Chế tài thi cử chƣa phản ánh đúng thực lực sinh viên

Một phần của tài liệu Tình hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam và giải pháp phát triển thương hiệu (Trang 57 - 58)

4. Quản lý và định hƣớng giáo dục

4.1.1. Chế tài thi cử chƣa phản ánh đúng thực lực sinh viên

Hiện nay, ở các trƣờng đại học, phổ biến 3 hình thức thi kết thúc môn học: Thi vấn đáp, thi luận, thi trắc nghiệm hoặc nửa trắc nghiệm, nửa tự luận. Tuy nhiên việc lựa chọn hẳn hình thức nào cũng không phải đã là tối ƣu.

Hình thức Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Thi vấn đáp

- Sinh viên phải học kỹ và có sự hiểu biết nhất định về môn học.

- Gian lận thi cử đƣợc loại bỏ hoàn toàn.

- Yếu tố chủ quan trong sự đánh giá của giảng viên không thể tránh khỏi.

- Việc học tủ và tâm lý “sẵn sàng hy sinh những phần phụ” không thể bị loại trừ. - Thời lƣợng thi ngắn, phạm vi câu hỏi hạn chế không bao quát hết đƣợc trình độ sinh viên.

Thi luận - Đòi hỏi kỹ năng vận dụng, phân tích từ những kiến thức đã học của sinh viên tốt.

- Sinh viên phải học sâu, chi tiết.

- Gian lận trong thi cử

- Lƣợng kiến thức kiểm tra đƣợc ít, tâm lý học tủ phổ biến.

Thi trắc nghiệm

- Thời gian thi nhanh, phạm vi câu hỏi rộng, có thể đi sâu vào nhiều khía cạnh thực tiễn.

- Đòi hỏi phạm vi học rộng tuy nhiên kiến thức không sâu, vấn đề học “ăn xổi” - Yếu tố may mắn trong thi cử còn lớn. - Rủi ro về kỹ thuật đối với những trƣờng áp dụng hình thức thi trên máy tính.

http://svnckh.com.vn 54

Thực tế, hình thức thi nào cũng có nhƣợc điểm riêng và việc phù hợp hay không không phải vấn đề lựa chọn hình thức thi nào mà là vấn đề tổ chức thi cử nhƣ thế nào. Hiện nay, phổ biến trong chế tài thi cử các trƣờng đại học là việc tổ chức thi một lần vào cuối kỳ hoặc kết thúc môn học với trọng số điểm cao, ngoài ra các bài kiểm tra trong quá trình học tập chỉ chiếm một trọng số tƣơng đối nhỏ. Chính điều này dẫn đến tâm lý học tập trung vào cuối kỳ của sinh viên. Với các bài kiểm tra trọng số nhỏ, nhiều sinh viên có thể “hy sinh” để sau đó “phục thù” bằng bài kiểm tra cuối kỳ hoặc hết môn. Với việc nhƣ vậy, sinh viên có thể không cần học nhiều, học sâu, kiến thức có thể trôi tuột rất nhanh mà vẫn đảm bảo đƣợc điểm số. Việc trọng số điểm tập trung nhƣ vậy không đánh giá đƣợc thực lực nỗ lực của sinh viên trong cả quá trình học tập cũng nhƣ không thể kết hợp đƣợc nhiều hình thức kiểm tra để kết hợp đƣợc các ƣu điểm của từng hình thức thi cử và loại bỏ đƣợc đến mức tối đa có thể.

Một phần của tài liệu Tình hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam và giải pháp phát triển thương hiệu (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)