Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Tình hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam và giải pháp phát triển thương hiệu (Trang 33 - 39)

1. Nguồn nhân lực

1.3. Giải pháp đề xuất

1.3.1. Đào tạo đội ngũ giảng viên theo quy trình chuyên nghiệp và khép kín. Trong bối cảnh hiện nay, muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học, chúng ta cần đƣa tất cả các khâu vào một công đoạn khép kín bao gồm: đào tạo giảng viên chất lượng cao có trình độ đại học; đưa giảng viên ra nước ngoài tu nghiệp, học

http://svnckh.com.vn 30

hỏi kinh nghiệm; kiểm định chất lượng giảng viên định kì. Bên cạnh đó, chế độ đãi

ngộ đối với giảng viên cần đƣợc quan tâm xem xét. Việc đầu tƣ vào đội ngũ nhân lực phải đƣợc xác định là quá trình lâu dài thậm chí không đem lại kết quả nhƣ kỳ vọng nhƣng vẫn phải nỗ lực đầu tƣ không ngừng.

Giai đoạn 1: thắt chặt đào tạo giảng viên ngay từ trong giảng đƣờng sƣ phạm. Vì vậy, cần thiết nên thắt chặt hơn nữa việc đánh giá công tác thực tập của sinh viên, có những đánh giá đúng mức đối với những sáng tạo mà sinh viên đƣa ra, thậm chí khuyến khích sinh viên mở rộng thành đề tài nghiên cứu riêng biệt. Từ đó có thể thúc đẩy tinh thần đào sâu suy nghĩ, không ngừng hoàn thiện, đổi mới bản thân của sinh viên. Đối với những sinh viên không thuộc khối ngành sƣ phạm nhƣng đƣợc giữ lại trƣờng làm giảng viên, sau khi học xong các môn chuyên ngành của trƣờng còn phải tham dự thêm một khóa học nghiệp vụ sƣ phạm để đảm bảo khả năng giảng dạy sau này. Những đối tƣợng nêu trên cũng vẫn cần một sự nghiêm khắc trong vấn đề chấm báo cáo thu hoạch thực tập bởi những kiến thức chuyên môn của họ cũng chính là những gì sau này sẽ đƣợc truyền đạt lại cho thế hệ sinh viên kế tiếp. Mặt khác, có thể để các trung tâm tƣ nhân giảng dạy về kỹ năng sƣ phạm cạnh tranh với nhau và giảng viên trẻ tự tìm những trung tâm tƣ nhân có điều kiện giảng dạy về kỹ năng sƣ phạm phù hợp để trau dồi thêm kỹ năng bản thân. “Chứng chỉ kỹ năng nghề nghiệp” nên đƣợc tổ chức dƣới dạng thi và dự giờ trong thời gian dài, giảng viên đáp ứng đƣợc yêu cầu truyền đạt của một ngƣời giáo viên thông thƣờng sẽ đƣợc cấp chứng chỉ mà không bắt buộc phải qua đào tạo của một nơi cụ thể nào, chỉ cần đó là một trung tâm đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề.

Giai đoạn hai: tiến hành đƣa cán bộ giảng dạy và quản lý giáo dục ra nƣớc ngoài để học tập phƣơng pháp của trƣờng đại học các nƣớc phát triển. Trên thực tế, để đạt đƣợc mục tiêu đƣa giáo dục Việt Nam bắt kịp giáo dục thế giới không cách nào hay hơn là học tập từ chính các quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy, việc đƣa giáo viên Việt Nam ra nƣớc ngoài tu nghiệp, nâng cao kiến thức chuyên ngành, đẩy

http://svnckh.com.vn 31

mạnh hợp tác nghiên cứu với các trƣờng đại học nƣớc ngoài là một nhu cầu thiết yếu. Đây cũng là một cách để đào tạo thêm nhiều chuyên viên nghiên cứu và giảng viên chất lƣợng cao với kinh phí vừa phải. Khi vấn đề trao đổi sinh viên đã rất quen thuộc thì cần phát triển thêm vấn đề trao đổi giáo viên. Việt Nam có thể tiến hành chính sách đƣa giảng viên sang một số nƣớc tiên tiến học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và khi mang về nƣớc phải liên tục đƣợc nhắc lại, đào sâu nghiên cứu để có thể vận dụng một cách thành thục. Sau giai đoạn vận dụng thành thục những gì học hỏi đƣợc, ta sẽ phải tự vạch ra con đƣờng để đổi mới bản thân, một con đƣờng cộp dấu Việt Nam. Đây là lúc để Việt Nam bắt đầu xây dựng một thƣơng hiệu riêng cho giáo dục ĐH với những phƣơng pháp mới có thể áp dụng rộng rãi với các nƣớc đang phát triển có cùng điều kiện kinh tế. Mặt khác, không nên lãng phí nguồn nhân lực là những giáo viên sắp đến tuổi về hƣu, tuy thông tin và phƣơng pháp giảng dạy không đƣợc mới mẻ nhƣ thế hệ giáo viên trẻ nhƣng lại có ƣu điểm là kiên nhẫn, gia đình đã ổn định nên có thể tập trung hơn vào chuyên môn. Đối với những đối tƣợng giáo viên này, Nhà nƣớc và các trƣờng cần tổ chức các khóa tập huấn bồi dƣỡng trình độ để các thầy cô có thể tiếp cận với phƣơng pháp giảng dạy mới và các kỹ năng cần thiết khác. Hoạt động này cũng đƣợc các quốc gia trên thế giới hết sức chú trọng.

Quốc gia Bắt buộc? Yêu cầu

Trung Quốc Có 240 giờ mỗi chu kỳ 5 năm

HongKong Không

Nhật Bản Có 300 giờ cho năm thứ nhất, 30 buổi trong năm thứ 10

Hàn Quốc Có 182 giờ trong năm thứ năm

Singapore Không

Đài Loan Có 90 giờ mỗi chu kỳ 3 năm

Bảng 2: Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên ở các nước Đông Á (Nguồn: Asia – Pacific Journal of Techer Education&Development, December 2002)

http://svnckh.com.vn 32

Việt Nam cũng cần học tập các quốc gia này trong việc bắt buộc công tác bồi dƣỡng trình độ cho giảng viên đại học và cần đƣa ra đƣợc định mức cụ thể nhƣ trên.

Giai đoạn 3: Tiến hành kiểm tra chất lƣợng giảng viên định kì để đảm bảo đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo bồi dƣỡng giảng viên đại học chất lƣợng cao và cũng là để kiểm tra việc phát huy những kiến thức thu đƣợc trong giảng đƣờng đại học thời sinh viên và từ việc tu nghiệp nƣớc ngoài. Công tác kiểm tra này có thể thông qua hai hình thức: cứng và mềm. Phần cứng là phần bắt buộc đối với mọi giảng viên, cần đƣợc tiến hành chặt chẽ, quy củ nhƣ thanh tra đột xuất giờ dạy, giáo án. Phần mềm là phần không bắt buộc nhƣng cũng cần thực hiện một cách nghiêm túc nhƣ tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học từng cấp với phần thƣởng hấp dẫn để khuyến khích tất cả các giảng viên tham gia không phân biệt học vị và cấp kinh phí với những công trình khả thi. Trên thực tế, những ngƣời đã vào đƣợc ngành giáo dục đều có khả năng nghiên cứu khoa học và có đủ kiên nhẫn để nghiên cứu một công trình khoa học. Vì vậy, chỉ cần có động lực phù hợp chắc chắn họ sẽ thực hiện đƣợc rất nhiều công trình thiết thực có giá trị hoặc ít nhất là đóng góp đƣợc nhiều ý tƣởng đáng quý.

1.3.2. Quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của giảng viên nhằm tạo động lực nghiên cứu và cống hiến.

Hiện nay, mức lƣơng khởi điểm của giảng viên đại học mới ra trƣờng và làm cán bộ giảng dạy vào khoảng 2 triệu đồng/ tháng. Lƣơng bình quân của giảng viên đại học ở Việt Nam gấp khoảng 1.5 – 2 lần GDP bình quân đầu ngƣời5, so với GDP bình quân đầu ngƣời năm 2009 là 1052 USD/năm6 thì thu nhập của giảng viên trung bình vào khoảng 2500000 đ đến 3500000 đ. Đây là con số thấp trong khu vực và trên thế

5

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/09/16/3798-2/

6

http://svnckh.com.vn 33

giới, có thể tham khảo thống kê mức lƣơng trung bình của giảng viên đại học một số nƣớc phát triền và đang phát triển trên thế giới, con số cụ thể và tƣơng quan so sánh với GDP bình quân đầu ngƣời.

Hình: Mức lương trung bình của giảng viên đại học tại một số quốc gia (Nguồn: world bank, 2004-2007)

Hình: Tương quan so sánh thu nhập trung bình của giảng viên đại học so với GDP bình quân đầu người. (Nguồn: World Bank, 2004-2007)

Theo đó, các quốc gia đang phát triển có tu nhập của giảng viên đại học bình quân vào khoảng 5-7 lần GDP bình quân đầu ngƣời. Nhƣ vậy, mức lƣơng trung bình

http://svnckh.com.vn 34

và khởi điểm của giảng viên đại học cần đƣợc cơ cấu lại hợp lý và nếu lấy 5 lần GDP bình quân đầu ngƣời làm mốc thì mức lƣơng trung bình của giảng viên đại học nên vào khoảng 450 USD/tháng.

1.3.3. Nghiêm khắc, chặt chẽ trong khâu xét duyệt và quản lý học hàm, học vị Thực tế, theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm thông tƣ 10/2009 do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 7/5/2009 và quy chế cấp học hàm Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, có thể thấy các tiêu chuẩn đề ra tƣơng đối khắt khe và đầy đủ. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ vấp phải 2 tình trạng phổ biến: một là xào nấu lại những đề tài cũ, lỗi thời hoặc có sáng tạo, có đổi mới nhƣng lại thiếu tính khả thi. Bên cạnh đó, tình trạng làm bằng giả vẫn đang diễn ra trên diện rộng và phức tạp.

Cả hai yếu tố này đều chỉ có thể bị ngăn chặn dƣới sự can thiệp mạnh tay của nhà nƣớc cùng với sự phối hợp của các nhà trƣờng. Bƣớc đầu trong công tác thắt chặt xét duyệt học vị là phải kiểm soát chặt chẽ tính mới và hữu dụng của các công trình nghiên cứu khoa học. Các đề tài muốn đƣợc thông qua cần phải là những đề tài mới, có thể vẫn là khai thác những sự vật, hiện tƣợng cũ nhƣng cần đề ra đƣợc cách nhìn nhận mới ở những góc độ mới hoặc nếu đề tài nghiên cứu là những tồn tại trong xã hội thì cần phải đƣa ra đƣợc những giái pháp mới. Ngoài ra, những cái mới đó phải bảo đám đƣa đƣợc vào cuộc sống, trở thành con đƣờng để mọi ngƣời có thể đi theo, cách thức để mọi ngƣời làm theo. Nhƣ vậy mới có thể giảm thiểu đƣợc số lƣợng những “tiến sĩ giấy” xa rời thực tế.

Một nghiên cứu sinh, trong quá trình xét duyệt học vị, ngoài các yếu tố nhƣ công trình nghiên cứu khoa học hay trình độ ngoại ngữ, trong bối cánh nguồn nhân lực giáo dục chất lƣợng cao đang thiếu hụt nhƣ hiện nay, nhà nƣớc cũng cần xét đến “kỹ năng mềm” của nghiên cứu sinh. Công tác này đồng nghĩa với việc để có đƣợc học hàm, học vị, nghiên cứu sinh buộc phải trải qua khâu kiểm tra về cách diễn đạt, khả năng ứng dụng những phƣơng tiện nghiên cứu khoa học mới. Đối với những nghiên cứu sinh là giảng viên, biện pháp này có thể tiến hành thông qua việc thành lập

http://svnckh.com.vn 35

hội đồng dự giờ xem xét chặt chẽ khả năng sƣ phạm của nghiên cứu sinh. Biện pháp này để đối phó với hiện trạng quá nhiều giáo sƣ, tiến sĩ dù học vị cao nhƣng trong quá trình giảng dạy, bài giảng vẫn chƣa đến đƣợc trọn vẹn với sinh viên do vẫn bảo thủ với phƣơng pháp dạy học thụ động cũ.

Một biện pháp nữa để cải thiện tình hình trình độ sƣ phạm không tƣơng xứng với bằng cấp là tiến hành thực hiện chủ trƣơng học hàm có thời hạn nhƣ các chứng chỉ ngoại ngữ trên thế giới hiện nay. Sau khi học hàm hết thời hạn, và trong một độ tuổi nhất định, học hàm có thể đƣợc tái cấp thông qua việc kiểm tra về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn cũng nhƣ đánh giá về những thành công, cống hiến cho nƣớc nhà thông qua các bài báo, bài giảng, đề tài nghiên cứu khoa học, ví dụ quy định cụ thể học hàm giáo sƣ phải có bao nhiêu công trình nghiên cứu hàng năm…Ngoài độ tuổi đó, ví dụ đối với những giáo sƣ đã có tuổi, học hàm có thể đƣợc giữ nguyên. Biện pháp này có thể giúp hạn chế tình trạng nhiều ngƣời sau khi đạt đƣợc học hàm không còn đào sâu tìm tòi đổi mới khiến “giá trị” của học hàm của Việt Nam không cao.

Một phần của tài liệu Tình hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam và giải pháp phát triển thương hiệu (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)