đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, với sự nổ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, tỉnh An Giang đã từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt những thành tựu hết sức to lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất là kinh tế. Trong đó tiềm năng và thế mạnh của kinh tế nông nghiệp được khai thác và phát huy trong suốt quá trình đổi mới và phát triển ở An Giang. Khởi đầu là chính sách “tam nông” trong đó nông nghiệp được xác định là nền tảng – là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới, và nông thôn là địa bàn chiến lược.
- Thứ hai, cùng với quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghệ chế biến nông sản được đầu tư phát triển mạnh. Các cơ sở xay xát, lau bóng gạo không ngừng đổi mới công nghệ và tăng công suất, lượng gạo chế biến xuất khẩu tăng 64 lần so với năm 1986; chế biến thủy sản đông lạnh phát triển vượt bậc, năng lực chế biến toàn tỉnh đạt 85.000 tấn năm, với trình độ công nghệ hiện đại. Thủy sản ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Chế
biến rau quả xuất khẩu mới hình thành từ năm 1993 đến nay đã đạt sản lượng 7000 tấn/năm với các sản phẩm: đậu nành, khóm, nấm rơm, hạt điều nhân... Dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống con người, xuất khẩu tăng mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1988 đạt 15 triệu USD, năm 2005 đạt 329 triệu USD với các mặt hàng như gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh, may mặc, giày thể thao, thêu rua, hàng thủ công Mỹ nghệ. Cơ cấu xuất khẩu bắt đầu chuyển đổi nhanh trong thời kỳ 2001 – 2005 là một trong những biểu hiện rõ nét của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương theo hướng hiện đại.
Thứ ba, qua 20 năm đổi mới, tỉnh An Giang đã kết hợp khá tốt quá trình phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương. Vì vậy đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt, lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền ngày càng được củng cố vững chắc.