Tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 53 - 56)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

2.2.2.2.Tiểu thủ công nghiệp

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, An Giang hết sức chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp trong và ngoài quốc doanh để giải quyết việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư và sản phẩm cho xã hội.

Từ năm 1986 đến năm 1991, nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp được tập hợp dưới các dạng hợp tác xã hoặc tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp trực thuộc các Liên hiệp xã huyện, thị. Năm 1986 toàn tỉnh có 74 hợp tác xã và 147 tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp như Long Xuyên có 11 hợp tác xã và 24 tổ hợp tác sản xuất các nghề cơ khí, vật liệu xây dựng, mộc, cao su; huyện Tân Châu có 2 hợp tác xã và 6 tổ hợp tác sản xuất thuộc các ngành nghề cơ khí, sản xuất đường kết tinh, dệt nhuộm... Tuy nhiên, do hợp tác xã và các tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp được ra đời mang hình thức gò ép bắt buộc, mang nặng tính bao cấp, hình thức. Đồng thời nhà nước chưa có các chính sách hỗ trợ cần thiết cho các tổ chức tập thể này vượt qua khó khăn ổn định và phát triển sản xuất nên số lượng các hợp tác xã, tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp giảm dần. Đến năm 1990 chỉ còn lại 6 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp và đến năm 1991, hầu hết các hợp tác xã và tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp đều tự động giải thể [111, tr.458].

Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương, tháng 6/1992 UBND Tỉnh An Giang ban hành chỉ thị 13/ CT – UB nhằm thực hiện các chính sách và biện pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm việc ưu tiên đầu tư các cơ sở hạ tầng và dịch vụ để phát triển các cở sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như mở rộng đường nông thôn, điện, điện thoại, kho tàng, bến bãi, và các chính sách khuyến khích về đất đai xây dựng mặt bằng cơ sở, vốn tín dụng, thuế..., đồng thời tạo điều kiện hợp tác tạo thành các hội ngành nghề. Năm 1992 có 2 hội ngành nghề đầu tiên ra đời là hội đan đát xã Kiến Thành huyện Chợ Mới với 310 hộ, 1.571 lao động và hội nghề mộc xã Long Điền A với 498 hộ và 950 lao động.

Tháng 5/1996, UBND tỉnh An Giang cho thành lập chương trình khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp An Giang, gọi tắt là chương trình khuyến công. Chương trình khuyến công cùng tập trung tạo điều kiện phần lớn cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, ưu tiên khuyến khích cho các cơ sở sản xuất ít vốn, thu hội nhanh, đi đôi với việc cải tiến kỹ thuật từng khâu, hoặc từng phần đối với ngành nghề truyền thống, góp phần thúc đẩy sự phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn một cách hợp lý.

Năm 1998, toàn tỉnh có hơn 17.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thu thút hơn 50.000 lao động, sản phẩm đa đạng phong phú và chiếm tỷ trọng 55 – 60% trong giá trị sản xuất công nghiệp địa phương. Đặc biệt là các ngành nghề truyền thống, các làng nghề đã hình thành từ lâu đời thu hút nhiều lao động như các nghề đan đát ở Chợ Mới, nghề rèn nông cụ cầm tay ở xã Phú Mỹ huyện Phú Tân, chế biến mộc dân dụng và mộc mỹ nghệ ở xã Mỹ Luông, Long Điền A Chợ Mới; sản xuất lưỡi câu ở xã Mỹ Hòa Long Xuyên; sản xuất đường thốt nốt ở Tri Tôn, Tịnh Biên; dệt lụa ở Tân Châu, đan đệm bàn ở Tri Tôn; đan lưới ở An Phú; sản xuất cân Treo ở Cái Dầu Châu Phú; đập đá thủ công ở Núi Sập Thoại Sơn; sản xuất rập chuột ở Bình Đức Long Xuyên và huyện Châu Thành[111, tr.459].

Các ngành nghề thủ công truyền thống nói trên đã hợp tác thành 234 tổ hợp tác quy tụ 5.564 hộ với hơn 21.000 lao động và được vay vốn dưới hình thức tín chấp có sự bảo lãnh của UBND xã, phường để đầu tư phát triển sản xuất từ các nguồn vốn của quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ hỗ trợ người dân tộc, ngân hàng phục vụ người nghèo hoặc các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, còn rất nhiều ngành nghề thủ công truyền thống cũng được hỗ trợ khôi phục và cải tiến về kỹ thuật, mỹ thuật để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân như: bánh phồng ở Phú Tân, tranh vẽ trên kiếng ở Chợ Mới, lò đất ở Châu Phú, dệt chiếu xuất khẩu Long An – Tân Châu, bó chỗi xã Phú Bình - Phú Tân; làng nghề bánh tráng xã Mỹ Khánh, se nhang phường Bình Đức, dầm chèo phường Mỹ Thạnh – Long Xuyên.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề, ngành nghề thủ công chủ yếu là trong và ngoài tỉnh; một số ít được xuất khẩu ra nước nước ngoài như: thêu rua sang các nước Châu Âu, se tơ sang Campuchia, Lào, Thái Lan, thảm lục bình gia công các công ty xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh.

Như Vậy, bước vào thời kỳ đổi mới công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có nhiều chuyển biến và đạt được nhiều thành tựu vượt bật. Tuy nhiên, nhìn chung các ngành sản xuất công nghiệp An Giang còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh còn thấp, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, phân tán, kỹ thuật công nghệ chưa theo kịp sự phát triển của thế giới, trình độ nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập, trừ các mặt hàng thủy sản, gạo và rau quả đông lạnh, đa số các sản phẩm đều có sức cạnh tranh kém trên thị trường.

Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VII, chuyển đổi cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng)

trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát huy và khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của địa phương, tỉnh An Giang thực hiện 2 chương trình “ chiến lược phát triển nông thôn An Giang đến năm 2020” và “chiến lược phát triển thị trường – Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh An Giang đến năm 2020”; trong đó ngành công nghiệp tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ nông nghiệp và chế biến nông thủy sản, hỗ trợ và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 53 - 56)