Quản lý và đa dạng hóa giáo dục vốn là những vấn đề vĩ mô khó khăn để hoàn thành cho tốt đối với mọi quốc gia nhƣng cũng là những vấn đề sống còn đối với nền giáo dục của một đất nƣớc. Vì trên thực tế, nếu nền giáo dục có đầy đủ nhân tài, vật lực nhƣng không có ngƣời đầu tàu lãnh đạo, thâu tóm, nắm bắt thì sẽ không thể phát huy hết đƣợc những điểm mạnh thuộc tính cá thể trên. Bên cạnh đó, nếu các nguồn lực đầy đủ thậm chí dƣ thừa mà nền giáo dục không linh hoạt, chậm đổi mới, lạc hậu thì cũng sẽ lãng phí nguồn lực đó. Do vậy, ổn định và phát triển quản lý và đa dạng hóa giáo dục là một vấn đề cần đƣợc quan tâm một cách cẩn trọng và thƣờng xuyên. Ngay cả khi đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cho nền giáo dục đại học nƣớc nhà, Việt Nam vẫn cần luôn luôn đặt cho mình câu hỏi: liệu khâu quản lý nhƣ hiện giờ đã đƣợc chƣa? Đã thích hợp với hoàn cảnh của đất nƣớc và thế giới chƣa? Và những gì mình dạy đã đáp ứng đƣợc nhu cầu phát sinh của xã hội chƣa? Phải quản lý và đa dạng hóa nhƣ thế nào để phát triển đƣợc thƣơng hiệu đã phải khổ công xây dựng bao lâu nay?
Đầu tiên là khâu quản lý và thứ yếu nhất là phải quản lý nhân lực. Từ trƣớc đến giờ, quản lý dù chỉ là một nhóm ngƣời chƣa bao giờ là điều đơn giản. Trong khi đó, quản lý trong giáo dục đại học luôn là một thách thức ở tầm vĩ mô. Một cán bộ quản
http://svnckh.com.vn 75
lý ngành giáo dục không chỉ quản các cán bộ công chức khác mà còn phải có trách nhiệm với một số lƣợng lớn học sinh, sinh viên. Đây mới là những thành phần khó kiểm soát do tính chất không đồng đều về trình độ, nhận thức cũng nhƣ hoàn cảnh. Muốn duy trì và phát triển thành công thƣơng hiệu giáo dục đại học Việt Nam, các cán bộ quản lý cần thiết phải đi sâu đi sát vào những chi tiết đó, từ đó mới bao quát, tổng hợp và tìm ra đƣờng hƣớng tốt nhất cho tập thể mà mình lãnh đạo. Thực tế này đòi hỏi các cán bộ quản lý phải thật sự là những ngƣời đƣợc đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình điều hành một tập thể lãnh đạo. Hiện nay, ở Việt Nam, còn rất nhiều cán bộ quản lý giáo dục đi lên từ giáo viên lâu năm, có lí lịch và thành tích tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thị trƣờng, chỉ kinh nghiệm thôi chƣa đủ. Vì vậy, thiết nghĩ Việt Nam cần tiến hành đào tạo cán bộ quản lý một cách toàn diện hơn đặc biệt là để phát triển thƣơng hiệu bền vững. Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam chƣa có nhiều trƣờng chuyên đào tạo giảng viên hay cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, trong tƣơng lai, khi thƣơng hiệu giáo dục đại học Việt đã đƣợc xác lập, ta cần quan tâm hơn đến khối trƣờng này. Chỉ có nhƣ vậy, cán bộ quản lý giáo dục mới có thể đủ kĩ năng, linh hoạt để đối phó với mọi tình huống trong công việc.
Bên cạnh đó, những ngƣời thuộc thành phần quản lý đặc biệt là hiệu trƣởng cần giữ vững đƣợc định hƣớng giáo dục của trƣờng mình. Ví dụ nhƣ ban đầu đã xác định trƣờng mình là trƣờng chuyên đào tạo về ngôn ngữ thì không nên đào tạo sinh viên về kinh tế hay quản trị kinh doanh kể cả liên kết với các trƣờng khác để đào tạo. Lí do là vì mỗi ngành yêu cầu đào tạo mỗi khác, kể cả các môn cơ sở; vì vậy, nếu chỉ gói gọn trong vòng 4 năm thì các đơn vị kiến thức của sinh viên không thể đảm bảo đƣợc nhƣ các trƣờng chuyên trách. Nói cách khác, việc các trƣờng hiện nay mải chạy theo xu thế xã hội, hƣớng theo các ngành nghề đang nổi mà quên mất nhiệm vụ chuyên trách của mình sẽ làm loãng nền giáo dục đại học Việt Nam đồng thời sẽ đƣa vào xã hội một số lƣợng không ít sinh viên có bằng cấp nhƣng không đảm bảo về nghiệp vụ.
http://svnckh.com.vn 76
Ngoài ra, công tác quản lý hiện nay không thể chỉ dựng lại ở quản lý nhân lực và công tác giảng dạy mà còn phải tiến tới quán triệt ý thức giáo dục đến từng cá nhân bao gồm giáo viên và đặc biệt là sinh viên. Cần loại bỏ những tƣ tƣởng gian lận, học tủ, học gạo của sinh viên và khiến sinh viên hợp tác vì một môi trƣờng đào tạo trong sạch, hiệu quả hơn. Muốn nhƣ vậy thì từng giáo viên phải thắt chặt kỉ luật trong lớp, trong thi cử cũng nhƣ giảng dạy nhiệt tình, sáng tạo hơn. Có nhƣ thế thƣơng hiệu giáo dục đại học Việt Nam mới không rơi vào cảnh “đánh trống bỏ dùi”, qua giai đoạn hô hào, khẩu hiệu là mọi việc lại quay trở lại vị trí ban đầu.
Tuy nhiên, song hành với việc giữ vững định hƣớng giáo dục của từng trƣờng đại học, Việt Nam lại cần đến sự đa dạng hóa của cả nền giáo dục. Thế nào là đa dạng hóa? Đa dạng hóa là khi nền giáo dục đại học có thể bắt kịp với đà tiến của nhân loại. Cụ thể hơn là, khi xã hội đã trở nên văn minh hơn, nhiều thành tựu khoa học công nghệ đƣợc áp dụng vào cuộc sống thì giáo dục cũng phải đƣợc hiện đại hóa. Rất nhiều quốc gia ở các khu vực khác nhau đã thành công trong việc áp dụng công nghệ cao trong giảng dạy. Trong khi chủ yếu ở Việt Nam mới chỉ dùng đến bảng đen, phấn trắng để giảng bài thì ở các nƣớc khác, máy tính, máy chiếu đã là những giáo cụ thông thƣờng. Đồng thời, đa dạng hóa giáo dục cũng có nghĩa là giáo dục phải bắt kịp đƣợc với nhu cầu thực tiễn của nhân loại mà nói một cách nôm na là, khi xã hội phát sinh ra nghề nghiệp gì mới, nền giáo dục phải kịp thời nghiên cứu và đào tạo ngành nghề đó. Tuy nhiên, đa dạng hóa không có nghĩa là đi ngƣợc lại với giữ vững định hƣớng giáo dục mà hai yếu tố còn bổ sung lẫn nhau. Giữ vững định hƣớng giáo dục sẽ khiến công tác đa dạng hóa trở nên có trật tự hơn khi quy hoạch, ràng buộc các khối trƣờng vào nhiệm vụ đào tạo chuyên trách của mình. Cần nhớ rằng, đa dạng hóa cũng đòi hỏi nền giáo dục một sự đào tạo đồng đều, có sự phân bổ rõ ràng và hợp lý giữa các ngành nghề khác nhau. Thƣơng hiệu giáo dục đại học Việt Nam thực sự phát triển khi và chỉ khi chất lƣợng đầu ra của sinh viên đƣợc đảm bảo và thể hiện cụ thể thông qua các ngành nghề của Việt Nam có thể tăng trƣởng nhờ lực lƣợng nhân công chất lƣợng cao. Vì vậy, đa dạng hóa mà vẫn phải đào tạo đồng đều tất cả các ngành nghề, không thể vì
http://svnckh.com.vn 77
một ngành nghề đang nổi mà lơ là đào tạo các ngành nghề khác. Để thực hiện điều này cần đến sự hợp tác và “hi sinh” của các trƣờng đại học toàn quốc để có thể duy trì công tác đào tạo các ngành nghề ít hoặc không sinh lời.
Cả hai công tác quản lý và đa dạng hóa giáo dục nói trên phải đƣợc tiến hành song song để đảm bảo việc đa dạng hóa luôn đƣợc kiểm soát một cách đúng đắn.