Y tế, thể thao

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 95 - 106)

KINH TẾT ỈNH AN GIANG TỪN ĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Tỉnh An Giang trong thời kỳ đất nước đổi mớ

3.2.3. Y tế, thể thao

3.2.3.1. Y tế

Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Y tế An Giang phải đối phó với những tác động của nền kinh tế thị trường, từng bước tháo gỡ khó khăn để thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thực hiện phương châm: Xã hội hóa công tác y tế, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, từ năm 1986 đến năm 2005 ngành Y tế đã kịp thời nắm bắt thời cơ, vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vượt qua khó khăn, thử thách xây dựng và phát triển ngành, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có một bước tiến dài và đạt nhiều thành tựu. Hệ thống tổ chức Y tế bao gồm y tế Nhà nước, y tế tư nhân phát triển khá nhanh, đảm bảo tốt việc phục vụ sức khỏe nhân dân, từng bước khống chế được các dịch bệnh, các dịch vụ y tế đa dạng hơn và chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn và từng bước hướng tới thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Cơ chế quản lý các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước cũng thay đổi, thực hiện thu một phần viện phí và phát triển bảo hiểm y tế đã giúp thêm nguồn kinh phí hoạt động cho sự nghiệp y tế trong điều kiện ngân sách đầu tư của Nhà nước còn hạn hẹp. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước đầu tư, ngành đã tranh thủ các nguồn từ các dự án viện trợ và hợp tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ (NGO) đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở y tế.

Đến nay, hầu hết cơ sở y tế khang trang, các trạm y tế đều được xây dựng kiên cố. Các cơ sở điều trị tuyến tỉnh dược trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao chuyên sâu giúp chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, giúp cứu sống được nhiều bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo; tuyến y tế cơ sở được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế cơ bản phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Các tiêu chí sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, năm sau tiến bộ hơn năm trước. Qua đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI) An Giang năm 2002 cho thấy việc chăm sóc tốt về y tế cả về phòng bệnh và chữa bệnh đã góp phần làm tăng nhanh tuổi thọ bình quân của người dân An Giang, tuổi thọ bình quân của người dân An Giang đã tăng lên 72 tuổi (năm 2002), tỷ suất tử vong chung đã giảm từ 7,9% năm 1979 xuống còn 5,8% năm 2004[2, tr.157].

Với phương châm dự phòng là chính, Ngành Y tế An Giang đã chủ động, tập trung làm tốt công tác ngăn ngừa, khống chế các dịch bệnh nên công tác phòng chống dịch bệnh đã đạt được

những thành tựu đáng kể: thanh toán hoàn toàn Dịch hạch từ năm 1979, đẩy lùi bệnh sốt rét trên 10 năm nay, đạt 3 mục tiêu không có dịch, giảm đáng kể số mắc và tử vong do Sốt rét ( từ só mắc trên 1.000 ca/năm trong những năm 1994 về trước, đến nay mỗi năm chỉ còn vài chục ca mắc và hầu hết là Sốt rét ngoại lai do lui tới các vùng sốt rét lưu hành ngoài tỉnh), khống chế tốt bệnh Tả, Thương hàn, giảm đáng kể số mắc và tử vong do sốt xuất huyết, các bệnh tiêu chảy, kiết lỵ,... Sáu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em trước đây đứng đầu danh sách các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ em, nay nhờ thực hiện tốt chương trình Tiêm chủng mở rộng nhiều năm liền nên đã thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh từ năm 2000, khống chế các bệnh Bạch hầu, ho gà, giảm đáng kể số mắc bệnh sở, bệnh lao... Ngành cũng đã triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, quản lý điều trị tốt các bệnh: lao, phong, tâm thần, thực hiện các chương trình can thiệp giảm tác hại của HIV/AIDS. Công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm đẩy mạnh nên số vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng giảm, hạn chế được số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với quy mô lớn.

Về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em có nhiều cải cách rõ rệt. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 01 tuổi đã giảm từ 42% trong những năm 1990, còn 27% năm 2004, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 78,2% trong những năm 1990, còn 34% năm 2004, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm bình quân hàng năm trên 2% (năm 1994:49,4%, năm 2004: 26,7%). Chương trình sức khỏe sinh sản ngày càng được đẩy mạnh, công tác quản lý thai sản ngày càng được nâng cao chất lượng do đó đã giảm rõ rệt các tai biến sản khoa, tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm dần qua các năm (năm 1996: 129/100.000 trẻ đẻ sống, năm 2004: 40/100.000 trẻ đẻ sống)[2, tr.158].

Bên cạnh sự quan tâm về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, ngành y tế đã sớm triển khai vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình (từ năm 1984), tổ chức kết hợp tốt với ngành dân số thực hiện hiệu quả các chiến dịch tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình đến tận vùng khó khăn, kiên trì thực hiện và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh bình quân hàng năm 0,42% (tỷ lệ tăng dân số năm 1979: 24,4%, năm 2004: 13,9%).

Về mạng lưới khám chữa bệnh: Từ con số hai bệnh viện tỉnh, 2 bệnh viện huyện với tổng số 620 giường bệnh tiếp quản từ chính quyền cũ để lại. Đến năm 2005 toàn tỉnh đã có 4 bệnh viện tỉnh (02 bệnh viện Đa khoa, 01 Trung tâm Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hamg Mặt và 01 Trung

tâm Tim mạch), 10 bệnh viện huyện và 12 phòng khám đa khoa khu vực với tổng số giường bệnh quốc lập là 2.554 giường, tỷ lệ giường bệnh/vạn dân: 11,61. Mạng lưới y tế tuyến xã với 150 Trạm Y tế xã (bình quân 01 Trạm Y tế xã có 10 giường bệnh) và trên 760 tổ y tế khóm ấp cùng với lực lượng công tác viên tại chỗ đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân [2, tr.159].

Chất lượng hoạt động khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao về mọi mặt, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác chăm sóc người bệnh được quan tâm đẩy mạnh theo hướng chăm sóc toàn diện.

Từ những năm đầu sau giải phóng, trong điều kiện kinh tế còn hết sức khó khăn, ngành Y tế đã vận dụng linh hoạt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tranh thủ mọi nguồn đầu tư từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đổi mới trang thiết bị cơ bản, thiết yếu cho các cơ sở điều trị từ tuyến tỉnh đến tận xã phường. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ năm 1995 đến nay từ nguồn đầu tư của ngân sách Nhà nước và tranh thủ các dự án viện trợ hợp tác quốc tế, các nguồn vốn tổ chức phi Chính phủ (NGO) ngành Y tế đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị ngày càng hiện đại, đồng bộ theo hướng thực hiện chuyên khoa hóa tuyến tỉnh và y tế phổ cập đối với tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh tại các cơ sở chữa trị.

Đến năm 2005, các bệnh viện tỉnh đã được trang bị nhiều trang thiết bị kỹ thuật cao: CT- Scanner, siêu âm màu, X quang, nội soi, máy lọc thận nhân tạo, xét nghiệm huyết học, sinh hóa, máy giúp thở, Monitoring theo dõi bệnh nhân..., các bệnh viện huyện, phòng khám khu vực, Trạm y tế xã đều được đầu tư các trang thiết bị y tế cơ bản phù hợp với trình độ chuyên môn kỹ thuật từng tuyến. Ngành cũng thường xuyên giáo dục tăng cường thi đua thực hiện y đức, củng cố việc thực hiện quy chế chuyên môn tại các cơ sở điều trị. Từ đó tạo được niềm tin của nhân dân, sức thu hút điều trị tại cơ sở y tế Nhà nước ngày càng cao.

Kết quả hoạt động khám chữa bệnh những năm qua cho thấy: bình quân số lần khám trên

đầu người dân tăng hàng năm từ 1,7 lần trong những năm 1976 – 1979 đã tăng lên 2,6 lần trong những năn 1980, trong thập niên 1990 tăng 3,8 lần và 4,3 lần những năm 2001 – 2004. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh nội trú các bệnh viện đều trên 90%, nhiều nơi quá tải, tỷ lệ chuyển bệnh lên tuyến trên giảm dần, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ra viện ngày càng cao, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện được hạ thấp dần từ mức bình quân 2,9% những năm 1976 – 1979 giảm dần còn 1,8% trong những

năm của thập niên 1980, 1,05% trong những năm 1990 và còn 0,39% trong những năm 2000 – 2004[2, tr.160].

Trong những năm qua, ngành Y tế đã tổ chức thực hiện tốt các đợt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, thực hiện tốt các giải pháp miễn giảm viện phí cho người nghèo, triển khai đến tận các Trạm y tế xã, phường tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản ngay tại nơi cư trú.

Thực hiện chương trình đem ánh sáng cho người mù nghèo, do Tỉnh ủy, UBND phát động. Từ năm 1999 – 2004 với sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm Mắt TP. HCM, sự hỗ trợ ngân sách của tỉnh, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. HCM, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, ngành y tế An Giang đã thực hiện phẩu thuật mắt miễn phí đem lại ánh sáng cho 9.969 người mù nghèo với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng, hoàn thành cơ bản chương trình xóa mù vào cuối năm 2003.

Hoạt động y tế bảo hiểm được triển khai phát triển đến tận Trạm Y tế xã phường, phục vụ kịp thời và đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ bảo hiểm y tế.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, với những chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của Nhà nước, mạng lưới hành nghề y dược tư nhân tại An Giang được củng cố và phát triển. Đến năm 2005, toàn tỉnh có 2.035 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, gồm 1.102 cơ sở hành nghề y. Trong đó có 3 bệnh viện tư nhân với 170 giường bệnh, 8 phòng khám đa khoa, 422 phòng khám chuyên khoa, 15 nhà hộ sinh, 662 cơ sở dịch vụ y tế và loại hình khác; 679 cơ sở hành nghề dược, 254 cơ sở hành nghề y học cổ truyền [2, tr.161]. Trong những năm qua mạng lưới hành nghề y dược tư nhân đã góp phần cùng y tế nhà nước phục vụ tốt sức khỏe nhân dân.

Đội ngũ cán bộ y tế An Giang những năm đầu mới giải phóng vừa thiếu vừa yếu, năm 1976 đội ngũ cán bộ y tế chỉ có 1. 562 người. Trong đó có 37 Bác sĩ, 8 dược sĩ đại học, 243 cán bộ trung học, 645 cán bộ sơ học. Ngoài sự thiếu hụt về cán bộ còn có sự chênh lệch về trình độ, mất cân đối giữa các tuyến. Từ những yêu cầu thực tế về nhân lực, từ 1986 - 2005 ngành đã tập trung đầu tư cho việc đào tạo, đào tạo lại và đào tạo liên tục để đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng cán bộ y tế cũng như từng bước nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, đáp ứng kịp thời chăm sóc sức khỏe nhân dân qua từng thời kỳ.

Năm 2005, đội ngũ cán bộ y tế An Giang với 4.353 cán bộ công nhân viên chức, có 799 bác sĩ (trong đó có 6 tiến sĩ, 16 Thạc sĩ, 4 bác sĩ chuyên khoa II, 178 bác sĩ chuyên khoa I), 481 cán bộ dược (4 dược sĩ chuyên khoa I, 50 dược sĩ đại học, 333 dược sĩ trung học và 94 dược tá), 1.175 y sĩ các loại, 908 điều dưỡng, 354 nữ hộ sinh, 96 kỹ thuật viên... Cán bộ y tế có trình độ sau đại học là 208 người chiếm tỷ lệ 4,78%, cán bộ đại học chiếm tỷ lệ 16,93%, cán bộ trung học 54,31%, cán bộ sơ học 15,68%. Tại tuyến xã 930 cán bộ y tế, bình quân một Trạm Y tế xã có 6,2 cán bộ y tế. Từ năm 2000, An Giang đã đạt 3 chỉ tiêu nhân lực y tế xã: 100% Trạm y tế xã có Bác sĩ, nữ hộ sinh, 100% các khóm ấp có nhân viên y tế hoạt động. So với năm 1976, tỷ lệ cán bộ y tế/vạn dân đã tăng 75,6% (năm 1976: 11,42 cán bộ y tế/10.000 dân, năm 2004: 20,06 cán bộ y tế/10.000 dân), tỷ lệ Bác sĩ/10.000 dân đã tăng 12,6 lần (năm 1976: 0,27 Bác sĩ/10.000 dân, năm 2004: 3,68 Bác sĩ/10.000 dân, tỷ lệ Dược sĩ đại học/10.000 đã tăng 3,16 lần ( năm 1976: 0,06 Dược sĩ đại học/10.000 dân, năm 2004: 0,25 Dược sĩ đại học/10.000) [2, tr.161].

Kết hợp y học cổ truyền và Y học hiện đại đạt được nhiều thành tựu trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, mạng lưới y học cổ truyền được củng cố, phát triển, góp phần hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở theo phương châm “Thầy tại chỗ, thuốc tại nhà”. Là tỉnh có vùng Bảy Núi dồi dào về nguồn dược liệu tự nhiên, có truyền thống lâu đời về trồng và sử dụng thuốc Nam, trong 20 năm qua Ngành đã tập trung xây dựng và phát triển nền y học cổ truyền của tỉnh nhà, kế thừa và phát triển được nhiều bài thuốc hay, phương thuốc dân gian hiệu quả.

Đến năm 2005, An Giang đã có mạng lưới y học cổ truyền phát triển rộng khắp từ tuyến tỉnh đến tận xã phường, 02 bệnh viện tỉnh đều có khoa Y học cổ truyền, các bệnh viện huyện đều có phòng chẩn trị y học cổ truyền và tại tuyến xã phường đều có tổ chẩn trị Y học cổ truyền phục vụ sức khỏe nhân dân. An Giang có lực lượng lương Y đông, các cơ sở hành nghề Y học cổ truyền tư nhân khá phát triển với 135 phòng chẩn trị Y học cổ truyền, 98 cơ sở kinh doanh thành phẩm thuốc Y học cổ truyền và 05 cơ sở kinh doanh dược liệu chưa bào chế, 16 cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền với trên 140 mặt hàng thuốc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc [2, tr.162]. Công tác kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại luôn được quan tâm củng cố và phát triển. Số lần khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền bình quân hàng năm chiếm khoảng 40 % tổng số lần khám chữa bệnh chung toàn tỉnh, số thanh thuốc Y học cổ truyền sử dụng bình quân hàng năm trên 6 triệu thang với trị giá trên 6 tỷ đồng và hầu hết là miễn phí. Việc ứng dụng và điều trị bệnh

bằng phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh... được quan tâm khuyến khích. Năm 2002, Hội châm cứu tỉnh đã được thành lập và đi vào hoạt động, đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới hội viên, ứng dụng châm cứu trong chữa bệnh. Năm 2004, Phòng khám Y học cổ truyền nhân đạo của Hội chữ thập đỏ ở tại huyện Tri Tôn được thành lập và đi vào hoạt động phục vụ khám chữa bệnh miễn phí cho trên 200 bệnh nhân/ngày, được nhân dân tín nhiệm.

Là tỉnh đầu nguồn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hàng năm điều chịu ảnh hưởng ngập lụt, ngành Y tế đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong mùa nước nổi theo phương châm: “ở đâu có dân ở đó có cán bộ y tế phục vụ chăm lo sức khỏe”. Với mạng lưới y tế cơ sở vững mạnh, tổ chức tốt lực lượng và với tinh thần phục vụ tận tụy, cán bộ y tế đã bám cơ sở, tổ chức phòng chống

Một phần của tài liệu KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 (Trang 95 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)