Giải pháp đề xuất:

Một phần của tài liệu Tình hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam và giải pháp phát triển thương hiệu (Trang 59 - 63)

4. Quản lý và định hƣớng giáo dục

4.1.3 Giải pháp đề xuất:

a. Thu hẹp quy mô đào tạo và thành lập hệ thống đánh giá độc lập

Các trƣờng đại học trọng điểm hiện nay nên thu hẹp ngành đào tạo và tập trung vào ngành đào tạo thế mạnh của trƣờng và chú trọng đào tạo theo chiều sâu thay vì mở nhiều hệ đào tạo non trẻ trong khi đã có những trƣờng chuyên sâu về đào tạo nhƣ hiện nay. Hệ thống đánh giá giáo dục cũng cần hoản thiện hơn. Điều này có thể áp dụng chính sách của Pháp và Mỹ. Tuy Mỹ cho phép mở trƣờng tự do nhƣng lại có những tổ chức đánh giá chất lƣợng nhƣ tổ chức CHEA (Council for Higher Education Accreditation)12. Ở Pháp, để đƣợc công nhận là kỹ sƣ thì chƣơng trình đào tạo phải đƣợc đánh giá và công nhận bởi tổ chức Cti (Commission des Titres d‟Ingénieur)13

. Việt Nam có thể lập một tổ chức để đánh giá (kiểm định) chất lƣợng các trƣờng, đƣa ra chuẩn để các trƣờng phải đạt đƣợc và công bố thông tin cho ngƣời dân. Việc đánh giá nên thuê hoặc hợp tác với các tổ chức uy tín của nƣớc ngoài.

b. Đa dạng hóa hình thức thi cử và đánh giá nhằm giảm thiểu yếu tố ngẫu nhiên Xu hƣớng chung của các trƣờng đại học công lập hiện nay là việc đánh giá các học phần phụ thuộc vào chỉ vài bài kiểm tra, thuyết trình với trọng số không cao, phần lớn điểm đánh giá phụ thuộc vào bài kiểm tra kết thúc môn học. Để cách đánh giá khách quan hơn, có thể đánh giá theo hình thức dãn điểm cả học phần. Theo đó, mỗi phần học của học viên sẽ đƣợc đánh dấu bằng một bài kiểm tra với trọng số điểm thấp (chỉ khoảng 10%, và không bắt buộc), những phần học tiếp theo cũng đánh dấu bằng

11

http://www.cti-commission.fr/IMG/pdf/plaquette-5.pdf

12

http://www.chea.org

http://svnckh.com.vn 56

những dạng kiểm tra với hình thức đa dạng và kiến thức cộng dồn từ những phần trƣớc đó, trọng số điểm đƣợc phân bổ đều. Bài kiểm tra cuối kỳ có thể có trọng số nhỉnh hơn một chút (khoảng 20% và bắt buộc tham gia để nhận điểm kết thúc học phần). Phƣơng pháp này có thể phân loại sinh viên tốt hơn tuy nhiên đòi hỏi nỗ lực của giảng viên là vô cùng cao do đó dẫn đến vấn đề chế độ đãi ngộ tiền lƣơng cho giảng viên phải đƣợc xem xét hợp lý. Đây là hình thức đƣợc ứng dụng ở nhiều trƣờng đại học ở các quốc gia phát triển nhƣ Anh, Pháp, Nhật… và một số trƣờng đại học ở Việt Nam nhƣ FPT (điểm kiểm tra cuối kỳ chỉ chiếm 30-40% trọng số, phần còn lại phân bổ đều cho các bài kiểm tra, làm việc nhóm…).

c. Nợ môn sau khi ra trƣờng. (áp dụng với nhóm trƣờng đại học trọng điểm) Một trong những lý do sinh viên ra trƣờng cầm tấm bằng tốt nghiệp loại ƣu của trƣờng đại học vẫn trong tình trạng chuyên môn yếu kém là do thời lƣợng học ở trƣờng đại học không bao giờ đủ để đào tạo cho sinh viên vừa có kiến thức vừa có kỹ năng làm việc. Mặt khác, thời gian học dài (trung bình thời gian học là 9-10 tháng/năm, cá biệt có trƣờng còn nhiều hơn) cũng gây cản trở việc sinh viên tự đi tìm hiểu, trau dồi kỹ năng chuyên môn trong thời gian học tập. Ngoài ra tâm lý học ăn xổi cho qua từng học phần cũng là một trong những yếu tố dẫn đến chuyên môn yếu kém của sinh viên đại học khi ra trƣờng hiện nay. Thực tế trên khiến cho uy tín của trƣờng đại học giảm sút. Với vấn đề này, có thể đề ra quy định “nợ” môn, cụ thể nhƣ sau:

Các trƣờng ĐH trọng điểm áp dụng quy chế thi lại 1 lần duy nhất chứ không học lại. Một trƣờng đại học có uy tín không thể duy trì chế độ đào tạo đi đào tạo lại.

Đối với những môn chuyên ngành, sinh viên học xong học phần không bắt buộc tham gia kỳ thi kết thúc học phần mà có thể đƣợc nợ môn trong một số năm nhất định sau khi ra trƣờng. Sinh viên ra trƣờng có thể đƣợc cấp giấy chứng nhận đã qua đào tạo tại cơ sở giáo dục tuy nhiên bằng tốt nghiệp chỉ đƣợc cấp khi sinh viên đã trả nợ đủ các môn chuyên ngành còn nợ với số điểm đảm bảo. Điều này làm phát sinh hai vấn đề cần lƣu ý đặc biệt nếu tiến hành áp dụng phƣơng pháp này:

http://svnckh.com.vn 57

+ Vấn đề quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin. Hiện nay việc quản lý cơ sở dữ liệu của các trƣờng đại học về cơ bản còn cồng kềnh và thiếu chuyên nghiệp. Để áp dụng đƣợc hình thức “nợ môn” hay còn gọi là linh hoạt kỳ thi đòi hỏi khâu quản lý cơ sở dữ liệu vô cùng quan trọng. Trƣớc mắt, chỉ có thể áp dụng hình thức “nợ môn có thời hạn”, theo đó sinh viên sau khi ra trƣờng sau một số năm nhất định không trả đƣợc hết các môn còn nợ thì sẽ không bao giờ đƣợc nhận bằng tốt nghiệp và mất quyền trả nợ. + Áp lực và kinh phí tổ chức thi cũng nhƣ chế độ lƣơng, thƣởng cho đội ngũ giảng viên, cán bộ trông và chấm thi do đòi hỏi các học phần phải đƣợc tổ chức thi vừa cho sinh viên trong trƣờng vừa cho sinh viên trả nợ. Vấn đề này trƣớc mắt khó có thể có phƣơng hƣớng giải quyết thỏa đáng do rủi ro kinh phí lớn là rất cao. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lƣợng đầu ra thực sự cần kiên trì và đầu tƣ kinh phí lớn để duy trì hình thức này. Sau một giai đoạn, xu hƣớng và tỷ lệ sinh viên thi ngay sau khi kết thúc học phần và sinh viên xin nợ sẽ đi vào ổn định và lƣợng kinh phí sẽ có thể dự trù đƣợc. + Rủi ro sinh viên không lấy đƣợc bằng đại học. Đây là rủi ro mang tính thực tế và rất có thể sẽ xảy ra. Nguyên nhân là do Việt Nam chƣa áp dụng nhiều việc đào tạo theo hình tháp hay tỷ lệ trƣợt bắt buộc trong các kỳ thi. Gần nhƣ 100% sinh viên vào trƣờng thì ra trƣờng đều cầm tấm bằng trên tay đi xin việc. Việc trƣợt, tăng ca, thi lại thậm chí chỉ là hãn hữu. Những sinh viên đó, sau vài năm chật vật vẫn kiếm đƣợc tấm bằng ra trƣờng. “Bằng đại học, dù của những trường uy tín ở Việt Nam, vẫn còn

khá rẻ”. Tuy nhiên để xây dựng thành công thƣơng hiệu thực sự có đẳng cấp thì phải

đặt sinh viên vào thử thách thƣờng xuyên, đảm bảo những sinh viên cuối cùng có tấm bằng đại học trên tay không chỉ vững về kiến thức mà còn thực sự có chuyên môn. Sự sàng lọc này sẽ tiết kiệm chi phí “sàng lọc lại” của các đơn vị tiếp nhận sinh viên mới ra trƣờng. Rủi ro sinh viên ra trƣờng không bao giờ quay lại lấy bằng đại học hay trả nợ môn cũng có thể xảy ra, tuy nhiên uy tín của trƣờng đại học sẽ chỉ đƣợc đánh giá đối với chất lƣợng những sinh viên đƣợc trƣờng cấp bằng tốt nghiệp thực sự. Do đó, phƣơng pháp nợ môn này sẽ đảm bảo giữ vững đƣợc uy tín của trƣờng đại học và gây dựng chất lƣợng đào tạo.

http://svnckh.com.vn 58

d. Cơ chế tuyển sinh đầu vào linh hoạt.

Cơ chế tuyển sinh đầu vào đại học ở Việt Nam so với nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi. Theo cách tuyển sinh ở các nƣớc phát triển điển hình nhƣ Pháp, Mỹ, hiện nay có 4 nhóm yếu tố thƣờng đƣợc xem xét khi xây dựng một hệ thống tuyển sinh đại học trên thế giới (1) kết quả của các kỳ thi, (2) kết quả học tập ở trung học phổ thông; (3) hồ sơ xin học, và (4) các yếu tố dân số nhƣ giới tính, dân tộc, tuổi tác, và điều kiện kinh tế - xã hội của ngƣời học. Theo đó, việc xóa bỏ hoàn toàn thi đại học mà chỉ dựa trên kết quả phổ thông hay duy trì chế độ thi đại học tốn kém nhƣ hiện nay đều không hiệu quả. Việt Nam đang thi hành chính sách thắt chặt đầu vào và nới lỏng đào tạo dẫn đến tình trạng học dồn lúc thi đại học và sau đó nhiều sinh viên „ăn chắc‟ có chỗ đứng trong trƣờng đại học nên hạ ý chí học tập. Cách khắc phục tốt nhất hiện nay là làm theo hƣớng ngƣợc lại, tức là nới lỏng đầu vào và thắt chặt đào tạo. Cụ thể:

 Nhóm trƣờng đại học trọng điểm và có uy tín: giữ nguyên tuyển sinh theo hình thức thi đầu vào nhƣ hiện nay, và có thể thêm chính sách học dự bị một năm bắt buộc trƣớc đại học. Sau năm dự bị sinh viên có hai lựa chọn: nếu muốn thực sự theo học thì phải tham gia tiếp kỳ thi lên đại học, nếu không đỗ hoặc không tham gia thì đƣợc cấp giấy chứng nhận đã học xong năm dự bị, sinh viên có quyền nộp hồ sơ vào trƣờng đại học top dƣới. Hình thức này đang đƣợc áp dụng cho nhiều trƣờng đại học tầm cỡ tại nhiều quốc gia Châu Âu.

 Nhóm trƣờng đại học đại chúng: có thể lựa chọn tuyến sinh theo hình thức xét điểm THPT kèm theo một kỳ thi nhỏ.

 Nhóm trƣờng ngoài ngân sách: Tùy chọn hình thức tuyển sinh, nhà nƣớc không bắt buộc theo hình thức nào.

d. Trong sạch hóa môi trƣờng doanh nghiệp

Đây là vấn đề khó khăn và nhạy cảm. Việc duy trì cơ hội việc làm theo đúng năng lực gần nhƣ là điều không thể trong bối cảnh hiện nay do chính quyền không thể

http://svnckh.com.vn 59

can thiệp ở tầm vi mô hay áp đặt cụ thể. Điều mà chính quyền có thể tác động đến phía doanh nghiệp là việc giảm thiểu bao cấp, đặt các doanh nghiệp vào môi trƣờng cạnh tranh thực sự, áp lực cạnh tranh sẽ giúp tinh giảm nhân lực chất lƣợng kém.

Một phần của tài liệu Tình hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam và giải pháp phát triển thương hiệu (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)