dựng, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu thẩm mỹ của người dân. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Hội kiến trúc sư các nơi và các cơ quan cấp duyệt đề án xây dựng. Về hội kiến trúc sư, nên có những buổi trao đổi, tìm hiểu về phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam và xu hướng xây dựng các công trình dân dụng hiện nay của nước ta để tạo nguồn cảm hứng; đồng thời nên tổ chức rộng rãi và phổ biến hơn nữa các cuộc thi thiết kế nhằm phát hiện các hướng đi đột phá, sáng tạo. Về phía các cơ quan cấp duyệt dự án xây dựng, không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế của công trình mà còn nên tham khảo ý kiến của Hội kiến trúc sư và thăm dò phản ứng của người dân về công trình sắp được xây dựng để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và cả thẩm mỹ.

sssss

Kết luận chương 3: Chương 3 đã đưa ra những dự báo về số lượng DKQT đến Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015, cũng như những mục tiêu, định hướng nhằm phát triển du lịch MICE trong giai đoạn kế tiếp. Kết hợp với bài học kinh nghiệm từ các cường quốc về du lịch MICE trong khu vực đã được đúc kết trong chương 1, cùng với các phân tích, đánh giá về tình hình phát triển của du lịch MICE ở nước ta hiện nay trong chương 2, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế đến Việt Nam thông qua du lịch MICE theo hướng phát triển bền vững trong 5 năm tới. Nhìn chung, các giải pháp mà tác giả đưa ra đều đòi hỏi sự vào cuộc của doanh nghiệp kinh doanh MICE, lẫn các cơ quan chức năng trực tiếp quản lý hoạt động này. Đặc biệt, để đảm bảo du lịch MICE của Việt Nam phát triển theo hướng bền vững trong giai đoạn 2010-2015, tác giả nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành khác trong xã hội với Ngành du lịch như một nhân tố quyết định sự thắng lợi trong công tác phát triển bền vững hoạt động du lịch MICE củanước nhà trong 5 năm tới.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài “ Tăng cường thu hút khách du lịch quốc

tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015” tác gỉa làm rõ việc phát triển du lịch MICE ở nước ta không những rất cần thiết mà còn giàu tiềm năng.

Ngoài ra, tác giả nhận thấy bên cạnh những thành tựu ấn tượng dễ nhận thấy, du lịch MICE ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010 vẫn còn nhiều hạn chế trong. Cụ thể như sau:

Về mặt kinh tế: Mức chi tiêu của du khách MICE vẫn còn thấp; tốc độ tăng doanh thu giảm mạnh qua các năm; hệ thống CSVC chưa bắt kịp sự tăng trưởng; tình trạng thiếu và yếu các club, hiệp hội ngành nghề,….; công tác quản lý của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập.

Về mặt xã hội – văn hóa: Nhiều tệ nạn, hoạt động ăn theo phát triển, diễn biến phức tạp; tồn tại bộ phận nông dân mất đất để xây dựng công trình phục vụ MICE…

Về môi trường: Công trình mới phá bỏ kiến trúc cổ xưa; Cảnh quan mới tạo ra không hài hòa, nghèo thẩm mỹ, Việc xây dựng làm ô nhiễm đất, cạn nguồn nước ngầm, thay đổi kết cấu sinh thái…

Như vậy, mặc dù đem lại doanh thu không nhỏ cho nước nhà, nhưng hoạt động thu hút du khách quốc tế bằng loại hình du lịch MICE của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010 vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố bất cập để đạt đến sự phát triển bền vững xét trên phương diện kinh tế, xã hội- văn hóa lẫn môi trường.

Trước thực tế đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua du lịch MICE trong giai đoạn 2010- 2015. Theo đó, các giải pháp được chia làm 2 nhóm:

Thứ nhất, nhóm các giải từ phía chính phủ được đề xuất nhằm phát huy các thành quả và khắc phục những hạn chế trong hoạt động thu hút DKQT của nước ta trên từng phương diện: kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường, để đảm bảo định hướng bền vững trong quá trình phát triển du lịch MICE ở nước ta.

Thứ hai, nhóm các giải pháp từ phía doanh nghiệp được xây dựng căn cứ trên những cơ hội và thách thức cho du lịch MICE ở Việt Nam trong thời gian tới, với mong muốn giúp hoạt động quốc tế của du lịch MICE của nước nhà có thể nắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức và tăng trưởng mạnh mẽ - tiền đề cho phát triển bền vững.

Nhìn chung, các giải pháp mà tác giả đưa ra đều đòi hỏi sự vào cuộc của các doanh nghiệp kinh doanh MICE, lẫn các cơ quan chức năng trực tiếp quản lý hoạt động này. Đặc biệt, để đảm bảo du lịch MICE ở Việt Nam phát triển theo hướng bền vững giai đoạn 2010-2015, tác giả đã nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành khác trong xã hội cùng với Ngành du lịch như một nhân tố quyết định sự thắng lợi trong công tác phát triển bền vững hoạt động du lịch MICE của nước nhà trong 5 năm tới. Mặc dù đã dành nhiều thời gian và kiến thức của mình trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhưng do hạn chế về thời gian, nguồn thông tin, tư liệu cũng như trình độ, năng lực của bản thân, đề tài vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót nhất định. Ví dụ, một số vấn đề nêu ra trong đề tài vẫn còn mang tính gợi mở, khái quát, chưa phân tích và đánh giá kỹ lưỡng. Vì vậy tác giả mong muốn nhận được nhiều hơn sự quan tâm, góp ý của các giảng viên các thầy cô trong hội đồng để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w