Bối cảnh lịch sử mớ

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 35 - 37)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

2.1.1. Bối cảnh lịch sử mớ

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng chưa từng có bùng nổ đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, tài chính, tiền tệ, năng lượng,... tiếp diễn mạnh mẽ, mở đầu cho cuộc đại khủng hoảng chung trên toàn thế giới. Nhân loại đứng trước những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết: Sự bùng nổ dân số, hiểm họa vơi cạn tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho sự sống con người, yêu cầu đổi mới để thích ứng với sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, chính phủ tư sản đã sớm nhận thức được yêu cầu và tiến hành đổi mới, đồng thời duy trì âm mưu chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước.

Sau thời gian dài xây dựng, mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới nói chung đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, sai lầm. Từ cuối thập kỷ 70 – đầu thập kỷ 80, tư tưởng đổi mới đã bắt đầu xuất hiện và ngày càng phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều nhận thức được: chỉ có đổi mới toàn diện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì mới phát triển được, đem lại những thành tựu to lớn và thể hiện được tính ưu việt thuộc về bản chất của chế độ. Nước xã hội chủ nghĩa láng giềng ta là Trung Quốc đã sớm nhận thức và tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1978, bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng.

Ở nước ta, đổi mới là bước phát triển tất yếu trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bởi vì: Về lý luận, đổi mới là đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự phát triển, tức là xem xét các sự vật – hiện tượng trong sự vận động và phát triển của chúng, phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể, như Mác từng nói: “chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là sự vận động hiện thực”.

Thực tiễn qua 10 năm khôi phục đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, với hai kế hoạch 5 năm (1976 – 1980, 1981 – 1985) theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và V, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên cho đến giữa năm 1986, chúng ta gặp không ít những

khó khăn và yếu kém do những sai lầm và khuyết điểm gây ra, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Thực tiễn đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng nhận thức và tiến hành đổi mới đất nước.

Đổi mới là đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhằm sửa chữa những quan niệm sai lầm về chủ nghĩa xã hội, khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một chế độ xã hội có khả năng phục vụ tốt nhất lợi ích chính đáng và hạnh phúc cho người lao động, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đẩy mạnh sự nghiệp các mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đồng thời cũng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng

Đường lối đổi mới đất nước đã chính thức được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), sau đó được điều chỉnh, bổ sung tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996) và Đại hội IX (3/2000). Đảng ta đã khẳng định: “Đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đất nước ta. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là đổi mới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả

bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp” [93, tr.64]. Theo quan điểm của Đảng, “công cuộc đổi mới phải được tiến hành toàn diện,

đồng bộ về tư duy, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đường lối đối nội, đối ngoại, trong đó đổi mới kinh tế làm trọng tâm” [93, tr.65].

Đường lối đổi mới do Đảng vạch ra đã mau chóng đi vào cuộc sống, phù hợp với ý nguyện của nhân dân, thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới. Đường lối đổi mới của Đảng đã được cụ thể hóa trong nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IV (1986). Trên cơ sở đó, thảo luận và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế phù hợp với thực tế của tỉnh thời kì đổi mới là: “lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là chế biến nông sản, thực phẩm hàng xuất khẩu, khai thác vật liệu xây dựng, tạo thêm việc làm và sử dụng cho hết lực lượng lao động, ổn định và tăng dần mức sống cho nhân dân, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Vận dụng nhuần nhuyễn hơn nữa cơ chế quản lý ứng dụng kịp thời có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy tinh thần cách mạng tiến công, khai thác mọi khả năng, tiềm năng sẵn có... Nhằm đưa sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà tiến lên một bước mới toàn diện, vững chắc hơn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [9, tr.13].

Đường lối đổi mới của Đảng và các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh tiếp tục được cụ thể, bổ sung trong các Nghị quyết V, VI, VII, VIII của Đảng bộ tỉnh trong các nhiệm kỳ.

Như vậy, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, V, VI, VII, VIII thông qua các lần Đại hội đại biểu đã cụ thể hóa thành phương hướng, nhiệm vụ giải pháp đổi mới phù hợp thực tiễn Tỉnh nhà. Vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa đường lối đổi mới phù hợp với tình hình địa phương là cơ sở nền tảng đầu tiên mang lại những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới của Đảng bộ và nhân dân tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)