Giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Tình hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam và giải pháp phát triển thương hiệu (Trang 47 - 49)

2. Cơ sở vật chất

2.3. Giải pháp khắc phục

Khi nói đến vấn đề cơ sở vật chất cho các trƣờng đại học, giải pháp khắc phục chung mà báo đài thƣờng kiến nghị là việc đầu tƣ đổi mới trang thiết bị dạy và học, tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng và mở rộng các trƣờng đại học. Những nỗ lực từ phía nhà nƣớc không hề nhỏ. Bằng chứng là ngân sách chi cho giáo dục tăng đều đặn qua các năm và chi cho đầu tƣ phát triển có sự gia tăng lớn nhất. Cụ thể: Theo Vụ Kế hoạch Tài chính, trong năm 2010 ngân sách chi cho giáo dục hơn 4.856 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2009 (hơn 4.394 tỷ đồng). Trong đó, chi cho quản lý hành chính tăng 25,1%, chi đầu tƣ phát triển tăng 32,7% và chi cho Đề án 322 giảm 5,8%, sự nghiệp kinh tế giảm 29,9%. Nhiều hạng mục xây dựng của các trƣờng có sự đóng góp không nhỏ hoặc bao cấp hoàn toàn từ phía ngân sách nhà nƣớc nhƣ việc cấp ½ kinh phí xây dựng tòa nhà đa năng của trƣờng đại học Ngoại Thƣơng, đồ án quy hoạch chung xây

8

http://svnckh.com.vn 44

dựng Hà Nội trong đó có việc cấp đất xây dựng trƣờng đại học quốc gia Hà Nội và một số trƣờng đại học khác (tham khảo phụ lục 1)…

Nhƣ vậy, vấn đề không nằm ở nguồn kinh phí hay trình độ quản lý, vấn đề đầu tƣ cơ sở vật chất nằm ở chính sách lựa chọn và đầu tƣ của nhà nƣớc. Cụ thể:

+ Việc cấp đất và đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất cho nhóm những trƣờng đại học trọng điểm cần có sự bao cấp của nhà

nƣớc và phải hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận hoàn toàn.

+ Việc dãn đại học ra ven đô để đảm bảo diện tích đất và môi trƣờng học tập là chính sách đúng đắn nhƣng sẽ không hoàn thiện nếu không tính đến vấn đề giao thông. Có nhiều bài báo chỉ trích việc các trƣờng đại học “co cụm” trong đô thị chật hẹp với diện tích nhỏ hẹp,

môi trƣờng học tập không đảm bảo. Nhiều ý kiến so sánh thực tế này ở Việt Nam với nhiều trƣờng đại học ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới đƣợc xây dựng ở những khu riêng biệt, có không gian và khoảng cách với khu dân cƣ. Lý do chính của vấn đề này xuất phát từ hệ thống giao thông không hoàn thiện dẫn đến hạn chế sự di chuyển của bản thân ngƣời dân. Cán bộ giảng viên cũng không tha thiết với việc đi lại xa, bản thân sinh viên cũng luôn tìm chỗ trọ gần trƣờng và mong muốn học những trƣờng trong trung tâm thành phố, phƣơng tiện giao thông sẵn có hơn, dịch vụ cũng hoàn thiện hơn.

+ Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất không thể dàn trải và thiếu đồng bộ. Điều này cũng giống nhƣ việc trải nhựa một con đƣờng. Chỉ cần con đƣờng đó phải đào lên để thi công lại một vài đoạn thì điều này đồng nghĩa với việc phải bóc toàn bộ nền đƣờng cũ và trải nhựa lại hoàn toàn. Nếu chỉ trải nhựa theo kiểu “vá víu” thì không những

http://svnckh.com.vn 45

con đƣờng không đẹp thêm mà còn nham nhở hơn. Theo đó, xây dựng cơ sở vật chất cho một trƣờng đại học nên tập trung tiến hành từng thời điểm, không nên ngắt quãng làm nhiều thời gian tránh tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng ốc chỗ thì tối tân hiện đại, chỗ vẫn mang dáng vẻ bao cấp. Do đó, chính quyền nên có kế hoạch cụ thể từng năm hoặc từng thời kỳ đối với nhóm các trƣờng đại học trọng điểm, mỗi năm chọn một số trƣờng cùng một nhóm ngành cụ thể và đầu tƣ trang thiết bị cơ sở vật chất, xây dựng lại hệ thống giảng đƣờng, phòng thí nghiệm, thực hành…Việc lựa chọn từng thời kỳ xây dựng hoàn thiện “bộ mặt” của trƣờng nào phụ thuộc vào chính sách của nhà nƣớc và Bộ GD-ĐT sao cho đảm bảo tính công bằng và minh bạch.

Một phần của tài liệu Tình hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam và giải pháp phát triển thương hiệu (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)