2. Cơ sở vật chất
2.2 Chất lượng cơ sở vật chất của các trường đại học trọng điểm còn nhiều bất
2.2.1. Diện tích khuôn viên còn hẹp so với số lƣợng sinh viên đào tạo
Xét theo bộ tiêu chuẩn xây dựng ban hành từ năm 1985 về quy mô các trƣờng đại học thì có thể nhận thấy thiết kế
ban đầu dành cho dung lƣợng sinh viên ít hơn nhiều so với hiện nay. Điểm qua một số trƣờng đại học trọng điểm nhƣ trƣờng đại học Bách Khoa Hà Nội, đƣợc quy hoạch vào những năm 1960 với khu ký túc xá thiết kế với dung lƣợng 2000 sinh viên tuy nhiên hiện nay diện tích đã giảm đi nhiều trong khi số lƣợng sinh viên theo học tăng
đến 10 lần. Đại học Ngoại Thƣơng, một trƣờng đại học có tiếng đang chờ xét duyệt trở thành trƣờng đại học trọng điểm của Việt Nam cũng nằm trong tình trạng “đất chật ngƣời đông”, sân chơi và sân thể thao cho sinh viên gần nhƣ không có.
http://svnckh.com.vn 39
Bảng 3: Quy định về quy mô các trường đại học theo TCVN 3981-1985
Sau 25 năm tức là ¼ thế kỷ, có thể nhận thấy diện tích đất đai của các trƣờng đại học chƣa đƣợc mở rộng ra nhiều tuy nhiên dung lƣợng sinh viên hiện nay so với quy định của Bộ tiêu chuẩn Việt Nam 1985 đã tăng lên nhiều lần. Có thể tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh của một số trƣờng đại học lâu năm và một số trƣờng “trọng điểm” của Việt Nam năm 2009 để đối chiếu với Quy định của Bộ tiêu chuẩn cũ.
Trƣờng đại học Chỉ tiêu tuyển sinh 2009
Đại học Bách Khoa 6370
Đại học Y 900
Đại học Ngoại Thƣơng HN 3100
Đại học Nông nghiệp 1 4060
Đại học sƣ phạm HN 2500
Đại học văn hóa HN 1100
Đại học Luật HN 1800
Đại học Mỏ - địa chất 3250 (hệ đại học và cao đẳng)
Bảng 4: Chỉ tiêu tuyền sinh một số trường đại học trọng điểm và đại chúng năm 2009 (Nguồn: Sách hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng 2009)
Nhân những con số lên với 4 hoặc 5 tƣơng đƣơng với số lƣợng sinh viên theo học tại cùng thời điểm của các trƣờng và đem đối chiếu với Bộ tiêu chuẩn 1985, chỉ tiêu tuyển sinh cho một khóa của các trƣờng đại học chỉ nên ít hơn từ 3 – 5 lần. Điều
http://svnckh.com.vn 40
này đồng nghĩa với việc mật độ diện tích tính cho số lƣợng sinh viên là không thể đảm bảo. Cùng với đó, tiêu chuẩn cụ thể cho việc thiết kế các giảng đƣờng, chiều cao giảng đƣờng, diện tích các khu vực phòng học, khu thể dục thể thao, quy định về tiếng ồn, mật độ khu dân cƣ xung quanh… cũng không đạt. Cụ thể trong nhóm đại học trọng điểm các trƣờng đều nằm sát khu dân cƣ thậm chí nhiều trƣờng đại học trọng điểm ở Hà Nội và TP. HCM nằm trong khu dân cƣ đông đúc, chật chội (ĐH Bách Khoa, ĐH Y Hà Nội, ĐH Ngoại Thƣơng). Hệ thống đại học Quốc gia hai miền đƣợc sự quan tâm lớn của nhà nƣớc với dự án cấp đất xây dựng ở khu Hòa Lạc nhƣng tính đến thời điểm này, năm 2010, sinh viên và giảng viên vẫn phải thuê học ngoài ở nhiều nơi để đảm bảo vấn đề đào tạo vì dự án chƣa hoàn thành. Vấn đề diện tích đất trên sinh viên cũng thấp, so với tiêu chuẩn 5ha, nhiều trƣờng đại học trọng điểm chỉ đạt ở mức dôi không nhiều (dƣới 10ha). Xét theo mật độ sinh viên mà nói, bình quân diện tích đất trên đầu ngƣời rất thấp điển hình là trƣờng đại học Ngoại thƣơng 2,04m2/sinh viên, Đại học Xây dựng 2,32m2/sinh viên... 7
2.2.2. Nghịch lý giữa việc đầu tƣ cơ sở vật chất mở rộng thƣơng hiệu với việc duy trì chất lƣợng đào tạo.
Tự chủ về tài chính đƣợc coi là vấn đề quan trọng nhất trong việc chuyển giao quyền tự chủ cho các trƣờng đại học. Công việc này đã đƣợc chính phủ xem xét triển khai từ sau Nghị định 10/2002. Mục đích chính của vấn đề tự chủ tài chính là đặt giáo dục vào trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh thực sự và chỉ có môi trƣờng cạnh tranh nhƣ thế thì chất lƣợng dịch vụ cung cấp mới đƣợc cải thiện dần dần. Tuy nhiên chính việc tự chủ tài chính này lại khiến nhiều trƣờng đại học đã đang hoặc sẽ rơi vào
7
http://svnckh.com.vn 41
vòng luẩn quẩn của nghịch lý giữa việc đầu tƣ cơ sở vật chất để phát triển thƣơng hiệu với việc duy trì chất lƣợng đào tạo. Điều này rất có hại cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam. Trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, một dịch vụ muốn xây dựng thành công thƣơng hiệu và giữ vững vị thế trên thị trƣờng thì đều phải đi từ chất lƣợng dịch vụ, tức là phải chấp nhận đầu tƣ không có lãi và nếu đặt yếu tố lợi nhuận trong giai đoạn xây dựng và hình thành thƣơng hiệu thì thƣơng hiệu không bao giờ có thể xây dựng thành công đƣợc.
Tuy nhiên, các trƣờng đại học hiện nay không phải là đã đƣợc đặt vào môi trƣờng cạnh tranh ngay từ khi thành lập mà phải chuyển từ giai đoạn bao cấp hoàn toàn sang tự chủ tài chính do đó nguồn vốn tự có hạn hẹp. Kinh phí hoạt động của các trƣờng đại học, bao gồm cả các hoạt động ngoài việc đào tạo, hoạt động xây dựng sửa chữa…xuất phát từ 3 nguồn chủ yếu:
Học phí (nguồn chủ yếu)
Kinh phí nhà nƣớc chu cấp hàng năm
Nguồn tài trợ từ bên ngoài (các tổ chức, cựu học viên…)
Trong bối cảnh tự chủ tài chính thì nguồn kinh phí từ nhà nƣớc sẽ bị hạn chế rất nhiều. Các trƣờng đại học hiện nay chƣa thực sự xây dựng đƣợc thƣơng hiệu nên nguồn tài trợ từ bên ngoài là nguồn thu không ổn định và cũng không thể đảm bảo cho những hoạt động thƣờng xuyên của các trƣờng đại học. Do đó, để có kinh phí hoạt động, nhiều trƣờng đại học phải trông chờ vào việc mở rộng các ngành đào tạo và tuyển sinh những ngành ngoài ngân sách. Thực tế, điều này có hại cho việc xây dựng thƣơng hiệu của nhà trƣờng.
http://svnckh.com.vn 42 ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU MỞ RỘNG NGÀNH ĐÀO TẠO, TĂNG CHỈ
TIÊU ĐỂ TĂNG NGUỒN THU TÀI
CHÍNH
CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO VÀ UY TÍN THƢƠNG HIỆU GIẢM
SÚT
Để có thể phát triển thƣơng hiệu và bộ mặt của nhà trƣờng, việc đầu tiên mà các trƣờng thực hiện và là việc có thể thực hiện nhanh nhất trong 4 yếu tố cần thiết để xây dựng thƣơng hiệu đó chính là đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất. Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên để có kinh phí hoạt động thì các trƣờng phải mở rộng chỉ tiêu đào tạo và mở thêm nhiều dịch vụ giáo dục khác nhƣ văn bằng hai, tại chức, chuyên tu hay thậm chí là nhận đào tạo cao đẳng liên thông lên đại học. Điều này khiến khoảng giãn cách giữa các sinh viên trong cùng môi trƣờng học tập có sự tăng lên, trình độ đầu ra không đồng đều khiến uy tín thƣơng hiệu cũng vì thế mà giảm. Khi uy tín thƣơng hiệu giảm, lẽ ra phải đầu tƣ để xây dựng thƣơng hiệu từ chất lƣợng thì do kinh phí hạn hẹp nên các trƣờng đại học vẫn nặng về vấn đề cơ sở vật chất mà ít chú ý đến việc đầu tƣ cho lâu dài nếu không có chủ trƣơng gì đặc biệt từ phía Bộ giáo dục. Do đó, việc đầu tƣ cho cơ sở vật chất lại tiếp tục tái diễn và vòng luẩn quẩn cũng vì thế mà không có điểm dừng, thƣơng hiệu giáo dục đại học không bao giờ xây dựng đƣợc.
http://svnckh.com.vn 43
2.2.3. Cơ sở vật chất của nhiều trƣờng đại học chƣa đáp ứng nhu cầu học tập.
Không thể phủ nhận vấn đề cơ sở vật chất của nhiều trƣờng đại học trong đó có cả những trƣờng có tiếng chƣa đáp ứng đƣợc tốt nhu cầu học tập của sinh viên và cung cấp môi trƣờng giảng dạy hoàn thiện cho giảng viên. Hệ thống khai thác thông tin nhƣ máy tính hay thƣ viện độ cập nhật và chất lƣợng còn nghèo nàn. Trong đợt kiểm định 20 trƣờng đại học đƣợc coi là hàng đầu của Việt Nam, mới chỉ có 16 trƣờng đạt cấp độ 2 (80-91% tiêu chí) và 4 trƣờng đạt cấp độ 1 (69-76% yêu cầu của bộ tiêu chí). Trong đó, xét riêng về vấn đề cơ sở vật chất, có 57,5% các trƣờng đạt tiêu chí về diện tích lớp học đủ cho hoạt động dạy và học, có ký túc xá cho sinh viên, sân bãi cho các hoạt động văn hóa, thể thao… Về phòng thực hành, thí nghiệm thì có tới 10/20 các trƣờng đƣợc đánh giá chỉ đạt 50% yêu cầu. 8